Top 10 tập đoàn công nghệ sinh học thế giới năm 2024

(PLO)- Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là một trong 10 quốc gia hàng đầu châu Á về công nghệ sinh học; đến năm 2045 trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Bộ Chính trị đánh giá công nghệ sinh học nước ta thời gian qua có bước phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, công nghệ sinh học phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; năng lực công nghệ sinh học chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ.

Cùng đó, một số lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học lạc hậu so với khu vực và thế giới; công nghiệp sinh học chưa trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nhấn mạnh quan điểm phát triển công nghệ sinh học là xu thế của thế giới; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á.

Bên cạnh đó là xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

Cụ thể, đến năm 2030, Việt Nam là một trong 10 quốc gia hàng đầu châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh công nghệ sinh học. Xây dựng nền công nghệ sinh học có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học.

Công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP…

Đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về công nghệ sinh học thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, bên cạnh việc thống nhất nhận thức về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Trong đó đặc biệt lưu ý đến chính sách vượt trội, phù hợp để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao.

Xây dựng cơ chế bảo đảm mối liên kết, gắn bó giữa các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học; xây dựng, triển khai các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm công nghệ sinh học.

“Tập trung phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống; phát triển công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” ­– Nghị quyết nêu và yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học…

Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023-2030

(PLO)- Bộ Chính trị khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn.

//stttt.binhdinh.gov.vn/vi/news/chuyen-doi-so/cong-bo-va-vinh-danh-top-10-doanh-nghiep-cong-nghe-so-xuat-sac-viet-nam-2023-950.html /themes/egov/images/no_image.gif

Doanh nghiệp công nghệ số thực hiện sứ mệnh tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm ghi nhận và đánh giá cao VINASA, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp công nghệ số đã tổ chức chương trình Vinh danh Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc trong suốt 10 năm qua. “Đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa lớn với Ngành, với đất nước”.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại sự kiện

Thứ trưởng cho biết, chúng ta đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 khi Việt Nam kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Để hiện thực hoá mục tiêu cao, trong bối cảnh thế giới biến động, phức tạp và khó lường, Việt Nam cần phải làm nhiều việc phi thường, trong đó có nhiều việc thuộc về sứ mệnh của ngành TT&TT. Đó là thổi bùng lên khát vọng lớn. Việc phi thường chỉ đạt được khi chúng ta có khát vọng lớn. Cách thổi bùng lên khát vọng chính là kể những câu chuyện truyền cảm hứng cho thế hệ hiện nay. Đó là cần phải xây dựng lực lượng doanh nghiệp công nghệ số tinh nhuệ.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA

Đồng thời, lực lượng chủ công, tinh nhuệ đó phải có một cách đi phù hợp và “đi cùng nhau” là một trong những cách đi mà Bộ TT&TT định hướng cho các doanh nghiệp công nghệ. Doanh nghiệp lớn dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ hơn, doanh nghiệp đi trước dẫn dắt doanh nghiệp đi sau. Bí quyết và chiến lược chinh phục thị trường của các doanh nghiệp tiên phong là những bài học quý giá, mở hướng cho các doanh nghiệp công nghệ tự tin bước ra thị trường quốc tế. Đi ra nước ngoài là để chinh phục thị trường vô tận của quốc tế, làm cho doanh nghiệp của mình lớn lên, để quay về phục vụ tốt hơn thị trường trong nước, phục vụ người dân Việt Nam.

Cuối cùng, Thứ trưởng chúc mừng các doanh nghiệp được đề cử, trao giải, mỗi doanh nghiệp sẽ viết lên một câu chuyện riêng về thành công của mình, đóng góp vào một câu chuyện chung của Ngành, tiếp tục thực hiện sứ mệnh tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia.

Nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về chuyển đổi số

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA cho biết, Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2023 chứng kiến rất nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về chuyển đổi số. Viettel Solutions đã xây dựng 36 trung tâm điều hành thông minh IOC, triển khai chuyển đổi số cho 32 tỉnh, thành. OneMount Group đang chuyển đổi số cho hơn 100.000 cửa hàng tạp hoá – góp phần chuyển đổi số nhanh chóng các thành phần kinh tế, giúp chuyển đổi số không phải xa vời mà đã len lỏi sâu vào các lĩnh vực của đời sống…

Các doanh nghiệp được trao giải tại buổi lễ

VNPT, Mobifone đang triển khai nền tảng số phục vụ cho ngành nông nghiệp, du lịch với hiệu quả cao. Rạng Đông đang là điển hình của một doanh nghiệp sản xuất thực hiện chuyển đổi số, chuyển mình thành một doanh nghiệp công nghệ số với các sản phẩm công nghệ mới, chất lượng cao và nhiều mô hình kinh doanh mới. FPT đã nghiên cứu sản xuất thành công Chip bán dẫn và bắt đầu nhận đơn đặt hàng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuất khẩu đã vươn tới hơn 20 quốc gia.

“Không chỉ có vậy, tôi và các thành viên hội đồng rất ấn tượng những câu chuyện về niềm đam mê, sự đầu tư bài bản, của các doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, xuất sắc do người Việt Nam làm chủ; các chiến lược tiếp cận và phát triển thị trường theo cách khá mới mẻ và đặc biệt là những nỗ lực không ngừng trong nâng cao năng lực, phát triển kinh doanh vươn ra quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã có tốc độ tăng trưởng từ 30 - 100%, đặc biệt có doanh nghiệp tăng trưởng lên đến 2800%. Đây thực sự là những nỗ lực tuyệt vời của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đáng được ghi nhận và tự hào”, ông Nguyễn Văn Khoa bày tỏ.

Một thập kỷ đồng hành cùng bước tiến của các doanh nghiệp ICT Việt Nam

Chương trình TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023 (tên cũ làTOP 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam) được VINASA tổ chức thường niên từ năm 2014. Tròn 1 thập kỷ đồng hành và vinh danh các doanh nghiệp, Chương trình cũng là “chứng nhân” ghi lại những bước phát triển của ngành CNTT với những tên tuổi tiên phong về xu thế kinh doanh, nổi trội về quy mô, năng lực công nghệ và đột phá về tăng trưởng.

Năm 2013, doanh thu của ngành CNTT đạt gần 34 tỷ USD với tổng số 440.000 lao động làm việc trong 13.800 doanh nghiệp. Ngành phần mềm và dịch vụ CNTT khi đó đóng góp 2,8 tỷ USD doanh thu, với hơn 11.500 doanh nghiệp, tổng số lập trình viên khoảng gần 160.000 lao động; không chỉ đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong nước, mà còn bước đầu đặt tên trên bản đồ CNTT thế giới. Sau 10 năm, các chỉ số của ngành CNTT đều tăng gấp 5 lần. Tổng doanh thu toàn Ngành đạt 148 tỷ USD, với 1,3 triệu nhân lực. Doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT đạt gần 16 tỷ USD (tăng gần 6 lần), xuất khẩu phần mềm và dịch vụ đạt trên 5 tỉ USD. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số là 75.000 doanh nghiệp (theo MIC). Cùng đó, nhiều lĩnh vực mới liên tiếp được mở ra như Social, Mobility, AI, Cloud…

Ấn tượng Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số 2023

Tại lễ công bố, Ban Tổ chức đã trao chứng nhận Top 10 cho 41 lượt doanh nghiệp thuộc nhóm các lĩnh vực ngành CNTT truyền thống; 24 lượt doanh nghiệp ở nhóm các lĩnh vực ưu tiên chuyển đối số; 16 lượt doanh nghiệp thuộc nhóm các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ mới; 2 doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiên phong triển khai công nghệ số; 2 doanh nghiệp startup số, 6 doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng.

Danh hiệu “Doanh nghiệp công nghệ số nghìn tỷ Việt Nam” đã được trao cho 13 doanh nghiệp gồm: CMC Global, CTIN, FPT, FPT IS, FPT Software, Trung tâm dịch vụ số MobiFone - Chi nhánh Tổng công ty MobiFone, NashTech Vietnam, One Mount Group, Rạng Đông, Công ty Giải pháp phần mềm Tường Minh, Viettel Solutions, VNPT.

Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu năm 2022 của các doanh nghiệp được vinh danh TOP 10 năm nay đạt 164.026 tỉ đồng, tương đương hơn 7 tỷ USD chiếm 43,75% tổng doanh thu của ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với tổng số nhân sự 136.000 người. Riêng 13 Doanh nghiệp Công nghệ số Nghìn tỷ có doanh thu 119.000 tỉ đồng, tương đương 5,1 tỉ USD, sử dụng 111.600 lao động.

Dù vẫn ở trong giai đoạn kinh tế biến động, nhưng các doanh nghiệp công nghệ số vẫn có được mức tăng trưởng ấn tượng. Ở thị trường dịch vụ xuất khẩu có MOR Software, Savvycom trưởng gấp 2 lần, CMC Global tăng trưởng 70%. Thị trường trong nước ghi nhận những con số tăng trưởng lớn như: One Mount tăng 80%, Viettel Cyber Security, FPT Smart Cloud tăng 100%, ITSOL 90%. Nhiều doanh nghiệp đang đầu tư nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới như: Chip bán dẫn, Generative AI, Blockchain. Các doanh nghiệp trong nhóm này đang hiện diện tại trên 20 quốc gia, có hàng chục ngàn nhân sự, đang chuyển đổi số cho những doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500, những tập đoàn hàng đầu thế giới như: Airbus, Boeing, Unilever, Hitachi.. và là đối tác của các hãng công nghệ lớn nhất như Google, Microsoft, IBM, AWS...

Chủ đề