Tìm ra lửa là phát minh của người nào

Bằng việc phân tích những hòn đá lửa tại bờ biển Jordan, các nhà khoa học Trường Đại học Hebrew (Israel) phát hiện rằng con người đã học cách đánh lửa từ những ngày đầu tiên của nền văn minh, giúp họ có thể đi thám hiểm khám phá vùng đất mới từ châu Phi sang châu u.

Kết quả nghiên cứu trước đây vào năm 2004, cho thấy con người có khả năng giữ và kiểm soát được lửa. Nhưng với nghiên cứu của các nhà khoa học Isael cho thấy con người không chỉ biết kiểm soát mà còn có thể tạo ra lửa, thay vì dựa vào lửa do thiên nhiên tạo ra từ những tia chớp. Điều này chứng tỏ đã từ lâu, con người không còn phải phụ thuộc vào thiên nhiên để tìm kiếm ngọn lửa cho sinh hoạt hàng ngày.

Song Long (Theo Reuters)

Vậy con người biết dùng lửa từ khi nào? Câu trả lời đang được bàn cãi rất sôi nổi.

Tìm ra lửa là phát minh của người nào

Lửa đã khiến con người giao tiếp nhiều hơn thông qua việc họ quây quần vào một chỗ quanh đống lửa.

Theo nhà cổ sinh vật học Ian Tattersall ở Viện bảo tàng Lịch sử quốc gia New York, Mỹ thì đây là một câu hỏi khó. Có thể bằng chứng của việc con người biết dùng lửa lần đầu tiên đã không còn và những gì ngày nay chúng ta có thể tìm được chỉ là những tàn tích của những dấu vết từ rất lâu rồi và không được bảo quản tốt. “Nhưng phải nhắc lại đây cũng chỉ là phỏng đoán, chúng ta không biết chắc.” – ông nói.

Có một điều các chuyên gia biết chắc chắn là khoảng 400.000 năm trước, lửa được dùng rất thường xuyên và nó để lại những bằng chứng khảo cổ ở khắp châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á. Mặc dù ở mỗi khu vực, các bằng chứng xuất hiện khá ít nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng vào thời đó lửa đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Có ít nhất hai nơi có dấu vết của việc con người dùng lửa trước cả 400.000 năm trở về trước. Ví dụ như tại một địa điểm ở Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nền lò sưởi, đá lửa và những mảnh gỗ cháy. Những di tích này có niên đại khoảng 800.000 năm. Ở một địa điểm khác trong hang Wonderwerk ở Nam Phi, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng con người đã biết sử dụng lửa cách đây khoảng 1 triệu năm. Trong hang họ bắt gặp nhiều tàn tích của xương và cây cháy và cả dấu vết của nền lò sưởi.

Mặc dù hang Wonderwerk là nơi có những di tích sớm nhất của việc con người biết dùng lửa, nhưng về lý thuyết thì con người phải biết đến lửa từ sớm hơn nữa. Cách đây khoảng 2 triệu năm, ruột của loài Homo erectus, hay “người đứng thẳng”, tổ tiên của loài người ngày nay, đã bắt đầu ngắn lại, chứng tỏ một điều gì đó chẳng hạn như nấu nướng, đã giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Đồng thời, bộ não của người đứng thẳng cũng to dần lên, vì thế cũng cần nhiều năng lượng hơn để bộ não hoạt động. Nhà cổ sinh vật học Tattersall đặt ra câu hỏi “nhờ đâu mà chúng ta nạp được năng lượng nếu không phải do dùng lửa để nấu chín thức ăn?”.

Để củng cố cho nhận định đó, nhà cổ sinh vật học Sarah Hlubik ở Trường đại học George Washington, Mỹ, đang tìm kiếm những dấu hiệu của việc con người biết dùng lửa ở Koobi Fora, một địa phương nằm ở phía Bắc Kenya, nơi có rất nhiều dấu tích cổ sinh vật có niên đại khoảng 1,6 triệu năm. Cho đến nay, bà đã tìm thấy nhiều mẩu xương cháy cùng với nhiều đồ tạo tác khác ở đây.

Trầm tích cháy quy tụ ở một chỗ riêng, chứng tỏ con người thời đó đã biết giữ lửa ở một chỗ và dành phần lớn thời gian ở một chỗ khác. Bà Hublik nói rằng “tôi chắc chắn rằng tại địa điểm này, con người đã biết dùng lửa trong cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn nghiên cứu sắp tới, chúng ta sẽ phải trả lời xem có bao nhiêu địa điểm khác nữa cũng có bằng chứng của lửa.”

Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với bà Hlubik. Lửa ở địa điểm mà bà phát hiện được có thể không phải do con người đốt mà có thể bùng lên từ những đám cây bụi bị cháy do cháy rừng tự nhiên.

Cho dù là con người biết dùng lửa từ khi nào đi nữa thì việc con người biết tận dụng và khống chế những đám cháy rừng, hoặc là biết tự tay nhóm lửa, thì đều có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tiến hóa của loài người.

Rất có thể nhờ có lửa mà con người sống lâu hơn và cùng với việc phát minh ra quần áo, con người có thể di chuyển trong thời tiết giá lạnh. Những lợi ích mà lửa mang lại đã củng cố kiến thức, nhận thức mà con người đã có và còn giúp họ mở mang thêm nhiều hiểu biết mới. 

Phạm Hường 

Theo Live Science 

Tìm ra lửa là phát minh của người nào

Hình minh họa: Loài người đã tìm ra lửa bằng cách nào. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Lửa đã được con người biết đến từ thời rất xa xưa. Ở châu Âu trong một vài hang có người ở cách nay hàng trăm ngàn năm, người ta đã tìm thấy than củi và những mảnh xương cháy dở dang giữa những hòn đá rõ ràng là được kê làm bếp lửa.

Nhưng con người học được ở đâu cách tạo ra lửa? Ta chỉ có thể có những câu trả lời có tính chất phỏng đoán cho câu hỏi này. Có lẽ người nguyên thủy biết sử dụng lửa trước khi biết cách tạo ra lửa. Chẳng hạn sét đánh vào một cây đã chết khô và làm cho cây này ngún lửa và cháy âm ỉ, con người lấy lửa từ đó và giữ cho lửa cháy hoài để dùng.

Ta cũng có thể phỏng đoán khá sát cách mà người sống trong hang đã làm ra lửa. Ở hang tối, trong lúc xô đẩy những hòn đá để lấy chỗ ngồi, nằm, con người thấy khi những hòn đá cọ sát vào nhau thì tóe lửa. Nhưng có lẽ phải mất nhiều thế hệ, trong số những người sống trong hang mới có người nảy ra cái ý chà hai hòn đá vào nhau để tạo ra lửa.

Có một cách khác để suy đoán cách tạo ra lửa của người nguyên thủy. Đó là quan sát cách người sơ khai làm ra lửa ngày nay. Có một số người sơ khai ngày nay mới ở trình độ phát triển của tổ tiên chúng ta cách nay hàng chục ngàn năm.

Ta hãy quan sát người sơ khai tạo lửa bằng cách nào. Ở Alaska, một số bộ lạc dân bản địa đã lấy lưu huỳnh chà lên hai hòn đá rồi lấy hai hòn đá ấy chà xát vào nhau. Khi lưu huỳnh đã ngún lửa họ bỏ ít cỏ khô hay cái gì dễ bắt lửa vào hòn đá có dính lưu huỳnh ngún lửa là họ có lửa.

Ở Trung Hoa và Ấn Độ thì người ta lấy hai thanh nứa cà vào nhau. Phía ngoài của hai thanh nứa khô, cứng và nhám có những đặc tính của đá lửa. Người Eskimo lấy thạch anh cà vào cục đá pyrite có rất nhiều tại vùng họ ở. Những người da đỏ ở vùng Bắc Mỹ thì cà hai cây gậy vào nhau để tạo ra lửa.

Người Hy Lạp và người La Mã cổ dùng một loại kính hội tụ - mà họ gọi là “kính làm lửa” để tạo lửa bằng ánh mặt trời. Khi ánh nắng hội tụ qua kính này, nó đủ nóng để có thể đốt cháy gỗ.

Điều thú vị liên quan đến lửa thời xa xưa là nhiều dân tộc cổ xưa tìm cách giữ lửa cho cháy hoài. Những người da đỏ Mayas và Incas ở vùng đất ngày nay là Trung và Nam Mỹ cũng như người Hy Lạp, Ai Cập và La Mã đều có những “thầy tế” trong coi việc gìn giữ cho ngọn lửa luôn cháy trong các đền thờ của họ.

Từ Khóa:

Loài người đã tìm ra lửa bằng cách nào || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Trong lịch sử loài người, đã có nhiều sáng chế giúp cải thiện cuộc sống, tăng năng suất lao động. Một số sáng chế có ảnh hưởng lớn đến lịch sử phát triển của loài người như phương pháp tạo ra lửa, động cơ hơi nước và máy tính điện tử.

Việc có được phương pháp tạo ra lửa giúp con người có thể sử dụng hiệu quả lửa như nguồn năng lượng để sưởi ấm, nấu nướng và chế tác vật dụng, đồng thời là vũ khí chống lại các động vật khác. Chưa có động vật nào khác có phương pháp tạo ra và sử dụng lửa, do đó, khả năng tạo và sử dụng lửa phân biệt loài người với các động vật còn lại. Khả năng sử dụng lửa được cho là[cần dẫn nguồn] dẫn đến sự hình thành xã hội nguyên thủy và thúc đẩy sản xuất của cải vật chất.

Động cơ hơi nước ra đời vào cuối thế kỷ 18. Nó đã đánh dấu cho cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra. Văn minh con người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Máy tính điện tử ra đời vào 1946. Chính nó đã giúp tạo nên nhiều phát kiến khoa học mới và những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nó cũng là công cụ để hỗ trợ thực hiện thám hiểm đáy đại dương, du hành vũ trụ, dự báo thiên tai... Máy tính điện tử đang đưa con người dần đến một nền văn minh mới gọi là văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ.

Bên cạnh đó, sáng chế ra các phương pháp chế tác đồng và sắt để chế tạo công cụ trong thời cổ đại, sáng chế ra máy phát điện và động cơ điện vào thế kỷ 19, các phương pháp sử dụng năng lượng nguyên tử trong thời kỳ hiện đại cũng là những sáng chế có giá trị lớn.

Sau đây là danh sách một số sáng chế được xếp theo niên đại, xen vào đó là những khám phá mang ý nghĩa lớn.

Mục lục

  • 1 Từ 500.000 TCN đến 1
  • 2 Từ 1 đến 1800
  • 3 Từ 1801 đến 1850
  • 4 Từ 1851 đến 1900
  • 5 Từ 1901 đến 1950
  • 6 Từ 1951 đến 2000
  • 7 Từ 2000 đến nay
  • 8 Các sáng chế trong lĩnh vực thể thao, giải trí
  • 9 Xem thêm
  • 10 Chú thích
  • 11 Liên kết ngoài

Từ 500.000 TCN đến 1Sửa đổi

Năm Sáng chế / Khám phá Vùng lãnh thổ
500.000 TCN Phương pháp tạo và sử dụng lửa Mặt đất
15000 TCN Nông nghiệp ?...
8000 TCN Phương pháp chế tạo đồ gốm ?...
6000 TCN Phương pháp khai thác và chế tạo đồng đỏ ...
4000 TCN Phương pháp khai thác và chế tạo đồng thiếc ...
3500 TCN Buồm (có thể đã xuất hiện từ hơn 4000 TCN) Ai Cập
Bánh xe Lưỡng Hà
3400 TCN Chữ viết hình nêm người Sumer, Lưỡng Hà
Chữ tượng hình (có thể đã xuất hiện sau chữ viết hình nêm) Ai Cập
3000 TCN Giấy cói (giấy papyrus) Ai Cập
2700 TCN Kỹ thuật xây Kim tự tháp Ai Cập
2500 TCN Thuật châm cứu (mãi đến năm 400 TCN tác phẩm về thuật châm cứu Hoàng Đế nội kinh mới xuất hiện) Hoàng Đế, Trung Quốc
3000-2000 TCN Phương pháp khai thác và chế tạo sắt (mốc thời gian chưa xác định, nhưng đến khoảng 1500 TCN sắt đã được sử dụng rất phổ biến) ...
600 TCN Lụa tơ tằm Trung Quốc
300-200 TCN La bàn (đây chỉ đơn thuần là phát hiện ra từ tính của nam châm, chiếc la bàn thô sơ này kém hiệu quả) Trung Quốc

Từ 1 đến 1800Sửa đổi

Năm Phát minh/Khám phá Nhà phát minh Quốc tịch
105 Giấy Thái Luân Trung Quốc
600 Sứ ... Trung Quốc
650 Kỹ thuật in bản khắc gỗ ... Trung Quốc
800 Thuốc súng ... Trung quốc
1250 Kính lúp Roger Bacon Anh
1450 Phương pháp in dấu Johannes Gutenberg Đức
1504 Đồng hồ bỏ túi (đồng hồ trước kia rất nặng và cồng kềnh, từ khi động cơ lò xo xuất hiện nó có thể bỏ túi) Peter Henlein Đức
1556 Dấu "=" Robert Recorde Anh
1590 Kính hiển vi quang học Zacharias Janssen Hà Lan
1593 Nhiệt kế khí Galileo Galilei Ý
1605 Báo chí Johann Carolus[1][2] Đức
1608 Kính thiên văn (loại khúc xạ) Hans Lippershey Hà Lan
1629 Tuabin hơi Giovanni Branca Ý
1642 Máy tính (phép cộng và trừ) Blaise Pascal Pháp
1643 Khí áp kế Evangelista Torricelli Ý
1650 Bơm hơi tạo chân không, chứng minh áp suất khí quyển Otto von Guericke Đức
1656 Đồng hồ quả lắc Christiaan Huygens Hà Lan
1668 Kính thiên văn (loại phản xạ) Isaac Newton Anh
1679 Hệ nhị phân Gottfried Leibniz Đức
1698 Máy bơm (chạy bằng hơi nước) Thomas Savery Anh
1701 Máy gieo hạt Jethro Tull Anh
1709 Đàn piano Bartolomeo Cristofori Ý
1712 Động cơ hơi nước (dạng sơ khai, kém hiệu quả) Thomas Newcomen Anh
1714 Nhiệt kế (thủy ngân) Daniel Gabriel Fahrenheit Đức
1717 Chuông lặn Edmund Halley Anh
1725 Kỹ thuật in bản đúc William Ged Scotland
1745 Chai Leyden (tụ điện) Ewarld Georg von Kleist Đức
1752 Cột thu lôi Benjamin Franklin Mỹ
1758 Kính tiêu sắc John Dollond Anh
1759 Đồng hồ hàng hải John Harrison[3] Anh
1764 Máy kéo sợi Jenny James Hargreaves Anh
1769 Khung dệt (chạy bằng hơi nước) Richard Arkwright Anh
Động cơ hơi nước (hiệu quả cao nhờ gắn giữ được nhiệt cho xilanh) James Watt Anh
Xe tự hành (có 3 bánh và chạy bằng hơi nước) Nicholas Joseph Cugnot Pháp
1775 Tàu ngầm David Bushnell Mỹ
1780 Kính hai tròng Benjamin Franklin Mỹ
1781 Bức xạ tia hồng ngoại William Herschel Đức
1783 Khinh khí cầu Joseph Michel Montgolfier và Jacquues Étienne Montgolfier Pháp
1784 Máy đập lúa Andrew Meikle Anh
1785 Máy dệt Edmund Cartwright Anh
Dù nhảy Jean Pierre Blanchard Pháp
1786 Tàu thủy (gắn động cơ hơi nước, sau đó được Robert Fulton cải tiến) John Fitch Mỹ
1788 Bộ điều tốc ly tâm (một cải tiến khác cho động cơ hơi nước) James Watt Anh
1791 Khí thắp sáng William Murdock Scotland
1793 Máy tỉa hạt bông Eli Whitney Mỹ
1795 Máy nén thủy lực Joseph Bramah Anh
Bút chì Nicolas Jacques Conté Pháp
1796 Kỹ thuật in thạch bản(in lito) Aloys Senefelder Đức
Vaccine đậu mùa Edward Jenner Anh
Khai sinh ra hóa học mới, điện giải và tách được đồng và bạc, sau đó phát hiện tia cực tím, utraviolet, bạc chloride silver chloride. Johann Wilhelm Ritter Đức
1800 Máy dệt Jacquard (có thể dệt được các họa tiết phức tạp) Joseph Marie Jacquard Pháp
Pin điện hóa Alessandro Volta Ý

Từ 1801 đến 1850Sửa đổi

Phát minh/Khám phá Nhà phát minh Quốc tịch
1804 Tên lửa (dùng nhiên liệu rắn) William Congreve Anh
Chân vịt cho tàu thủy (dù rằng chiếc Clermont của Fulton nổi tiếng hơn Phoenix của Stevens nhưng nó chạy bằng các bánh xe guồng đẩy nước kiểu cũ) John Stevens Mỹ
Đầu máy xe lửa (có vài sai lầm trong thiết kế đường ray và kiểu bánh xe) Richard Trevithick Anh
1805 Thuật mạ điện Luigi Gasparo Brugnatelli Ý
1810 Kỹ thuật bảo quản thức ăn trong bình kính Nicolas Appert Pháp
1810 Máy in nhanh hình trụ Friedrich Koenig Đức
Máy in (chạy bằng hơi nước, là máy in cơ khí có hiệu suất gấp đôi so với máy in thủ công trước đó) Frederick Koenig Đức
1814 Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước (tuy không phải là đầu máy xe lửa đầu tiên nhưng đã có cải tiến về hệ thống đường ray và bánh xe, chính Stephenson đã thương mại hóa ngành đường sắt) George Stephenson Anh
1815 Đèn an toàn (dùng cho thợ mỏ) Humphry Davy Anh
1816 Xe đạp Karl Drais von Sauerbronn Đức
1819 Ống nghe khám bệnh René-Théophile-Hyacinthe Laennec Pháp
1820 Ẩm kế John Frederick Daniell Anh
Điện kế Johann Salomo Christoph Schweigger Đức
1821 Động cơ điện (năm này Faraday đã nêu nguyên lý của động cơ điện khi làm quay được 1 vòng dây dưới tác dụng của các nam châm vĩnh cửu) Michael Faraday Anh
1823 Silic Jons Jakob Berzelius Thụy Điển
Nam châm điện William Sturgeon Anh
1824 Xi măng Portland Joseph Aspdin Anh
1827 Diêm (trước Walker diêm có thể dã xuất hiện) John Walker Anh
1829 Máy đánh chữ William A.Burt Mỹ
Chữ Braille (loại chữ cho người mù) Louis Braille Pháp
Máy điện tính điện tử Carl Friedrich Gauss cùng Whilhelm Weber Đức
Vạch Frauenhofer Joseph Fraunhofer Đức
Định luật về điện trở Georg Simon Ohm Đức
Chất nổ nitrozellulose Chritian Friedrich Schönbein Đức
Hiệu ứng Doppler Christian Doppler Đức
Max Josef von Liebig Ở Donau nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật, những kế hoạch y tế trong việc chữa trị và phòng ngừa. Rút tỉa ra định nghĩa căn bệnh, liên hệ từ nguyên nhân đến triệu chứng và tạo kế hoạch điều trị hay phòng ngừa. Từ đó ngành Y tế ra đời Max Josef von Pettenkofer Đức
Kính soi đáy mắt Đức
Nitrogen Justus von Liebig Đức
Phát hiện bệnh là do sự biến đổi vật lý, hoá tính trong tế bào.Tế bào nhân tố của sự sống Rudolf Virchow Đức
1830 Máy khâu (đây không là chiếc máy khâu đầu tiên nhưng nó làm hài lòng người sử dụng nhất) Barthélemy Thimonnier Pháp
1840 Đồng hồ điện tử (đầu tiên) Bain Alexander Scotland
1842 Băng máy chữ mực Bain Alexander Scotland
1843 Định luật Bảo toàn năng lượng Julius Robert Mayer Đức

Từ 1851 đến 1900Sửa đổi

Năm Phát minh/Khám phá Nhà phát minh Quốc tịch
Thang máy Elisha Otis Mỹ
1855 Đèn Bunsen Robert Bunsen Đức
1858 Cáp điện báo dưới biển Fredrick Newton Gisborne Canada
1859 Máy khoan dầu Edwin L. Drake Mỹ
1859 Pin axit chì Gaston Plante Pháp
1860 Súng tự động (Súng trường, Súng lục) Oliver F. Winchester và Christopher Spencer Mỹ
1861 Điện thoại(sáng chế đầu tiên) Johann Philipp Reis Đức
1862 Súng máy quay vòng Richard J. Gatling Mỹ
Ngư lôi tự đẩy Giovanni Luppis Ý
Khử trùng theo phương pháp Pasteur Louis Pasteur, Claude Bernard Pháp
1864 Ý tưởng về Máy đánh chữ Peter Mitterhofer Áo
1866 Thuốc nổ Dynamite Alfred Nobel Thụy Điển
1868 Phanh hơi George Westinghouse Mỹ
1869 Máy hút bụi I.W. McGaffers
1876 Điện thoại Alexander Graham Bell Canada
1877 Động cơ điện cảm ứng Nikola Tesla Áo
1877 Máy quay đĩa Thomas Edison Mỹ
Microphone Emile Berliner Đức
Phương pháp mạ vàng bạc lên kim loại Werner von Siemens Đức
Pháo bông màu sắc Werner von Siemens Đức
Chế tạo Nhôm bằng điện phân nóng chảy nhôm là vật liệu cần thiết để sản xuất trong ngành chế tạo máy bay. Robert Wilhelm Bunsen Đức
Kỹ thuật in kẽm Werner von Siemens Đức
Cao su bọc dây điện Werner von Siemens Đức
Thai nghén Oskar Hertwig Đức
1879 Động cơ xe ô tô Karl Benz Đức
1880 Địa chấn kế John Milne Anh
1881 Máy dò kim loại Alexander Graham Bell Canada
1882 Quạt điện Schuyler Skaats Wheeler Mỹ
1882 Đĩa Petri Julius Richard Petri Đức
1883 Phenazone(Người Anh phát minh việc điều trị vết thương bằng phương pháp khử trùng Sự tổng hợp vào năm 1883 của thuốc giảm đau antipyrine, giờ được gọi là phenazone, là một thành công thương mại.) Ludwig Knorr Đức
1884 Bút máy Lewis Waterman Mỹ
Xe điện Frank Sprague, Charles Van Depoele Mỹ
1885 Súng đại liên Hiram Stevens Maxim Mỹ/Anh
1885 Sự vô trùng Asepsis Ernst von Bergmann Đức
1885 Cocain Chemist Friedrich Gaedcke Đức
1885 Ô Tô Karl Benz Đức
1886 Mô tô Gottlied Daimler và Wihelm Maybach Đức
1886 Xe tải Gottlied Daimler Đức
Máy biến thế dòng điện xoay chiều William Stanley Mỹ
oxy hóa lỏng Carl von Linde Đức
1891 Dù lượn Otto Lilienthal Đức
1893 Phương tiện liên lạc vô tuyến Nikola Tesla Áo
1895 Động cơ Diesel Rudolf Diesel Đức
1895 Tia X WilhelmConrad Rontgen Đức
Thuyết Tập Hợp Georg Ferdinand Ludwig Philipp Cantor Đức
1898 Điều khiển từ xa Nikola Tesla Áo

Từ 1901 đến 1950Sửa đổi

Năm Phát minh/Khám phá Nhà phát minh Quốc tịch
1901 Băng dính Beiersdorf AG Đức
1901 Thuyết tương đối Albert Einstein Đức
1902 Purine, Tổng hợp về đường Emil Fischer Đức
1903 Máy điện tim (EKG) Willem Einthoven Hà Lan
1903 Lọn tóc xoắn Karl Nessler Đức
1903 Máy bay Wilbur Wright và Orville Wright Mỹ
1905 Đèn điện tử 2 cực (diode) John Ambrose Fleming Anh
1905 Robert Koch là một bác sĩ và nhà sinh học người Đức. Ông nổi tiếng như một người đã tìm ra trực khuẩn bệnh than, trực khuẩn lao và vi khuẩn bệnh tả đồng thời là người đã phát biểu nguyên tắc Koch. Ông đã được trao giải Nobel dành cho Sinh lý và Y học cho các công trình về bệnh lao vào năm 1905 Robert Koch Đức
Lý thuyết bất biến David Hilbert Đức
1905 Thuốc nhuộm Adolf von Baeyer Đức
1906 La bàn hồi chuyển Hermann Anschutz-Kample Đức
1906 Sonar (xác định các vật trong nước bằng âm thanh) Lewis Nixon Mỹ
1906 Nhựa tổng hợp Bakelite Leo Hendrik Baekeland Mỹ
1906 Ống chân không 3 cực (triode) Lee De Forest Mỹ
1906 Máy giặt (bằng điện) Alva Fisher (Hurley Corporation) Mỹ
1907 Lên men Eduard Buchner Đức
Kỹ thuật gây mê Carl Ludwig Schleich Đức
1908 Cellophane Jacques Edwin Brandenberger Thụy Sĩ
1908 Túi cà phê Melitta Bentz Đức
1909 Salvarsan (dùng chữa bệnh giang mai) Paul Ehrlich Đức
Sự ghép nối kim loại và bán dẫn hiệu ứng chỉnh lưu Karl Ferdinand Braun Đức
1909 Súng giảm thanh Hiram Percy Maxim
1910 Phương pháp hydro hóa Cacbon Friedrich Bergius Đức
1911 Máy điều hòa không khí (cải tiến từ chiếc máy năm 1902 của ông) Willis Carrier Mỹ
1911 Vitamin Casomir Funk Ba Lan
1911 Đèn neon Georges Claude Pháp
1912 Đèn hơi thủy ngân Peter Cooper Hewitt Mỹ
1913 Štefan Banič
1913 Phương pháp cracking dầu mỏ William Meriam Burton Mỹ
1913 Máy thu sóng vô tuyến (radio) Ernst Alexanderson, Reginald Aubrey Fessenden Mỹ
1913 Oskar von Müller thành công trong việc dựng đường điện truyền tải dài với 200-220 KW với điện thế 30.000 volt. Công ty AEG sản xuất các hàng điện, đến turbine điện, đầu máy xe lửa... Năm 1913 ngành đồ điện Đức phát triển mạnh thành công xuất cảng khắp thế giới. Oskar von Müller Đức
1914 Phi thuyền "Zeppeline"(với khung thành cứng thành công, dài 150-160m và 22.000– 25000 m³ có thể tải nặng 9 tấn, vận tốc 80km/h với 3 Motoren của Wilhelm Maybach (3 x 147 KW= 3x 200PS). Bay vòng quanh trái đất, năm 1928 đáp xuống Tokyo.) Ferdinand Graf von Zeppelin Đức
1914 Xe tăng William Ashbee Tritton và Walter Gordon Wilson[4] Anh
1916 Súng trường tự động John Moses Browning Mỹ
1916 Ống Coolidge William David Coolidge[5] Mỹ
1917 Tên lửa hành trình đối đất (Thử nghiệm) Charles Kettering Mỹ
1917 Thuyết lượng tử Max Planck Đức
1918 Bánh răng li hợp Anton Fokker
1919 Khối phổ ký Francis William Aston (Anh) và Arthur Jeffrey Dempster (Mỹ)
1920 Băng cứu thương Earle Dickson
1922 Insulin Frederick Grant Banting Canada
1923 Máy bay lên thẳng loại Autogiro Juan de la Cierva Tây Ban Nha
1923 Ống điện tử iconoscope (dùng cho Tivi, góp phần lớn cho sự thành công của tivi. Vào 1925 Philo Taylor Fransworth cũng đã có 1 phát minh cho tivi) Vladimir Kosma Zworykin Mỹ
1922 Radar Robert Watson-Watt, A. H. Taylor, L. C. Young, Gregory Breit, Merle Antony Tuve Anh
1922 Otto Fritz Meyerhof (1884-†1951) ở Hannover đã khám phá ra mối liên quan giữa sự tiêu thụ oxygen và sự chuyển hóa của acit lactic trong cơ bắp (muscle metabolism) và sự phân glucoza (glycolysis) nhận giải Nobel 1922 Otto Fritz Meyerhof Đức
Amonia Robert Bosch Đức
1924 Phương pháp đông lạnh nhanh thực phẩm Clarence Birdseye Mỹ
1926 Bình phun nước Erik Rotheim Na Uy
1926 Tên lửa (dùng nhiên liệu lỏng) Robert Hutchings Goddard Mỹ
1928 Penicillin Alexander Fleming Anh
1928 TV màu Baird john Logie Scotland
1929 Điện não đồ (EEG) Hans Berger
1930 Quả cầu lặn Charles William Beebe Mỹ
1930 Chất làm lạnh Freon Thomas Midgley và các đồng nghiệp Mỹ
1930 Động cơ phản lực Frank Whittle Anh
1930 Neoprene (một loại cao su tổng hợp) Father Julius Athur Nieuwland và Wallace hume Carothers Mỹ
1931 Máy gia tốc hạt Cyclotron Ernest Orlando Lawrence Mỹ
1931 Mô hình máy vi tính có khả năng mô phỏng Vannevar Bush Mỹ
1932 Kính hiển vi phản pha Frits Zernike Hà Lan
1933 Sự biến điệu tần số (FM) Ewin Howard Armstrong Mỹ
1935 Cao su Buna Tập thể các nhà khoa học Đức
Otto Heinrich Warburg Năm 1923 ông đã thành công trong việc giải thích về phân tử, quá trình hô hấp của tế bào và tham gia việc xác định các enzymes, ông nghiên cứu vai trò của việc truy tố sắt và đồng, và các vitamin như là một phần của enzymes và coenzyme. Dựa trên điều tra về tumors bioneergetischen, về sự phát triển của bệnh ung thư. Ông nhận Nobel năm 1931 Otto Heinrich Warburg Đức
1935 Cortisone (một loại hocmon của tuyến thượng thận) Edward Calvin Kendall (Mỹ) và Tadeus Reichstein (Thụy Sĩ) Mỹ,Thụy sĩ
1935 Rada sóng cực ngắn Robert Watson-Watt Anh
1935 Kính hiển vi điện tử Tập thể các nhà khoa học Đức
1935 Tìm ra các sufamit Gerhard Domagk Đức
1935 Nylon Wallace hume Carothers Mỹ
1936 Máy bay trực thăng Heinrich Focke Đức
1938 Bút bi Laszlo Biro Hungary
1938 Sợi thủy tinh Russell Games Slayter John H. Thomas
1939 Thuốc trừ sâu DDT Paul Muller Thụy Sĩ
1939 Máy bay tubin phản lực Tập hợp các nhà khoa học Đức
1939 Máy rút tiền tự động (ATM) Luther George Simjian
1940 Máy gia tốc Betatron Donald William Kerst Mỹ
1940 Chiến xa không người lái (phiên bản dành cho chiến trường) Tập hợp các nhà khoa học Đức
1940 Máy bay tiêm kích phản lực Ernst Heinkel,Robert Lusser Đức
1942 Súng phóng lựu baseoka Leslie A. Skinner C. N. Hickman
1942 Phương pháp Xerography dùng cho máy photocopy Chester Carlson Mỹ
1942 Tên lửa đạn đạo Wernher von Braun Đức
1942 Tên lửa thông minh Tập thể các nhà khoa học Đức
1942 Tên lửa hành trình Tập thể các nhà khoa học Đức
1942 Máy bay phản lực Tập thể các nhà khoa học Đức
1943 Máy bay ném bom phản lực Walter Blume Đức
1944 Máy bay tàng hình Anh em nhà Horten Đức
1944 StG 44 Tập thể các nhà khoa học Đức
1944 Tên lửa hướng dẫn sử dụng tia hồng ngoại (Thử nghiệm) Tập thể các nhà khoa học Đức
1944 Tên lửa vác vai phòng không Tập thể các nhà khoa học Đức
1945 Thiết bị nhìn đêm Tập thể các nhà khoa học Đức
1944 Quang phổ kế Deutsch Elliot Evans
1945 Bom hạt nhân Tập thể các nhà khoa học Mỹ
1946 Máy tính điện tử John Presper Eckert,Jr., và John W. Mauchly Mỹ
1947 Lò vi sóng Percy Spencer Mỹ
1947 Tắc-kê Artur Fischer Đức
1948 Transistor William Shockley, Walter Houser Brattain, John Bardeen Mỹ
1950 Tivi màu Peter Carl Goldmark Mỹ

Từ 1951 đến 2000Sửa đổi

Năm Phát minh/Khám phá Nhà phát minh Quốc tịch
1951 Lò phản ứng hạt nhân Walter Zinn
1952 Ổ đĩa mền Yoshiro Nakamatsu Nhật Bản
Buồng bọt Donald Arthur Glaser Mỹ
Bom hydro Edward Teller và Stanislaw Ulam Mỹ
1953 Máy maser (thiết bị khuếch đại sóng siêu âm) Charles Townes Mỹ
1954 Súng Radar Bryce K. Brown
Pin mặt trời Bell Telephone Laboratory Mỹ
Vaccine bại liệt Jonas Salk Mỹ
1955 Ổ đĩa cứng Reynold Johnson với IBM
Sợi quang Narinder Singh Kapany Đức
Kim cương nhân tạo General Electric Mỹ
Phương pháp xác định niên đại dùng cacbon Willard Frank Libby Mỹ
1956 Tàu đệm khí Christopher Cockerell Anh
Động cơ pitông quay Felix Wankel Đức
1957 Vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất, Sputnik Tập thể các nhà khoa học Liên Xô, Nga
1958 Mạch điện tử tích hợp (IC) Jack Kilby, Robert Noyce Mỹ
Vệ tinh truyền thông Tập thể các nhà khoa học Mỹ
1960 Laser Charles Hard Townes, Arthur Leonard Schawlow, Gordon Gould Mỹ
Thuốc viên ngừa thai Gregory Pincus, John Rock, Min-chueh Chang Mỹ
1962 Diode phát quang (LED) Nick Holonyak, Jr ]] Mỹ
Đài thiên văn vũ trụ Ball Brothers Aerospace Corporation [1][liên kết hỏng]
1963 Chuột máy tính Douglas Engelbart
1964 Hiển thị tinh thể lỏng (LCD) George Heimeier Mỹ
1965 Sợi Kevlar Stephanie Kwolek Mỹ
1967 Máy rút tiền tự động (ATM) John Shepherd-Barron
Thực phẩm không gian Hubertus Strughold Đức
Hypertext (Siêu liên kết) Andries van Dam và Ted Nelson
1969 Cú đấm lỗ Friedrich Soennecken Đức
1969 Hồ dán Henkel Đức
Kỹ thuật cấy ghép tim người Christiaan Neethling Barnard Nam Phi
1969 Mạng ARPANET Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
1970 Gene nhân tạo Har Gobind Khorana Mỹ
1971 E-mail Ray Tomlinson[6]
Mạch vi xử lý Federico Faggin và Marcian Hoff
Ảnh cộng hưởng từ Raymond V. Damadian
1973 Ethernet Bob Metcalfe và David Boggs
Phòng thí nghiệm không gian (Skylab) Tập thể các nhà khoa học Mỹ
1974 DNA tái tổ hợp Tập thể các nhà khoa học Mỹ
1975 Sự sắp xếp dãy DNA Frederick Sanger
Máy chụp cắt lớp Godfrey Newbold Hounsfield Anh
Máy ảnh kỹ thuật số Steven Sasson
1981 Tàu vũ trụ con thoi NASA Mỹ
Tim nhân tạo Robert Koffer Jarvik Mỹ
1983 Internet: mạng TCP/IP đầu tiên Robert E. Kahn, Vint Cerf và những người khác
1985 Phản ứng dây chuyền nhờ Polymerase Kary Mullis
1987 Aspirin Bayer AG Đức
1990 World Wide Web Tim Berners-Lee Thụy Sĩ
1993 Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
1993 Blue LED Shuji Nakamura

Từ 2000 đến naySửa đổi

Năm Phát minh/Khám phá Nhà phát minh Quốc tịch
2001 Ipod (Máy nghe nhạc) Hãng Apple [7] Hoa Kỳ
2001 3G (Truyền thông di động) NTT Docomo [7] Nhật Bản
2002 Mozzilla Firefox (Trình duyệt web) Firefox [7]
2003 Skype (Mạng điện thoại Internet) Niklas Zennström và Janus Friis[7] Đan Mạch
2004 Facebook (Mạng xã hội) Mark Zuckerberg [7] Hoa Kỳ
2005 Youtube (Trang web video) 3 Nhân viên của PayPal[7] Hoa Kỳ
2006 Nintendo Wii (Bộ trò chơi) Nintendo [7] Nhật Bản
2008 Android (Hệ điều hành) Hãng Google [7] Hoa Kỳ
2008 4G (Truyền thông di động) Tổ chức IEEE[7]
2010 Ipad (Máy tính bảng) Hãng Apple[8] Hoa Kỳ
2011 Tay giả (Stark Hand) Mark Stark[9]
2011 Tấm pin năng lượng mặt trời dẻo Công ty Ascent Solar Technologies [10] Hoa Kỳ
2011 Gương đo nhịp tim Ming-Zher Poh Hoa Kỳ
2012 Google Glass (Kính đeo trên đầu) Hãng Google[11] Hoa Kỳ
2012 Máy bay siêu thanh Quân đội Hoa Kỳ [12]
2013 Thịt nhân tạo Sergey Brin [13] Hoa Kỳ
2013 Ôtô không người lái Nhóm kỹ sư Tập đoàn General Motors[13]
2013 Bút 3Doodler (Bút 3D đầu tiên) Công ty WobbleWorks[14] Hoa Kỳ
2013 Nẹp khí quản (in từ máy in 3D) Glenn Green và Scott Holiste[13] Hoa Kỳ
2014 Apple Watch (Đồng hồ thông minh) Tập đoàn Apple[15] Hoa Kỳ
2014 Ván bay Công ty Hendo[cần dẫn nguồn] Hoa Kỳ
2014 Tàu vũ trụ Mangalyaan (lần đầu tiên bay vào quỹ đạo sao Hỏa) Cơ quan Nghiên cứu không gian Ấn Độ[16] Án độ
2014 Lò phản ứng nhiệt hạch cỡ nhỏ Lockheed Martin[16]
2014 Tủ lạnh di động (Coolest Cooler) Ryan Grepper[16]
2015 Điện không dây Các nhà khoa học [16][17] Nhật Bản

Các sáng chế trong lĩnh vực thể thao, giải tríSửa đổi

Năm Sáng chế Nhà sáng chế Quốc tịch
1682 Thỏ Phục Sinh Frankenau De Ovis Paschalibus Đức
1762 Trò chơi ghép hình John Spilsbury Anh
1851 Bóng rổ (được chơi chính thức đầu tiên tại Mỹ) James Naismith Canada
1874 Môn quần vợt Walter Wingfield Anh
1975 Khối rubik Erno Rubik Budapest
1913 Trò chơi ô chữ Arthur Wynne Anh
Phong cầm Christian Friedirch Đức
Harmonica Ludwig Buschmann Đức
Kèn Cla-ri-nét Johann Chirstoph Denner Đức
Đĩa than Emill Bellinner Đức

Xem thêmSửa đổi

  • Phát minh
  • Cách mạng công nghiệp
  • Cách mạng khoa học kỹ thuật

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ World Association of Newspapers: "Newspapers: 400 Years Young!" Lưu trữ 2010-03-10 tại Wayback Machine
  2. ^ Weber, Johannes (2006): "Strassburg, 1605: The Origins of the Newspaper in Europe", German History, Vol. 24, No. 3, pp.387–412 (396f.)
  3. ^ “John Harrison”. Encyclopedia Britannica. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ Who Invented The Tank? Lưu trữ 2008-02-20 tại Wayback Machine - Bovington Tank Museum
  5. ^ "Benefit to humanity"”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ Inventing Email
  7. ^ a b c d e f g h i http://www.yan.vn/nhung-phat-minh-cong-nghe-quan-trong-nhat-the-ki-21-49127.html%7CNhững[liên kết hỏng] phát minh công nghệ quan trọng nhất thế kỉ 21
  8. ^ http://content.time.com/time/specials/packages/article/0,28804,2029497_2030652,00.html%7CIpad[liên kết hỏng]
  9. ^ http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/26774/10-phat-minh-huu-ich-nhat-nam-2011.html%7C10 phát minh công nghệ năm 2011
  10. ^ “Những phát minh công nghệ ấn tượng nhất trong năm”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015. Đã bỏ qua văn bản “Phát” (trợ giúp)
  11. ^ “Tri thức chuyên ngành”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015. Đã bỏ qua văn bản “Những” (trợ giúp)
  12. ^ http://baotintuc.vn/doi-song/10-phat-minh-huu-ich-trong-nam-2012-20121230145517219.htm%7C10[liên kết hỏng] phát minh công nghệ năm 2012
  13. ^ a b c http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/153476/nhung-phat-minh-lam-thay-doi-the-gioi-nam-2013.html%7CNhững phát minh năm 2014
  14. ^ http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/nhung-phat-minh-cong-nghe-gay-tieng-vang-nam-2013-2925930.html%7CNhững phát minh công nghệ quan trọng năm 2013
  15. ^ http://vtc.vn/iwatch-lot-top-25-nhung-phat-minh-cua-nam-2014.1.517403.htm%7CIWatch[liên kết hỏng] lọt top 25 những phát minh của năm 2014
  16. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  17. ^ http://baocongthuong.com.vn/truyen-tai-dien-khong-day.html%7CTruyền tải điện không dây

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • History of Human Technology Lưu trữ 2006-12-19 tại Wayback Machine