Tinh trùng không tiến tới là gì

Các chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng là cơ sở khoa học thể hiện chính xác sức khỏe sinh sản của nam giới. Nếu một trong các chỉ số này bất thường, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị khắc phục nếu nam giới muốn duy trì sức khỏe sinh sản tốt.

1. Tại sao cần đánh giá chất lượng tinh trùng?

Chất lượng tinh trùng liên quan đến tỷ lệ thụ thai thành công. Khi chất lượng tinh trùng tốt, nó mới có thể trải qua chặng đường dài khi được phóng vào âm đạo của nữ giới, nơi qua cổ tử cung vào tử cung gặp trứng. Khi chất lượng hoặc số lượng tinh trùng có vấn đề, cơ hội thụ thai sẽ giảm đi, nhiều trường hợp không thể thụ thai và sinh con.

Chất lượng tinh trùng liên quan đến sự thụ tinh thành công

Chất lượng tinh trùng ngoài do các yếu tố bẩm sinh thì đây còn là triệu chứng bệnh lý thứ phát. Một số yếu tố và tình trạng sức khỏe cũng làm suy yếu chất lượng tinh trùng như: bệnh tim mạch, đột quỵ, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa,…

Xét nghiệm tinh dịch đồ là xét nghiệm giúp đánh giá tốt nhất chất lượng tinh trùng. Muốn kết quả chính xác, mẫu xét nghiệm phải lấy mẫu tươi, nghĩa là mẫu tinh dịch phải được lấy tại cơ sở y tế và đưa đến phòng xét nghiệm ngay.

Trước khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số chuẩn bị cơ bản, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để không ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm:

  • Hạn chế xuất tinh trước ngày lấy mẫu từ 2 - 7 ngày, bao gồm cả quan hệ tình dục bình thường và thủ dâm, điều này nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng tinh trùng trong mẫu lấy là khách quan nhất.

Một số thực phẩm chức năng có thể làm thay đổi chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng

  • Xem xét ngưng hoặc giảm sử dụng kháng sinh trong điều trị và một số loại thực phẩm chức năng có thể làm thay đổi chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng.

  • Không sử dụng thức uống có cồn như bia rượu, café, chất kích thích,… trước khi lấy mẫu cũng như các thuốc uống bổ sung nội tiết tố.

  • Nên lấy mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ vào buổi sáng khi cơ thể khỏe mạnh, tinh dịch cũng tươi mới nhất, thông báo cho bác sĩ để lùi ngày lấy mẫu nếu bạn đang bị viêm nhiễm hoặc cơ thể sốt cao.

  • Khi tự lấy mẫu, bắt đầu bằng rửa tay bằng nước sạch, không dùng xà phòng vì tính sát khuẩn của chất tẩy rửa này có thể làm chết tinh trùng trong mẫu lấy.

Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ sẽ có trong vòng một vài ngày, nếu bất thường, có thể cần thực hiện thêm xét nghiệm chẩn đoán tìm nguyên nhân.

2. Các chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng cơ bản nhất

Các chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng dưới đây sẽ giúp đánh giá chất lượng, số lượng tinh trùng có đang tốt hay gặp phải vấn đề ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới (theo tổ chức Y tế thế giới WHO 2010).

2.1. Sự ly giải

Tinh dịch thông thường ở điều kiện môi trường sau khi phóng tinh (nhiệt độ 37 độ C) thường tự hóa lỏng, còn gọi là ly giải trong 15 - 60 phút. Nếu tinh dịch không ly giải hoặc thời gian ly giải bất thường, nguyên nhân có thể do viêm tiền liệt tuyến hoặc bệnh lý sinh sản khác.

Tinh trùng bình thường có màu xám hoặc trắng đục

2.2. Màu sắc

Màu sắc được đánh giá ở tinh dịch sau ly giải, màu bình thường là màu xám đục hoặc trắng đục, có tính đồng nhất. Màu sắc tinh dịch bất thường có thể do những nguyên nhân như:

  • Tinh dịch màu vàng: Sử dụng một số loại vitamin, nhiễm trùng cơ quan sinh dục hoặc cơ quan liên quan, lẫn nước tiểu trong quá trình lấy mẫu.

  • Tinh dịch màu hồng hoặc đỏ: Có thể trong tinh dịch chứa máu, nghi ngờ sự chảy máu trong niệu đạo hoặc tổn thương khác.

  • Tinh dịch màu trắng trong: Tinh trùng với số lượng lớn lẫn trong tinh dịch tạo nên màu trắng đục tự nhiên, nếu màu sắc nhợt trong thì có thể do ít tinh trùng.

2.3. Thể tích tinh dịch

Thể tích tinh dịch đo bằng đơn vị ml nhằm ước tính chính xác trọng lượng mẫu tinh dịch trong một lần xuất tinh bình thường. Thể tích tinh dịch được coi là bình thường khi lớn hơn 1,5 ml.

Tinh dịch ít có thể do nhiều nguyên nhân như bất sản túi tinh, tắc ống phóng tinh, xuất tinh ngược dòng,…

Tinh dịch có pH bình thường đảm bảo tinh trùng sống và di chuyển tốt

2.4. Độ pH

Tinh dịch cũng cần có độ pH thích hợp để đảm bảo môi trường tồn tại tốt nhất cho tinh trùng. Nếu bình thường, tinh dịch có độ pH lớn hơn hoặc bằng 7.2.

Độ pH thấp hơn có thể do tăng dịch tiết tính acid của tiền liệt tuyến hoặc độ pH cao hơn do tăng tiết tính kiềm của túi tinh. Cần cẩn thận với trường hợp pH tinh dịch nhỏ hơn 7, nguyên nhân có thể do bất sản túi tinh hoặc tắc ống phóng tinh.

2.5. Tổng số tinh trùng

Trong một lần xuất tinh toàn bộ có bao nhiêu tinh trùng thì đây được tính là tổng số tinh trùng. Giới hạn tối thiểu của chỉ số này là >= 29 x 106 tinh trùng.

2.6. Mật độ tinh trùng

Muốn kiểm tra mật độ tinh trùng, cần pha loãng tinh dịch với dung dịch và đếm bằng công cụ.

Giới hạn tối thiểu của mật độ tinh trùng là 16 x 106 tinh trùng/ml tinh dịch.

2.7. Mức độ di động của tinh trùng

Nhằm đánh giá khả năng di chuyển của tinh trùng, bao gồm 3 loại như sau:

  • Tinh trùng di động tiến tới PR

  • Tình trùng di động không tiến tưới NP.

  • Tinh trùng mất động.

Theo tiêu chuẩn của WHO 2010, nếu PR > 32% hoặc NR + PR > 40% thì là những mẫu có độ di động trên ngưỡng giới hạn tối thiểu.

2.8. Tỉ lệ sống của tinh trùng

Tỷ lệ tinh trùng sống thường cao hơn tỷ lệ tinh trùng di động. Giá trị tham khảo tối thiểu cho tinh trùng sống là 58%.

2.9. Các tế bào khác trong mẫu tinh dịch

Đánh giá các tết bào này cũng tương tự đánh giá tinh trùng. Nếu mật độ của chúng > 1x106 tế bào/ml tinh dịch thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Hình dạng tinh trùng rất quan trọng trong đánh giá sức khỏe sinh sản

2.10. Hình dạng tinh trùng

Hình dạng tinh trùng được quan sát và đánh giá theo tỷ lệ tinh trùng dị tật hoặc không có khả năng di chuyển, đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tỷ lệ thụ thai. Tinh trùng được coi là bình thường khi các bộ phận đầu, cổ, giữa, đuôi đều bình thường.

Theo tiêu chuẩn của WHO (2010), ngưỡng giới hạn tối thiểu của hình dạng tinh trùng bình thường ở người là 4%.

Các chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng đều quan trọng trong đánh giá sức khỏe sinh sản qua tỷ lệ thụ thai của nam giới. Do đó, xét nghiệm tinh dịch đồ vẫn thường dùng trong kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ cũng như kiểm tra tìm nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Hỏi - 12/04/2016
Thưa bác sĩ. Vợ chồng em đã sinh hoạt 1 năm vẫn chưa có con. Dù tháng nào em cũng đi canh trứng và chồng nhịn trước đó ít nhất 3 ngày. Em kiểm tra tử cung, buồng trứng, vòi trứng... tất cả đều bình thường.

Đây là kết quả dinh dịch đồ của chồng em: Thể tích : 4.3 ml Ly giải : 21 phút pH : 7.5 Mật độ : 20 x 10^6 TT/ml Tổng tinh trùng : 86 x 10^6 PR-tiến tới : 22% NP- Không tiến tới : 10% IM- Không di động : 68% Tỉ lệ sống : 41% Hình dạng bình thường : 4% Độ nhớt : cao.

Hôm nhận được kết quả Tinh dịch đồ, nhà có việc gấp nên tụi em không kịp nghe bác sĩ phân tích, tư vấn. Kính mong bác sĩ tư vấn cho tụi em về kết quả tinh dịch đồ trên và phương pháp điều trị thích hợp ạ. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ nhiều niềm vui và sức khoẻ! 

Trả lời
Chào bạn,

Theo như kết quả xét nghiệm tinh trùng của chồng bạn, thì tỷ lệ di động tiến tới 22% hơi thấp hơn so với bình thường, như vậy tinh trùng ở mức độ yếu nhẹ, vẫn có khả năng có thai tự nhiên nhưng sẽ khó hơn bình thường 1 chút. Tuy nhiên 2 vợ chồng bạn đã canh trứng và quan hệ tự nhiên 1 năm mà không có em bé. Nếu 2 vòi trứng thông thì biện pháp hiệu quả lúc này là phương pháp bơm tinh trùng lọc rửa của chồng vào buồng tử cung (IUI). Để làm phương pháp này bạn đến phòng khám hiếm hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn nhé!

Chúc vợ chồng bạn sớm có em bé!

TS.BS. Vũ Minh Ngọc
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ

Em 31 tuổi, chồng 36 tuổi, đã cưới nhau được 2 năm nhưng chưa có con. Chồng em bị tinh trùng yếu đã đi khám 2 lần. 

Lần đầu kết quả là: thể tích 4ml, ly giải 25ph, pH 7,5, mật độ 16x10^6/ml, tiến tới nhanh 1%, tiến tới chậm 28%, không tiến tới 16%, không di động 55%, tỷ lệ sống 45%, hình dạng bình thường 18%.

Đợt 2 chồng em đi khám sau 3 tháng thì được kết quả là: thể tích 1ml, ly giải 15ph, PH 7,5, mật độ 5x10^6ml, tổng số tinh trùng 5x10^6ml, tỷ lệ tinh trùng sống 41%, di động tiến tới 7%, di động không tiến tới 28%, bất động 65%, hình thái bình thường 3%, đầu 59%, cổ 45%, đuôi 26%.

Với kết quả khám 2 lần như vậy chất lượng và số lượng tinh trùng của chồng em có tăng lên ở lần 2 không hay giảm đi so với lần 1? Liệu chúng em có thể có con tự nhiên không hay phải thụ tinh trong ống nghiệm? Kính mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ. (Thương)

Ảnh minh họa: Givinglifeonline.com.

Trả lời:

Bạn thân mến,

Để trả lời những thắc mắc của bạn tôi xin chia sẻ đôi điều về xét nghiệm tinh dịch đồ. Đứng về chuyên môn, đây là xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong điều trị hiếm muộn nhưng nó luôn gây ra những rắc rối cho các nhà chuyên môn bởi xét nghiệm này luôn có một tỷ lệ sai số đáng kinh ngạc. Theo một khảo sát năm 2006 về chất lượng xét nghiệm tinh dịch đồ được thực hiện ở 144 phòng xét nghiệm ở Australia với cùng một mẫu tinh dịch, kết quả đếm số lượng tinh trùng từ các cơ sở trên đưa ra có biên độ rất rộng từ 3,7 đến 102 triệu/ml.

Như vậy, sai số từ kết quả tinh dịch đồ không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả những nước có nền y học tiên tiến nhất với hệ thống xét nghiệm rất hiện đại. Để hạn chế được sai số này, các nhà chuyên môn đều thống nhất rằng xét nghiệm tinh dịch đồ phải được làm đúng quy chuẩn (từ thời gian kiêng giao hợp đến cách thức lấy tinh dịch, phương pháp làm, người làm được đào tạo quy chuẩn, trang thiết bị máy móc chuẩn, điều kiện phòng xét nghiệm…). Đã có rất nhiều máy móc hỗ trợ cho xét nghiệm này, nhưng cho đến bây giờ đa số nhà chuyên môn vẫn tin tưởng vào kết quả đánh giá bằng mắt thường của những nhân viên được đào tạo thuần thục hơn là các máy móc đắt tiền.

Do đó xét nghiệm tinh dịch nên được làm tại một cơ sở chuyên khoa về sinh sản hay hỗ trợ sinh sản quy chuẩn và xét nghiệm tinh dịch đồ đem so sánh nên đến từ một phòng xét nghiệm để đảm bảo cùng một điều kiện chuẩn. Còn khi làm ở hai hay nhiều cơ sở khác nhau, với các phương pháp khác nhau, người làm khác nhau thì sự sai số này không thể kiểm soát nổi và do đó không đem chúng ra so sánh được.

Về câu hỏi thứ nhất của bạn muốn biết chất lượng tinh trùng tăng lên hay giảm đi ở lần xét nghiệm thứ hai, thực sự khó trả lời bởi xét nghiệm của chồng bạn làm chưa đồng nhất. Kết quả của chồng bạn làm với hai phương pháp khác nhau (lần một theo chuẩn WHO 1999 (tiến tới nhanh, chậm…) và lần 2 theo chuẩn WHO 2010 (di động tiến tới, di động không tiến tới…) và tôi không rõ là hai lần xét nghiệm này trong cùng một cơ sở hay hai cơ sở khác nhau? Vì vậy chúng ta không đem so sánh được về sự tiến triển của tinh trùng mà chỉ lấy làm tham khảo.

Về câu hỏi thứ hai liệu vợ chồng bạn có con tự nhiên hay không, qua phân tích tôi thấy cả hai kết quả trên của chồng bạn đều chưa đạt được chuẩn ở ngưỡng giới hạn tối thiểu của tiêu chuẩn WHO tương ứng (bạn xem ngưỡng này trong tờ kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ mà các cơ sở khám bệnh đó trả phiếu cho chồng bạn).

Mặc dù tinh trùng của chồng bạn yếu, ít và chưa đạt ngưỡng tối thiểu nhưng không phải vợ chồng bạn hết hy vọng thụ thai tự nhiên. Chồng bạn nên đến khám ở các cơ sở nam khoa có uy tín để điều trị tình trạng tinh trùng ít, yếu. Để sớm có con, điều kiện lý tưởng nhất là vợ chồng bạn nên tìm tới một trung tâm hỗ trợ sinh sản (ở đó có cả phòng khám nam khoa, phụ khoa và đơn vị hỗ trợ sinh sản).

Những trung tâm như thế họ sẽ đánh giá chính xác toàn diện từ hai phía và tìm rõ nguyên nhân từ đâu để can thiệp trúng đích ngay. Hơn nữa, ở đó vợ chồng bạn có nhiều cơ hội lựa chọn điều trị, chẳng hạn điều trị nội khoa làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng của chồng bạn kết hợp theo dõi và hỗ trợ sự phát triển, trưởng thành của trứng một cách chủ động (phía vợ) để tăng hiệu quả thụ thai tự nhiên. Đồng thời trong trường hợp xấu nhất khi không thành công với điều trị này vợ chồng bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản luôn để đi đến đích sớm mà không mất thời gian làm lại từ đầu cũng như bỏ phí quãng thời gian vàng của độ tuổi sinh sản.

Chúc vợ chồng bạn luôn hạnh phúc và sớm có tin vui.

Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng
Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec

Video liên quan

Chủ đề