Top 10 thương hiệu tiêu biểu apec 2023 năm 2024

Sáng ngày 19/11/2023, tại Nhà hát Quân đội Thành phố Hồ Chí Minh, LocknLock đã xuất sắc lọt vào Top 10 tại Lễ công bố “Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2023”. Giải thưởng lần thứ 9 này được Ban Biên tập Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương và các tổ chức uy tín của Việt Nam và quốc tế phối hợp tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC - VTC6 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Được chọn từ hơn 300 hồ sơ doanh nghiệp, LocknLock nổi bật dựa trên chín tiêu chí cốt lõi, bao gồm tính pháp lý, chiến lược phát triển thương hiệu, văn hóa thương hiệu, tính sáng tạo, sự hiện diện của thương hiệu, khả năng phát triển mạnh ở thị trường châu Á và trách nhiệm xã hội. Công ty tự hào nhận được giải thưởng “Top 10 Thương hiệu Nổi bật Châu Á – Thái Bình Dương”, khẳng định sự tăng trưởng ổn định của mình ở cả thị trường Việt Nam và Châu Á rộng lớn hơn.

Kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam năm 2008 với chiến lược thương hiệu cao cấp, LocknLock đã định vị chiến lược cho mình với trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Công ty đã thành lập các cửa hàng tại các trung tâm mua sắm cao cấp như Vincom Center và Paxon Department Store, ban đầu ở các thành phố lớn và dần dần mở rộng sang các trung tâm nhỏ hơn như Đà Nẵng, Cần Thơ và Nha Trang, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Ngoài việc tập trung vào xây dựng thương hiệu, việc xây dựng một nhà máy địa phương đảm bảo cung cấp kịp thời các sản phẩm chất lượng cao đã góp phần đáng kể vào danh tiếng xuất sắc của thương hiệu. Khác biệt với các công ty đa quốc gia khác tại Việt Nam, LocknLock không chỉ đơn thuần bán sản phẩm mà còn cung cấp các dịch vụ hàng đầu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của khách hàng và chiếm được lòng trung thành của người tiêu dùng.

Ngoài những thành tựu kinh doanh, LocknLock còn tích cực đóng góp cho cộng đồng và nền kinh tế Việt Nam. Thông qua các khoản đầu tư đáng kể vào các cơ sở sản xuất toàn cầu tại Việt Nam và các sáng kiến xã hội như xây dựng trại trẻ mồ côi và hỗ trợ các chương trình học bổng, LocknLock không chỉ là một doanh nghiệp xuất sắc mà còn là đối tác tích cực trong sự phát triển bền vững của đất nước.

Với hơn một thập kỷ hình thành và phát triển tại Việt Nam, LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc, không chỉ làm say lòng người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm mà còn bằng những tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội. Nhìn về phía trước, LocknLock mong muốn tiếp tục mang lại những giá trị cao nhất cho người dân và đất nước Việt Nam cũng như toàn bộ khu vực Châu Á rộng lớn hơn.

Đây là sự kiện lớn và có ý nghĩa kinh tế - thương mại quan trọng của khu vực trong Tuần lễ cấp cao APEC. APEC CEO Summit lần đầu tiên được tổ chức tại Philippines vào năm 1996; và từ đó đến nay đã trở thành sự kiện thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC.

APEC CEO Summit là nơi hội tụ của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, là sự kiện doanh nghiệp lớn nhất của khu vực. Diễn giả của sự kiện là Lãnh đạo cấp cao (Tổng thống, Thủ tướng, Người đứng đầu) của các nền kinh tế trong khu vực, Lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nhà hoạch định chính sách, CEO của các tập đoàn uy tín, các học giả để cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và những thực tiễn tốt để hướng tới phát triển thương mại đầu tư trong khu vực. APEC CEO Summit là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á- Thái Bình Dương là nơi phát triển năng động, là vườn ươm các ý tưởng cho khu vực. Hội nghị APEC CEO Summit chỉ dành cho những đại biểu có thư mời và là sự kiện phải trả phí.

Năm nay, APEC CEO Summit 2023 được tổ chức trong 3 ngày từ 14-16/11/2023 tại San Francisco, Hoa Kỳ với chủ đề “Tạo cơ hội kinh tế”. APEC CEO Summit 2023 gồm 20 phiên họp sẽ là nơi tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tiềm năng hợp tác xây dựng tương lai trong bốn lĩnh vực: Phát triển bền vững; Bao trùm; Khả năng Phục hồi; Đổi mới.

APEC CEO Summit 2023 đã gửi thư mời tham dự và phát biểu tại Hội nghị đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các nhà Lãnh đạo Cấp cao khác gồm: Tổng thống Hoa Kỳ, Indonesia, Hàn Quốc, Chile, Peru, Philippines; Chủ tịch nước Trung Quốc; Thủ tướng Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia và Singapore.

Dự kiến ngày 15/11/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ phát biểu tại APEC CEO Summit với sự tham dự của hơn 1,000 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực cùng đại diện của các tổ chức quốc tế.

Sáng ngày 17/11/2023 giờ địa phương, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ đã diễn ra Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30.

Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Cấp cao và Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC, gồm Brunây, Ca-na-đa, Chi-lê, Đài Bắc – Trung Hoa, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xia, Hàn Quốc, Hồng Công – Trung Quốc, Ma-lai-xia, Mê-hi-cô, Nga, Niu Di-lân, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Pa-pua Niu-ghi-nê, Pê-ru, Phi-lip-pin, Thái Lan, Trung Quốc, Xinh-ga-po và Việt Nam. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham dự với tư cách khách mời. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 30 (Nguồn: vtvgo.vn)

Với chủ đề “Kết nối và xây dựng các nền kinh tế bao trùm và tự cường”, Hội nghị đã đánh giá chặng đường hợp tác 30 năm qua của APEC kể từ Hội nghị Cấp cao lần đầu tiên tại đảo Blake, Hoa Kỳ (1993 – 2023), đồng thời thảo luận những định hướng hợp tác trong giai đoạn mới. Các nhà Lãnh đạo cũng chia sẻ đánh giá về tình hình kinh tế thế giới, những thách thức và cơ hội đang đặt ra với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hội nghị đánh giá cao những đóng góp quan trọng của APEC trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu những thập kỷ qua; khẳng định APEC cần tiếp tục là động lực then chốt cho tăng tưởng kinh tế trong một thế giới đang đối mặt với nhiều rủi ro. APEC cần phát huy những thành tựu và bài học của ba thập kỷ qua, tiếp tục đẩy mạnh triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hoà bình vì thịnh vượng của người dân và thế hệ tương lai.

Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC

Về hợp tác thương mại, đầu tư và kết nối, các Nhà Lãnh đạo cam kết thúc đẩy môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, minh bạch, bao trùm, duy trì các thị trường mở và giải quyết các đứt gãy của chuỗi cung ứng. APEC tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hệ sinh thái số không phân biệt đối xử cho cho doanh nghiệp và người tiêu dùng; thống nhất đẩy nhanh triển khai Lộ trình kinh tế internet/kinh tế số APEC, nhất là trong các lĩnh vực bảo mật dữ liệu, điện toán đám mây, mạng viễn thông, thương mại điện tử và thúc đẩy môi trường đổi mới sáng tạo.

Với quyết tâm đẩy mạnh chương trình nghị sự về phát triển bền vững và bao trùm, Hội nghị nhất trí cắt giảm và tiến tới loại bỏ hoàn toàn trợ cấp nhiên liệu hoá thạch, đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch nhằm thực hiện mục tiêu toàn cầu về cắt giảm khí thải nhà kính về 0. Hội nghị đã thông qua các nguyên tắc lớn về chuyển đổi năng lượng công bằng và an ninh lương thực trong hợp tác APEC, Khuôn khổ và Kế hoạch hành động giảm thiểu rủi ro thiên tai; nhất trí đẩy nhanh thực hiện Mô hình kinh tế sinh học – xanh tuần hoàn; lồng ghép các nội dung bền vững, và bao trùm vào hoạt động của APEC.

Các Nhà Lãnh đạo nhất trí cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, người thiểu số, các cộng đồng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh APEC là diễn đàn hợp tác và liên kết hàng đầu khu vực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Từ thành công của APEC, có thể rút ra ba bài học cho tương lai: một là, sự cởi mở và thiện chí của tất cả các bên để thấu hiểu và vượt qua khác biệt, tìm tiếng nói chung và thúc đẩy các lợi ích chung; hai là tầm nhìn và tư duy chiến lược của các thế hệ Lãnh đạo đã định vị đúng vai trò của châu Á – Thái Bình Dương và APEC; và ba là sự ủng hộ, đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Về phương hướng hoạt động của APEC, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Thứ nhất, duy trì và củng cố thành tựu quan trọng về tự do hoá và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư tại châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu. Thứ hai, tạo khuôn khổ hợp tác hỗ trợ các nền kinh tế thành viên tận dụng cơ hội phát triển, thúc đẩy động lực tăng trưởng. APEC cần chú trọng nâng cao năng lực, khả năng tự chủ, sáng tạo và ứng dụng khoa học – công nghệ, đồng thời xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, các mô hình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Thứ ba, hợp tác xây dựng khu vực tự cường, từng nền kinh tế tự cường, sẵn sàng ứng phó với các thách thức. Chủ tịch nước cũng nêu rõ hơn lúc nào hết, các thành viên APEC cần cởi mở, chân thành, đối thoại có tính xây dựng để gia tăng hiểu biết, thu hẹp khác biệt và tạo đồng thuận.

Chủ tịch nước nhấn mạnh sau đúng 25 năm gia nhập APEC, với mong muốn tiếp tục đóng góp cho tiến trình APEC, Viêt Nam đề xuất đăng cai các hoạt động của Năm APEC 2027. Các nhà Lãnh đạo APEC đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ đề xuất của Việt Nam và nhất trí đưa vào Tuyên bố chung của Hội nghị.

Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 30 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Các Nhà Lãnh đạo nhất trí thông qua Tuyên bố Cổng vàng “Tạo dựng một tương lai bền vững và tự cường cho mọi người dân”, khẳng định vai trò lãnh đạo của APEC cũng như vị thế là một diễn đàn hàng đầu của hợp tác kinh tế trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các Nhà Lãnh đạo nhất trí sẽ gặp nhau tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 2024 tại Pê-ru và năm 2025 tại Hàn Quốc./.

Chủ đề