Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

Ai cũng công nhận ăn uống tại nhà thường ngon hơn vì hợp khẩu vị, bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, rẻ tiền và đặc biệt là vui hơn vì được quây quần, trò chuyện với người thân. Tuy nhiên, trong thời buổi công nghiệp, tổ chức tốt và duy trì bữa ăn gia đình là vấn đề không đơn giản. Để giải quyết phần nào điều này, bạn cần nắm rõ 10 bí quyết.

1. Đa dạng thực phẩm

Thực phẩm dù hoàn hảo tới đâu cũng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể cần từ 20 đến 30 loại thực phẩm khác nhau mới bảo đảm đủ chất. Muốn thế, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong thực đơn, mỗi thứ một ít để làm được nhiều món (mặn, canh, xào, thập cẩm... ) và phải chịu khó đổi món mỗi bữa.

2. Đủ chứ không cần nhiều

Không phải cứ ăn nhiều là đủ vì ăn uống không chừng mực, ăn nhiều hơn so với nhu cầu thì rất có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng (như béo phì, tim mạch, ung thư, đái tháo đường...). Tốt nhất là ăn vừa đủ với nhu cầu của từng người trong từng thời kỳ cụ thể.

Chẳng hạn, trẻ em và thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao thì bữa ăn cần bảo đảm hơn về chất và lượng; người lao động, đặc biệt là lao động nặng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn người làm việc văn phòng.

3. Đắt chưa hẳn bổ

Bữa ăn nên có cả thực phẩm động vật và thực vật. Nếu ngày nào cũng ăn thịt với trứng mà thiếu cá và đậu hũ thì rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch sẽ đến thăm sớm. Một người trưởng thành mỗi tháng cần ăn 1,5 kg thịt; 2 kg hải sản và 3 kg đậu hũ là có thể cân đối được lượng đạm.

4. Hợp khẩu vị

Để ăn ngon, không phải thức ăn cần được chế biến thịnh soạn mà cái cần là hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa hấp thu của từng người. Nhà có trẻ em thì không nên nấu mặn, nêm cay; có người già, người bệnh thì phải nấu chín mềm, lỏng loãng, nhiều bữa trong ngày...

5. Cân đối chất béo

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao nhất trong các loại thực phẩm nhưng không sử dụng quá nhiều cũng không nên kiêng khem quá mức, vì cả hai việc này đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần cân đối giữa béo động vật và béo thực vật. Uống sữa, ăn thịt heo đã có mỡ rồi thì nên dùng dầu ăn khi chế biến món ăn.

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

6. Càng ít đường tinh càng tốt

Chỉ nên sử dụng đường tinh dưới 20 g/ngày/người (khoảng 4 muỗng cà phê). Không nên dùng thường xuyên các món ngọt như chè, bánh ngọt, nước ngọt, sữa có đường...

7. Nhạt tốt hơn mặn

Thức ăn chế biến nhạt sẽ tốt hơn mặn vì để phòng tránh bệnh cao huyết áp. Lượng muối ăn mỗi ngày nên dưới 10 g/người (khoảng 2 muỗng cà phê) kể cả muối ướp cá, muối dưa cà, nêm canh xào...

8. Nhiều rau, củ, quả

Đây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giàu chất xơ thuận lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là chứa nhiều chất chống ôxy hóa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào và duy trì tuổi thanh xuân.

9. Mùa nào thức ấy

Lên thực đơn sẵn là cách chủ động để chuẩn bị cho bữa ăn gia đình lý tưởng. Tuy nhiên, cần linh hoạt mùa nào thức nấy và tình hình bữa chợ để thay đổi cho phù hợp.

10. Ba sạch

Thức ăn đem lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe nhưng nếu không bảo đảm vệ sinh thì trở thành mầm mống của nhiều bệnh tật. Để nâng cao sức khỏe và giúp bữa ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn, cần chú ý đến nguyên tắc ba sạch: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một bài review (đánh giá) ẩm thực tốt phải truyền đạt chính xác hương vị, kết cấu, mùi và cách trình bày món ăn của nhà hàng/ quán ăn. Bên cạnh đó còn đánh giá được về bầu không khí, nội thất, sự chu đáo của nhân viên, tốc độ phục vụ…

Bạn không thể đánh lừa khách hàng bằng cách viết lời khen ngợi (như món ăn rất ngon, tôi rất thích nó, các bạn nên đến thử…). Khách hàng thực sự thông minh và có thể dễ dàng xác định những gì là thật.

Do đó, viết một bài review tốt không phải đơn giản. Nếu như bạn đang không biết bắt đầu từ đâu vậy thì hãy thử ngay những gợi ý dưới đây.

Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm thông tin nhà hàng

Trước khi đến nếm thử món ăn, hãy tìm hiểu trước thông tin về nhà hàng/ quán ăn bao gồm:

  • Thực đơn
  • Khoảng giá
  • Giờ hoạt động và địa điểm
  • Nhà hàng có gì đặc biệt? (đầu bếp nổi tiếng, món ăn lạ, cách phục vụ độc đáo...)
  • Khách hàng mục tiêu của họ
  • Có cần đặt bàn trước hay không?
  • Có được hút thuốc hay không?...

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

Ảnh minh hoạ: Internet

Điều này sẽ giúp bạn có thêm rất nhiều thông tin để đưa vào các đánh giá.

Ví dụ: Nếu nhà hàng có đầu bếp trưởng được đào tạo ở Pháp, hay quán ăn này đã có hơn 30 năm tuổi…, bạn hãy sử dụng thông tin này trong phần đánh giá để khiến mọi người quan tâm hơn.

Việc xác định được khách hàng mục tiêu cũng giúp bạn xác định ‘tone & voice’ của bài viết và dùng ngôn từ cho phù hợp. Nếu khách hàng mục tiêu của họ là giới trẻ thì văn phong phải vui nhộn, hài hước, bắt trend.

Lên bố cục bài viết

Bố cục thường thấy nhất trong các bài viết reviews ẩm thực đó là theo cấu trúc thời gian. Bắt đầu từ khi bước chân vào nhà hàng cho đến khi rời khỏi nó. Việc này sẽ giúp người đọc mường tượng được rõ nhất hành trình của bạn.

Đặt tiêu chí đánh giá

Xây dựng tiêu chí đánh giá để xác định xem bạn sẽ đánh giá nhà hàng dưới các góc độ nào:

  • Sự sạch sẽ
  • Thiết kế nội ngoại thất
  • Chất lượng món ăn
  • Cách phục vụ
  • Dịch vụ giao hàng...

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

Chụp hình, quay video

Một bài review sẽ thuyết phục hơn khi người đọc xem được hình ảnh thực tế. Hãy mang theo máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng chụp hình tốt. Với mỗi món ăn hãy chụp khoảng 3 kiểu: toàn món, cận cảnh và khi gắp ăn thử. Bạn cũng nên chụp khoảng 10 bức ảnh về nhà hàng/ quán ăn bao gồm: hình ảnh bên ngoài, hình ảnh bên trong, khu nấu nướng, gian phòng… Nếu có khả năng quay video thì càng tốt, vì nó sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn và người đọc sẽ tin tưởng vào những gì bạn nói/ viết. Tuy nhiên, trước khi chụp ảnh, bạn nên tìm hiểu xem nhà hàng/ quán ăn này có cho phép sử dụng điện thoại/ máy ảnh hay không nhé!

Đánh giá 3-5 món ăn chính mà bạn nếm thử

Người đọc sẽ cảm thấy nhàm chán hoặc không đủ thời gian để đọc hết một danh sách đánh giá món ăn của bạn mà không tìm được điểm trọng tâm. Vì vậy, hãy chọn một vài món ăn gây ấn tượng đối với bạn. Đừng chỉ nói ngon hay không ngon. Hãy cho người đọc biết món ăn đó vì sao ngon, vì sao không ngon. Bạn nên thử nói về 3 điều sau trong mỗi đánh giá món ăn:

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

  • Trình bày: Ngay khi nhìn thấy món ăn bạn cảm thấy như thế nào? Bị kích thích? Đói bụng? Như một tác phẩm nghệ thuật hay giống như món ăn ấm áp của mẹ?
  • Hương vị: Đừng chỉ miêu tả một cách trực diện như: nó có vị cay cay, thơm thơm… Hãy sử dụng ngôn ngữ mô tả, ẩn dụ và mô phỏng để người đọc có thể “đi guốc trong bụng” của bạn. Sử dụng tính từ và ngôn ngữ rõ ràng. Nêu chi tiết về lý do tại sao bạn thích/ không thích một món ăn sẽ làm cho việc viết của bạn dễ dàng hơn nhiều.
  • Kết cấu: Điều này liên quan đến quá trình chế biến. Ngay khi nếm thử món ăn như tan chảy trong miệng của bạn? Món ăn vẫn còn nóng hổi, phát ra tiếng xèo xèo khi được mang đến? Lớp vỏ thì giòn, bên trong thì mềm hay dai? Sự kết hợp của chúng như thế nào?

Bao gồm cả ưu và nhược điểm

Một bài review tốt bắt nguồn từ thực tế. Ngay cả các khách sạn 5 sao cũng có nhược điểm riêng, không có nơi nào là hoàn hảo. Hãy miêu tả một cách rõ ràng, công bằng và trung thực. Hãy đưa cho người đọc những thông tin đầy đủ giúp họ tự quyết định dựa trên đánh giá của bạn.

Ví dụ: Mặc dù nhà hàng có vẻ không đông khách nhưng việc phục vụ đồ ăn lại hơi chậm. Đổi lại món ăn có hương vị rất ngon và được trình bày đẹp mắt.

Đặt câu hỏi khi có phát sinh

Nếu bạn tò mò không biết thứ gì có trong nước xốt, cách chế biến như thế nào hoặc nguồn gốc thực phẩm, hãy cứ mạnh dạn hỏi. Tại các nhà hàng cao cấp, nhân viên phục vụ được đào tạo để biết về thực phẩm họ phục vụ, vì vậy họ sẽ vui lòng cho bạn câu trả lời. Còn các nhà hàng/ quán ăn bình dân, hãy hỏi người đầu bếp (đôi khi chính là chủ cửa hàng), hầu hết họ đều rất sẵn lòng giải đáp cho bạn. Thêm những chi tiết về cách nấu, thành phần đặc biệt vào sẽ giúp bài viết trở nên hữu ích hơn.

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

Đưa ra một đề nghị

Cuối cùng, người đọc muốn nghe lời khuyên của bạn:

Có nên tới nhà hàng này hay không? Những ai nên tới nhà hàng này? Nên tới nhà hàng này vào dịp nào? Nên chọn món gì, bỏ qua món gì?

Hãy đề xuất một số món ăn, khuyên mọi người nên bỏ qua món nào, hoặc đề cập nếu đó có vẻ là một nơi tuyệt vời để hẹn hò. Chúng làm cho đánh giá của bạn hấp dẫn và hữu ích hơn.

Đưa ra đánh giá tổng hợp

Hãy đưa ra một đánh giá cho trải nghiệm tại đây của bạn. Nhiều người đặt đánh giá này ở cuối bài viết nhưng có một số người cũng đặt nó ở trên cùng để thu hút người đọc.

Nếu bạn chưa biết các mức độ đánh giá từ 1-5 sao như thế nào thì đây là gợi ý cho bạn:

  • 1 sao: Nhàm chán. Không có điều gì tốt về nhà hàng sẽ khiến bạn quay trở lại.
  • 2 sao: Tạm được. Nhà hàng có một hoặc hai phẩm chất tốt. Nó có thể là một món ăn ngon, nhân viên hữu ích hoặc một bầu không khí tích cực. Tuy nhiên, bạn không có hứng thú để trở lại.
  • 3 sao: Tốt. Nó có thể là món ăn ngon với dịch vụ nhân viên tuyệt vời. Bạn có thể nghĩ về việc trở lại nếu bạn muốn nếm thử một loại ẩm thực đặc biệt.

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

  • 4 sao: Xuất sắc. Thức ăn ngon, không khí tích cực, nhân viên hữu ích và dịch vụ tuyệt vời. Bạn muốn quay lại thường xuyên.
  • 5 sao: Phi thường. Một tiêu chuẩn ưu tú mà bạn đánh giá phần còn lại của nhà hàng bên cạnh món ăn cực kỳ ngon và trình bày xuất sắc. Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ, cực kỳ sạch sẽ, bầu không khí sang trọng và thức ăn ngon với dịch vụ giao hàng hoàn hảo. Đây là lựa chọn đầu tiên bạn nghĩ đến mỗi khi chọn một nhà hàng nào đó.

Viết bài

Dựa trên tất cả những gì bạn trải nghiệm: từ không gian, phục vụ, chất lượng món ăn cho tới giá tiền. Hãy hệ thống và viết lại theo bố cục đã có sẵn. Lồng ghép hình ảnh/ video vào phù hợp với nội dung.

Và đừng quên mở đầu với một “mồi câu” hấp dẫn: Tập trung vào câu đầu tiên của bài đánh giá để khiến mọi người muốn đọc thêm. Hãy nhớ rằng, bạn đang cho họ một lý do để họ đọc bài viết. Một cách để mở đầu bài viết thú vị hơn đó là:

  • Đưa ra một câu chuyện bất ngờ hoặc hấp dẫn. Ví dụ: “Mất 5 giây để cảm nhận và tôi đã tìm thấy món Cua sốt trứng muối ngon nhất hành tinh tại nhà hàng ABC.” Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng món này thực sự ngon nhé.
  • Đưa ra một sự thật thú vị tiếp theo như “Bà Y – Chủ chuỗi nhà hàng ABC chỉ mới bắt đầu nấu ăn từ năm 2015, nhưng cô cùng cộng sự đã chế biến thành công 13 loại nước sốt ăn kèm đặc biệt là “đặc sản” giúp nhà hàng này phát triển thành chuỗi nhà hàng như hiện tại”.
  • Mô tả những thông tin chính về nhà hàng, nhà hàng có gì đặc biệt, có thiết kế theo phong cách nào hay không.

Tiêu chí đánh giá một món ăn ngon

Kết thúc bằng cách ghi chú lại

Bạn nên note lại các thông tin nhà hàng một cách ngắn gọn cho người đọc có thể nắm thông tin một cách nhanh nhất, bao gồm:

  • Tên nhà hàng:
  • Địa chỉ:
  • Khoảng giá:
  • Giờ mở cửa
  • Đánh giá:

Hiệu đính và chỉnh sửa

Sau khi đã viết xong, đây là lúc bạn dành thời gian để chỉnh sửa lại, cân nhắc về ngữ pháp, ý tứ và xem mình cần bổ sung, cắt gọt như thế nào. Hãy đọc to bài viết, sửa lại nhiều lần và kiểm tra ở những thời điểm khác nhau (Ví dụ: vừa viết xong, sau khi viết 1 tiếng, sau khi viết 1 ngày) để đảm bảo bài viết ở trạng thái tốt nhất khi bạn xuất bản.

Ngày nay, trước khi quyết định thử một sản phẩm hay dịch vụ nào, người ta thường tìm kiếm những đánh giá, nhận xét trước đó. Do vậy, không khó để nhận thấy độ hot của công việc review ẩm thực khi theo dõi các trang mạng xã hội. Vì vậy, nếu bạn đang muốn phát triển bản thân ở mảng này, đừng ngần ngại mà “dấn thân” nhé. Và hãy nhớ áp dụng những gợi ý trên để có được bài viết tốt hơn.