Tình báo hoa nam là ai

Tình báo hoa nam là ai

Các tài liệu vừa giải mật gần đây của Wikileaks phần nào giúp các quốc gia nhận thấy hoạt động tình báo của các nước ngay tại đất nước mình. Tài liệu của Wikileaks đã tổng hợp điện tín từ các Đại sứ quán Mỹ khắp thế giới, chủ yếu phân tích về hoạt động tình báo của các quốc gia có vẻ thù địch hoặc cạnh tranh với Mỹ tại các quốc gia thứ ba. Trong đó chủ yếu là hoạt động của Phân cục Tình báo Hoa Nam của Trung Quốc và Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga-FSB. Các bức điện tín rò rỉ từ Đại sứ quán Mỹ tại các quốc gia mà Mỹ và Nga-Trung Quốc đang có sự cạnh tranh, chủ yếu là các quốc gia Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Á và Hàn Quốc, Nhật Bản.

Các bức điện tín được giải mật trong hàng loạt tài liệu của Wikileaks chủ yếu nằm trong giai đoạn các năm 2008-2012. Sau đây chúng tôi chỉ tập trung nói đến các tài liệu mật có liên quan đến Việt Nam.

Trong những tài liệu giải mật các bức điện tín từ Wikileaks về Việt Nam được gửi từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, hầu hết được ký tên bởi Đại sứ Michael Michalak hoặc Phó đại sứ, bà Virginia Palmer. Ông Đại sứ Michael Michalak nhận định chung về hoạt động tình báo tại Việt Nam như sau: "Mặc dù là một quốc gia nhỏ nhưng có vị trí chiến lược bên cạnh Trung Quốc, và lập trường ngoại giao đu dây của giới lãnh đạo chớp bu cộng sản, nên các hoạt động tình báo tại Việt Nam diễn ra rất sôi nổi và phức tạp. Đặc biệt là của Phân cục Tình báo Hoa Nam Trung Quốc và Tổng cục An ninh Liên bang của Liên bang Nga-FSB."

Tình báo hoa nam là ai

cựu TBT báo Thanh niên Nguyễn Công Khế

Vị Đại sứ này cũng nhận định, trái với FSB chỉ chủ yếu giám sát tình hình chính trị tại Việt Nam mà không có hoạt động tác động lớn nào, thì dường như Phân cục Tình báo Hoa Nam lại hoạt động rất mạnh. Ngoài việc thu thập các tin tức tình báo về tình hình kinh tế, chính trị và quân sự tại Việt Nam, tình báo Hoa Nam còn có động thái xây dựng cơ sở người Việt nhằm làm công tác tuyên truyền cho chủ nghĩa Đại bành trướng Trung Hoa, tranh thủ tình cảm của người Việt đối với Trung Quốc cũng như tấn công chính trị các lãnh đạo chóp bu cộng sản có thái độ thân Mỹ, nhằm làm đối trọng với chính sách ngoại giao của Mỹ tại Việt Nam.

Trong một bức điện tín khác, do bà Virginia Palmer ký tên có nói về việc Đại sứ quán Mỹ đã chủ động liên hệ đến các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam như các ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định và bà Nguyễn Thị Công Nhân nhằm tạo cảm tình cũng như tranh thủ sự ủng hộ của Đại sứ quán đối với hoạt động vì nhân quyền của các vị này tại Việt Nam.

Tình báo hoa nam là ai

cựu nhà báo Nguyễn Quang Lập

Ngoài ra, có một số nhà hoạt động tự do tuy đã lọt vào tầm ngắm nhưng phía Mỹ vẫn không thể bắt được liên lạc. Theo đánh giá của vị Phó Đại sứ cho biết nhiều khả năng, phân cục Tình báo Hoa Nam đã có liên hệ trực tiếp đến các ông bà này nhằm xây dựng cơ sở tuyên truyền cho Trung Quốc.

Vị Phó Đại sứ cũng nhận định, các hoạt động tình báo của Trung Quốc hiện tại đã rất khác so với nhiều năm về trước. Nếu như trước đây Phân cục Tình báo Hoa Nam chỉ tập trung thu thập các tin tức tình báo về Kinh tế, Công nghệ và Chính trị. Thì nay, hoạt động của họ còn bao gồm cả việc xây dựng cơ sở để tuyên truyền và tấn công truyền thông các lãnh đạo chóp bu có thái độ xa lánh Trung Quốc.

Trong phần cuối, điện tín cũng cho thấy đánh giá của họ về các cơ sở của phân cục Tình báo Hoa Nam như sau: "Các cơ sở người Việt này chủ yếu được xây dựng từ các nhà báo có uy tín trong nước trong đó có các cựu TBT báo Thanh niên Nguyễn Công Khế, cựu TBT báo Tuổi trẻ Tăng Hữu Phong, cựu nhà báo Trương Huy San, cựu nhà báo Nguyễn Quang Lập,... Các cơ sở này được cung cấp hàng loạt các thông tin mật nhằm tranh thủ uy tín. Đặc biệt họ không tập trung tuyên truyền về các vấn đề nhân quyền mà chỉ thuần về các yếu tố dân túy, điều này tạo sự khác biệt cho họ đối với phần lớn các nhà hoạt động khác, và phần nào tạo ra sự lúng túng cho chính quyền Việt Nam trong việc xử lý."

Tình báo hoa nam là ai

cựu TBT báo Tuổi trẻ Tăng Hữu Phong

Các bức điện tín vừa được giải mật phần nào đã cho chúng ta thấy cái nhìn phần nào về hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Việt Nam. Ngoài mặt là hai quốc gia láng giềng thân thiết nhưng phía Trung Quốc luôn dùng đủ mọi cách để hòng bành trướng, nuốt chửng Việt Nam. Nhìn nhận về các vấn đề đang nóng bỏng thời gian gần đây, có thể thấy nhận định của sứ bộ ngoại giao Mỹ là đáng tin cậy.

Có thể thấy, thông tin mà các ông bà này thường xuyên cung cấp trên mạng xã hội là thông tin thuộc loại Mật và rất chính xác. Ngoài ra, ông Trương Huy San cũng thường xuyên tung ra các tài liệu mật nhằm tấn công triệt hạ phe có thái độ bài xích Trung Quốc, thân Mỹ trong giới chóp bu cộng sản Việt Nam. Khoảng 2 năm trước đây, blogger Trương Huy San đã liên tục tấn công cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và gần đây nhất là các bài viết có chiều hướng tấn công đương kim Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Đây là các lãnh đạo cộng sản được xem là có lập trường thân Mỹ và xa lánh Trung Quốc.

Reference[]

http://www.tienbo.org/2017/08/wikileaks-cong-bo-danh-sach-co-so-cua.html

Hẳn người Việt không có ai chưa từng nghe đến cái tên tình báo Hoa Nam, con ngáo ộp khét tiếng trong đời sống chính trị nước Việt Nam. Thế nhưng, gần như chẳng mấy ai biết được tình báo Hoa Nam, hay Hoa Nam tình báo cục, nằm ở đâu trong cơ cấu tình báo của Trung Quốc.

Tình báo hoa nam là ai

Đối với người Việt, Hoa Nam tình báo ngày nay dường như cụm từ là để chỉ tất cả mọi vấn đề liên quan đến tình báo phương Bắc. Cứ tình báo Trung Quốc thì sẽ được gọi là tình báo Hoa Nam, vốn được xem là một phân cục tình báo phụ trách Nam Trung Quốc, Hồng Kông, Đông Dương và Đông Nam Á.

Định kiến này sẽ dẫn đến sự nhầm tưởng tai hại rằng chỉ có một cơ quan tình báo Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam, dưới tên gọi tình báo Hoa Nam. Thực tế, có rất nhiều cơ quan tình báo Trung Quốc cùng hoạt động ngầm ở Việt Nam, cũng như bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Vậy đối với người Việt, Hoa Nam tình báo bắt nguồn từ đâu và liệu có thực sự tồn tại một cơ quan như thế hay không?

Câu trả lời là có và không.

Để tìm hiểu nguồn gốc Hoa Nam tình báo cục đối với người Việt, cần phải quay trở lại với thời kỳ quốc cộng liên minh kháng Nhật lần thứ hai ở Trung Quốc.

Tháng 10.1937, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) triệu tập hội nghị Bộ Chính trị về vấn đề hoạt động cách mạng ở 12 tỉnh phía nam Trung Quốc. Tại đại hội này, CCP quyết định thành lập Cục Dương Tử đặt tại Vũ Hán. Cục Dương Tử chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạt động cách mạng ở phía nam và Tân Tứ quân ở miền nam, đàm phán với Quốc dân đảng và mở rộng tầm ảnh hưởng của cộng sản ở các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Quốc dân đảng. Cục Dương Tử lúc này được xem như Bộ Chính trị thứ hai, với sự góp mặt của 5 ủy viên Bộ Chính trị là Chu Ân Lai, Vương Minh, Bác Cổ, Hạng Anh và Khải Phong. Bộ Chính trị thứ nhất lúc đó đặt tại Diên An dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Cục Dương Tử lúc đó rất có trọng lượng trong CCP và bị Mao xem như là một cái gai.

Chính Chu Ân Lai, người được xem là ông tổ của tình báo cách mạng Trung Quốc, lúc đó đã nỗ lực thiết lập một mạng lưới tình báo hiệu quả trong lòng địch ở phía nam. Đến tháng 10.1938, Cục Dương Tử được đổi tên thành Cục Hoa Nam đặt tại Trùng Khánh. Sau đó, vào năm 1939, Chu ra lệnh cho Phan Hán Niên, một tên tuổi điệp báo lẫy lừng của CCP, thiết lập một mạng lưới tình báo lớn có trụ sở tại Thượng Hải, lấy tên là “Hoa Nam tình báo cục”.

Cục Tình báo Hoa Nam chính thức ra đời dưới sự quản lý của Cục Hoa Nam (còn được gọi là Cục Nam phương, Southern Bureau hoặc South China Bureau) từ năm 1939, mặc dù mạng lưới của nó đã được thiết lập rải rác từ trước đó.

Cục Hoa Nam phụ trách lãnh đạo kháng chiến ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Giang Tô, Hồng Kông và đặc biệt phụ trách quan hệ với các phong trào cách mạng ở Đông Nam Á. Đây có lẽ là yếu tố then chốt khiến Cục Tình báo Hoa Nam trở nên khét tiếng ở Việt Nam và Đông Nam Á bởi việc cục này cài cắm gián điệp vào các phe phái đối địch với phong trào cộng sản ở khu vực hoặc thậm chí vào chính các đảng có quan hệ là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt khi kinh đô của phong trào cộng sản ở Đông Á khi đó nằm tại Thượng Hải và Hồng Kông. Đây là hai địa bàn đặt trụ sở chính của tình báo Hoa Nam do Phan Hán Niên lãnh đạo. Cơ quan này cài cắm nhiều điệp viên nằm vùng trong lòng giới ngoại giao và quân đội Nhật Bản cũng như Quốc dân đảng.

Một trong những thành tích chói sáng nhất của tình báo Hoa Nam thời Chiến tranh thế giới thứ 2 là nắm trước được thời điểm chiến dịch Barbarossa xảy ra. Đây là cuộc tiến công chớp nhoáng do Hitler phát động nhằm vào Liên Xô.

Theo sử sách Trung Quốc, một điệp viên của Hoa Nam tình báo ở Trùng Khánh đã nghe ngóng được trong giới ngoại giao Nhật Bản về một kế hoạch tấn công Liên Xô của Đức Quốc xã vào ngày 22.6.1941. Thông tin này được chuyển đến Chu Ân Lai và Chu lập tức ký một bức điện gửi về Diên An, rồi từ đó nó được gửi đến Moscow vào ngày 20.6, hai ngày trước khi cuộc tấn công nổ ra. Vài tháng sau đó, Hoa Nam tình báo tiếp tục nắm bắt được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về quá trình chuẩn bị của quân đội Nhật cho một cuộc chiến tranh với Mỹ. Đến tháng 10, Hoa Nam tình báo kết luận quá trình chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất và quân đội của Thiên Hoàng sắp sửa gây chiến với Mỹ. Thông tin này được gửi về Diên An và một lần nữa được chuyển tiếp cho các lãnh đạo Liên Xô. Ngày 7.12.1941 chuyện gì đã xảy ra?

Xin được trả lời luôn, đó là trận Trân Châu Cảng, đánh dấu sự tham chiến của Nhật Bản vào Thế chiến thứ 2.

Đến lúc này, có lẽ câu hỏi liệu có thực sự tồn tại một tổ chức có tên Hoa Nam Tình báo Cục hay không đã được giải đáp. Vấn đề còn lại là Hoa Nam Tình báo Cục đã thoát thai hoán cốt ra sao trong dòng lịch sử kinh thiên động địa ở Đông Á tiếp diễn sau đó. Liệu nó có tiếp tục tồn tại hay không và nếu tồn tại thì nó đang nằm ở đâu trong guồng máy tình báo khét tiếng của Trung Quốc. Và nó đã từng hoạt động hay không ở Việt Nam?

Trong 1 tài liệu tiếng Trung mới được tiết lộ gần đây có nhắc tới thông tin, Cục Tình báo Hoa Nam (hay còn được gọi là Cục Hoa Nam, cơ quan tình báo tập trung vào các khu vực phía Nam TQ, Ấn Độ, bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á) tổ chức mạng lưới gián điệp. Chính quyền Bắc Kinh chỉ đạo các điệp viên đóng tại khu vực này sử dụng danh nghĩa tị nạn “cách mạng văn hóa” “tị nạn chính trị” “nhóm tị nạn”, thâm nhập vào biên giới miền Bắc Việt Nam để thực hiện hoạt động tình báo và tổ chức “lực lượng thứ 5”. Trong các cuộc nói chuyện cấp cao tại Trung Quốc năm 1970, Mao Trạch Đông thừa nhận trách nhiệm của Trung Quốc liên quan đến hoạt động mang tình hữu nghị này. Tháng 11/1977, Chủ tịch Hoa Quốc Phong một lần nữa thừa nhận điều này.

Tổng hợp