Tiêu chuẩn IATA là gì

Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không là một hình thức vận tải khá khó khăn và cần phải tuân thủ theo quy định của IATA. Muốn làm hàng nguy hiểm thì bạn phải có chứng chỉ DG do IATA cấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA.

Có thể bạn quan tâm:Vận chuyển hàng hóa Bắc Nam giá rẻ-Nhận chở hàng giá rẻ-Sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa

IATA là gì?

IATA là tên viết tắt của International Air Transport Association, dịch ra tiếng Việt là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Đây là một nhóm nghề nghiệp quốc tế của các hãng hàng không có trụ sở tại Montreal, Quebec, Canada. Ngày nay, hiệp hội IATA có 270 thành viên từ 140 quốc gia ở khắp nơi trên thế giới.

Mục đích chính của tổ chức này là trợ giúp các công ty hàng không đạt được sự cạnh tranh hợp pháp và thống nhất giá cả. Để phục vụ cho việc tính toán giá cướcvận tải, IATA chia thế giới ra 3 khu vực:

+ Châu Âu, Trung Đông và châu Phi. châu Âu theo IATA bao gồm châu Âu theo địa lý và các nước Maroc, Algérie và Tunisia.

+ Châu Á, Úc, New Zealand và các đảo Thái Bình Dương.

+ Những loại hàng nào thuộc danh mục hàng nguy hiểm?

Các đồ lặt vặt bao gồm amiăng, đá khô, động cơ

+ Những loại hàng nguy hiểm bị cấm

Động cơ đốt trong gắn trong

Ván tự cân bằng (xe thăng bằng)

Các máy Samsung Galaxy Note 7

Hàng hóa nguy hiểm đặt trong cặp an ninh

Các thiết bị làm vô hiệu người khác có chứa chất gây kích thích hoặc làm người khác mất khả năng

Súng ngắn, đạn và vũ khí

+ Quy định về việc đánh dấu và dán nhãn hàng nguy hiểm.

Việc đánh dấu và dán nhãn đối với hàng hoá nguy hiểm cần tuân thủ theo đúng quy định của IATA DGR. Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định hiện hành sẽ không được chấp nhận vận chuyển.

Tiếng Anh là ngôn ngữ được dùng để đánh dấu trên bao bì đóng gói ngoài của kiện hàng nguy hiểm và các kiện hàng nguy hiểm đóng gói chung (overpack). Trong trường hợp cụ thể yêu cầu đánh dấu bằng nhiều loại ngôn ngữ, tiếng Anh bắt buộc là một trong số ngôn ngữ được chọn.

Các nhãn hàng nguy hiểm phải bao gồm cả chữ thể hiện tính chất nguy hiểm bằng tiếng Anh. Trong trường hợp đặc biệt, yêu cầu sử dụng ngôn ngữ khác thì quy định này vẫn phải được tuân thủ.

Hàng hoá nguy hiểm được vận chuyển bằng ULD thì thẻ ULD được đính kèm cần ghi đầy đủ thông tin về hàng nguy hiểm: hạng, phân hạng theo quy định của các hãng bay

Tại các điểm chấp nhận hàng, Vietnam Airlines đảm bảo cung cấp nhãn phục vụ để đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

+ Quy định về việc đóng gói hàng nguy hiểm.
Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách bao gói tuân thủ theo quy định trong chương 5 và 6 của IATA DGR. Lưu ý, đóng gói là yếu tố tối quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong quá trìnhvận chuyển hàng hoánguy hiểm bằng đường hàng không.

Trong suốt quá trình vận chuyển, sự thay đổi độ cao, áp suất và nhiệt độ có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng; đặc biệt là trong quá trình vận chuyển các chất khí hoặc chất lỏng. Vì thế, hàng hoá nguy hiểm không được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa đối với chất lỏng.

Các hãng bay có thể yêu cầu người gửi xuất trình giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra đóng gói theo đúng yêu cầu trên đây trước khi chấp nhận vận chuyển hàng.

Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với Quy định Hàng nguy hiểm của IATA (IATA DGR)

Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, đề nghị liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo email hoặc hotline 0934 490 968