Tiêu chí đánh giá chất lượng khoai lang năm 2024

được chuyển đổi từ 10TCN 223-95 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011.

  1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (khảo nghiệm VCU) của các giống khoai lang mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống khoai lang mới.

1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt

1.3.1. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống khoai lang mới được đăng ký khảo nghiệm.

1.3.1.2. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống địa phương và đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất.

1.3.2. Các từ viết tắt

VCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Để xác định giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống khoai lang mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 – Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn đánh giá

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

1

Số ngày từ trồng đến hồi xanh

Hồi xanh

Ngày

Khi có 70% số khóm đã phục hồi và phát triển

Quan sát các cây trên ô

2

Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ

Hình thành củ

Ngày

Khi có 70% thân phân cành cấp 1

Quan sát các cây trên ô

3

Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống

Phủ luống

Ngày

Khi thân lá phủ kín toàn bộ luống

Quan sát các cây trên ô

4

Thời gian sinh trưởng (Số ngày từ trồng đến thu hoạch)

Thu hoạch

Ngày

Thu hoạch khi củ chín sinh lý, khoảng 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên.

Quan sát các cây trên ô

5

Sinh trưởng thân lá

Sau trồng 30, 60 và 90 ngày

1

3

5

Tốt

Trung bình

Kém

Quan sát các cây trên ô

6

Màu sắc thân

Sau trồng 30 ngày

Tím

Xanh

Xanh nhạt

Màu khác

Quan sát các cây trên ô

7

Dạng thân

Sau trồng 45

Đứng

Bán đứng

Bò lan

Quan sát các cây trên ô

8

Màu vỏ củ

Thu hoạch

Tím

Vàng

Trắng

đỏ

Màu khác

Quan sát màu vỏ vủ của mỗi giống

9

Màu ruột củ

Thu hoạch

Tím

Vàng

Trắng

Màu khác

Bổ củ, quan sát và đánh giá màu của ruột củ

10

Số khóm thu hoạch/ô

Thu hoạch

Khóm/ô

Đếm số khóm thực tế tại mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch

11

Khối lượng thân lá/ô

Thu hoạch

Kg/ô

Cân khối lượng thân lá tại mỗi ô thí nghiệm

12

Số củ và khối lượng củ/ô

Thu hoạch

Gam (g)

- Củ to (khối lượng > 250 gam)

- Củ trung bình (khối lượng 200-250g)

- Củ nhỏ (khối lượng<200gam)

Phân loại củ theo cỡ củ, đếm số củ và cân riêng từng loại (kg/ô)

13

Sâu đục dây

Khi thu hoạch

%

Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô.

14

Bọ hà

Khi thu hoạch

%

Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô

15

Bệnh xoăn lá

45 và 60 ngày sau trồng

%

Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị bệnh/ô

16

Bệnh thối đen

Khi bị hại

%

Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị bệnh/ô

17

Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận

Khi gặp điều kiện bất thuận

1

2

3

4

5

Không bị hại

Hại nhẹ, hồi phục nhanh

Hại trung bình, hồi phục chậm

Hại nặng, hồi phục kém

Chết hoàn toàn

Quan sát mức độ bị hại và khả năng hồi phục của cây sau khi gặp điều kiện bất thuận, đánh giá và cho điểm

18

Chất lượng thử nếm sau luộc: độ ngọt

Sau thu hoạch

7-10 ngày

1

3

5

Rất ngọt

Ngọt

Nhạt

Thử nếm và cho điểm

19

Chất lượng thử nếm sau luộc: Độ bở

Sau thu hoạch

7-10 ngày

1

3

5

7

Rất bở

Bở

Không bở

Nhão

Thử nếm và cho điểm

20

Hàm lượng chất khô

Phân tích sau thu hoạch 7-10 ngày

%

Phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm (khi có yêu cầu) theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

21

Hàm lượng tinh bột

Phân tích sau thu hoạch 7-10 ngày

%

Phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm (khi có yêu cầu) theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

22

Hàm lượng đường tổng số

Phân tích sau thu hoạch 7-10 ngày

%

Phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm (khi có yêu cầu) theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

3.1. Các bước khảo nghiệm

3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản

Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.

3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất

Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống khoai lang có triển vọng.

3.2. Bố trí khảo nghiệm

3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.2.1.1. Bố trí thí nghiệm

Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 14m2 cả rãnh, gồm 2 luống đơn (5m x 1,4m). Lên luống cao 30-40cm. Xung quanh thí nghiệm phải có ít nhất 1 luống bảo vệ.

Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được bố trí khảo nghiệm riêng.

3.2.1.2. Giống khảo nghiệm

- Số lượng dây giống gửi khảo nghiệm: Tối thiểu 200dây/1giống/1vụ/1điểm khảo nghiệm.

- Chất lượng dây giống: Dây bánh tẻ, dài 35-40cm, đốt ngắn chưa có rễ, sạch sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt.

- Giống khảo nghiệm không được xử lí bằng bất cứ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.

- Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm, khi gửi kèm theo “Bản đăng ký khảo nghiệm” và “Tờ khai kỹ thuật” (Phụ lục A, B)

- Phân nhóm giống: Gống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng như Bảng 2.

Bảng 2 - Phân nhóm giống khoai lang (ngày)

Nhóm giống

Vụ xuân

Vụ đông

Ngắn ngày

<105

<90

Trung bình

105-120

90-110

Dài ngày

\>120

\>110

3.2.1.3. Giống đối chứng

Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định.

Chất lượng dây giống phải tương đương với giống khảo nghiệm như quy định ở mục 3.2.1.2.

3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất

Diện tích: Mỗi giống ít nhất 1.000 m2/điểm, tổng diện tích không vượt quá mức quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giống đối chứng: Như quy định ở Mục 3.2.1.3.

3.3. Quy trình kỹ thuật

3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.3.1.1. Thời vụ

Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.

3.3.1.2. Yêu cầu về đất

Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, tơi xốp, có độ phì đồng đều, bằng phẳng, sạch cỏ dại và chủ động tưới tiêu.

3.3.1.3. Mật độ và khoảng cách trồng

Trồng luống đơn, mỗi ô thí nghiệm chia thành hai luống, trồng 50 dây trên một ô. Đặt dây giống phẳng dọc luống 5 dây/m, lấp đất sâu 5-10cm để chừa 3 lá đầu ngọn, ấn chặt cổ dây khi lấp đất.

3.3.1.4. Phân bón

- Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuống từ 10 đến 15 tấn hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, từ 60 đến 90kg N, từ 60 đến 90kg P2O5, từ 90 đến 120 kg K2O. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp.

- Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali

+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 20-25 ngày, bón số phân đạm còn lại

+ Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 20-25 ngày, bón số phân kali còn lại

3.3.1.5. Xới vun

- Lần 1: Khi bón thúc lần 1, vun nhẹ kết hợp làm cỏ.

- Lần 2: Khi bón thúc 2, cày xả luống bón phân và vun vồng cao.

3.3.1.6. Tưới nước

Bảo đảm độ ẩm đất 65-75% trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, đặc biệt vào các thời kỳ hình thành và phình to của củ. Ngừng tưới nước trước khi thu hoạch 2 tuần.

3.3.1.7. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật)

3.3.1.8. Thu hoạch

Thu hoạch khi củ chín sinh lý, biểu hiện là 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên.

Thu hoạch vào ngày nắng ráo, đất không quá ẩm. Phân loại kích cỡ và khối lượng củ theo quy định.

3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất

Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo khảo nghiệm cơ bản Mục 3.3.1.

3.4. Phương pháp đánh giá

3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.4.1.1. Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Riêng các chỉ tiêu về phản ứng của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn, ngập, nóng...) khi có yêu cầu thì bố trí thí nghiệm riêng với các điều kiện nhân tạo.

3.4.1.2. Các chỉ tiêu được theo dõi, đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây khoai tây theo quy định ở Bảng 1.

3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất

Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sau:

- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày trồng đến khi củ chín sinh lý.

- Năng suất: Cân khối lượng củ thu trên diện tích khảo nghiệm. Quy ra năng suất tạ/ha.

- Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.

- Ý kiến của người khảo nghiệm: Có hoặc không chấp nhận giống mới.

3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo Phụ lục C,D của Quy chuẩn này.

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Khảo nghiệm VCU giống khoai lang để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống khoai lang, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.