Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là

Khi các chủ thể có hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì đều quan tâm đến trị giá hải quan. Trị giá hải quan sẽ được xác định qua các phương pháp và từ đó chủ thể sẽ tính được các nghĩa vụ tiếp theo của mình như thuế

Qua bài viết Trị giá hải quan là gì?  chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích tới Quí vị

Trí giá hải quan là gì?

Trị giá hải quan là trị giá hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu được phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan, theo quy định của Luật Hải quan 2014, trị giá hải quan được sử dụng với mục đích là, cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Một số lưu ý của trị giá hải quan được quy định như sau:

Thứ nhất: Trị giá hải quan không bao gồm phí bảo hiểm,  phí vận tải quốc tế tị trường hợp hàng hoá xuất khẩu là giá bán hàng hoá tại cửa khẩu xuất

Thứ hai: Trị giá hải quan đối với  hàng hoá nhập khẩu, là thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên,đáp ứng rằng phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Nguyên tắc, phương pháp xác định trị gia hải quan?

Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

1. Nguyên tắc:

Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phương pháp xác định:

a) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu;

b) Trường hợp không xác định được trị giá hải quan theo quy định tại điểm a khoản này, trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của hàng hóa đang xác định trị giá, sau khi quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất. Trường hợp tại cùng thời điểm xác định được từ hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự thấp nhất.

Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

1. Nguyên tắc:

Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phương pháp xác định:

Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:

a) Phương pháp trị giá giao dịch;

b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;

c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;

d) Phương pháp trị giá khấu trừ;

đ) Phương pháp trị giá tính toán;

e) Phương pháp suy luận.

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.

Cách tính trị giá hải quan nhập khẩu?

Theo Thông tư 60/2019 và thông tư 39/2015  các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu được quy định như sau:

– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu

– Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt

– Phương pháp trị  giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự

– Phương pháp trị giá khẩu trừ

– Phương pháp trị giá tính toán

– Phương pháp suy luận

Ta có thể tóm gọn để phân tích đi sâu các cách tính trị giá hải quan nhập khẩu như sau:

Thứ nhất: Phương pháp xác định giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu xuất

Cơ sở để xác định giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu xuất chính là giá bán hàng hoá được các bên quy định tại hợp đồng hoặc các hoá đơn điện tử, kèm theo là các chi phí phát sinh có liên quan tới hàng hoá tính đến thời điểm cửa khẩu xuất.

Các chi phí phát sinh này sẽ được xác định dựa trên các chứng từ có liên quan trong trường hợp các chi phí này chưa được quy định bao gồm trong giá bán hàng hoá

Trong trường hợp hàng hoá không được giao tại cửa xuất mà được xác định tại một địa điểm ngoài lãnh thổ Việt Nam. Thì giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hoá đơn thương mại trừ các chi phí như: bảo hiểm quốc tế; phí vận tải quốc tế được tính từ cửa khẩu đến địa điểm giao hàng

Trong trường hợp hàng hoá không được giao tại cửa khẩu xuất mà được xác định tại một địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam thì giá bán hàng hoá tính đến cửa khẩu được xác định  như sau: Giá bán ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn thương mại cộng thêm các chi phí phát sinh ( Phí vận tải, phí bảo hiểm hàng hoá, chi phí khác có liên quan…)

Thứ hai: Phương pháp xác định giá bán của hàng hoá xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại các cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

Trị giá hải quan của hàng hoa xuất khẩu tính theo phương pháp xác định giá bán hàng hoá xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự  tại các cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được xác định từ giá bán của hàng hoá xuất khẩu, giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu lo hàng đang được định giá

Thứ ba: Phương pháp xác định giá bán của hàng hoá giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam

Phương pháp này được sử dụng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải nội địa và các chi phí khác có liê quan để đưa hàng hoá đến cửa khẩu xuất.

Giá bán này phải được chứng minh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu trong trường hợp có nhiều giá bán thì giá bán được xác định là giá bán có lượng bán luỹ kế lớn nhất,

Thứ tư: Phương pháp xác định giá bán của hàng hoá xuất khẩu do cơ  quan hải quan thu nhập, tổng hợp, phân loại

Giá bán này được tổng hợp từ các nguồn thông tin theo quy định sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hoá xuất khẩu đang được xác định trị gias hải quan.

Ví dụ về trị giá hải quan?

Công ty A và công ty B ký hợp đồng mua bán hàng hoá, trong đó có điều khoản đề cập đến việc người bán cung cấp hàng hoá và người mua trả tiền hàng. Quy định về giá  bán hàng hoá tại của xuất khẩu và địa điểm giao hàng là tỉnh S thuộc lãnh thổ của Việt Nam

Trị giá hải quan được xác định như sau: giá bán trên hợp đồng + Chi phí vận tải nội địa và các chi phí vận chuyển hàng hoá xuất khẩu từ điểm giao đến cửa khẩu xuất+ chi phí phát sinh khác nếu có từ điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất.

Phần tiếp theo của bài viết Trị giá hải quan là gì?   sẽ chuyển sang phần mẫu tờ khai

Mẫu tờ khai trị giá hải quan

– Mẫu 1 dùng trong phương pháp trị giá giao dịch

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

TỜ KHAI TRỊ GIÁ HẢI QUAN

Kèm theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu số ……………. ngày …../…… /20

Trang số …… /……… (tổng số trang)

1. Ngày xuất khẩu:            Ngày      tháng      năm 20 ……
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
2. Người mua có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu không? *

*

Không

3. Việc bán hàng hay giá cả có phụ thuộc vào điều kiện nào dẫn đến việc không xác định được trị giá của hàng hóa nhập khẩu không? *

*

Không

4. Người mua có phải trả thêm khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu không? *

*

Không

Nếu Có, có phải là khoản tiền khai báo tại tiêu thức 9 (P) không? *

*

Không

5. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt hay không? *

*

Không

Nếu Có, nêu rõ mối quan hệ đó

Mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch không?

*

*

Không

TRỊ GIÁ HÓA ĐƠN VÀ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
STT Mặt hàng số Trị giá giao dịch Các khoản điều chỉnh cộng Các khoản điều chỉnh trừ TGHQ (nguyên tệ) TGHQ (USD) TGHQ (VND)
8 9 10
6 7 (8a) (8b) (8c) 11(a) (11(b) 12
13. Tổng S S S S S S S S S
14. Tổng cộng S S S S S
Ghi chú
15. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này.

Ngày … tháng … năm ….

(Người khai hải quan ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN
16. Ghi chép của công chức hải quan tiếp nhận tờ khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

17. Ghi chép của công chức hải quan kiểm tra trị giá hải quan

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRỊ GIÁ GIAO DỊCH (8), bao gồm

(8a) Giá mua ghi trên hóa đơn

(8b) Khoản thanh toán gián tiếp

(8c) Khoản tiền trả trước, ứng trước, đặt cọc

CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH CỘNG (9), ghi số tiền tương ứng với từng mặt hàng và ghi các mã điều chỉnh tương ứng ô (…) dưới đây:

“A” Phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới

“B” Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hóa nhập khẩu

“C” Chi phí đóng gói hàng hóa

“D” Các khoản trợ giúp người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá

“E” Phí bản quyền, phí giấy phép

“P” Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu

“F” Chi phí vận tải hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên

“I” Chi phí bảo hiểm hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên

“N” Khác

CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH TRỪ (10), ghi số tiền tương ứng với từng mặt hàng ghi các mã điều chỉnh tương ứng ô (…) dưới đây:

“U” Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu, gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự

“V” Phí vận tải phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên

“H” Phí bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên

“T” Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu

“G” Khoản giảm giá

“S” Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu

“L” Tiền lãi phải trả do việc thanh toán tiền mua hàng

“N” Khác

– Mẫu số hai dùng trong các phương pháp còn lại

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

TỜ KHAI TRỊ GIÁ HẢI QUAN

Kèm theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu số ……………. ngày …../…../20

Trang số …… /……… (tổng số trang)

I. Lý do không áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan trước đó:
II. Tên hàng hóa cần xác định trị giá hải quan:

Số thứ tự trên tờ khai nhập khẩu:                      Ngày xuất khẩu:

PHƯƠNG PHÁP 2,3

III. Thông tin về hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự:

+ Tên hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự:

+ Số thứ tự trên tờ khai nhập khẩu:

+ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số ……….. ngày ….. tháng ….. năm 200… đăng ký tại Chi cục hải quan

Cục Hải quan

+ Ngày xuất khẩu:

IV. Xác định trị giá hải quan và giải trình:

  Nguyên tệ
1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự
2. Các khoản điều chỉnh (+/-)
(a) Điều chỉnh về cấp độ thương mại
(b) Điều chỉnh về số lượng
(c) Điều chỉnh các khoản giảm giá khác
(d) Điều chỉnh về chi phí vận tải
(đ) Điều chỉnh về phí bảo hiểm
3. Trị giá hải quan nguyên tệ của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan = (1) ± (2)
4. Trị giá hải quan bằng Đồng Việt Nam = (3) x tỷ giá

Giải trình các khoản điều chỉnh và chứng từ kèm theo:

PHƯƠNG PHÁP 4

III. Thông tin về hàng hóa nhập khu đã bán lại trong nước được la chọn để khu trừ:

+ Tên hàng hóa nhập khẩu đã bán lại:

+ Các thông tin liên quan khác:

IV. Xác định trị giá hải quan và giải trình

  Đồng Việt Nam Tỷ lệ (%) so với giá bán
1. Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam    
2. Các khoản được khấu trừ (tính trên một đơn vị hàng hóa)    
– Tiền hoa hồng    
– Khoản lợi nhuận và chi phí quản lý chung    
– Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng nội địa    
– Chi phí bảo hiểm nội địa    
– Phí/lệ phí/thuế    
3. Đơn giá bằng đồng Việt Nam = (1) – (2)    
4. Trị giá hải quan bằng đồng Việt Nam của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan = (3)*số lượng    

Giải trình các khoản điều chỉnh và chứng từ kèm theo:

PHƯƠNG PHÁP 5

III. Thông tin về tên, địa chỉ đơn vị cung cấp số liệu về chi phí sn xuất:

IV. Xác định trị giá hải quan và giải trình:

  Trị giá nguyên tệ
1. Giá thành sản phẩm (tính theo lô hàng)  
2. Các chi phí phải điều chỉnh  
– Hoa hồng bán hàng và phí môi giới  
– Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa  
– Chi phí đóng gói hàng hóa  
– Các khoản trợ giúp  
– Tiền bản quyền, phí giấy phép  
– Khoản phải trả trừ số tiền thu được sau khi định đoạt hay sử dụng hàng hóa nhập khẩu  
– Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên  
– Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên  
3. Lợi nhuận và chi phí chung  
4. Phí, lệ phí và thuế phải nộp (mà không được hoàn trả)  
5. Trị giá hải quan nguyên tệ của hàng hóa đang cần xác định trị giá = (1) + (2) + (3) + (4)  
6. Trị giá hải quan bằng Đồng Việt Nam = (5) x tỷ giá  

Phương pháp kế toán đã áp dụng và các chứng từ đã sử dụng:

PHƯƠNG PHÁP 6

III. Các thông tin được sử dụng đ xác định trị giá hải quan:

IV. Xác định trị giá hải quan và giải trình

1. Lựa chọn cách xác định trị giá hải quan

2. Giải trình:

3. Trị giá hải quan nguyên tệ của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan:

4. Trị giá hải quan bằng đồng Việt Nam = (3) x tỷ giá

Các chứng từ đã sử dụng đính kèm:

V. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này.

Ngày ….. tháng …. năm …..

(Người khai hải quan ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC HẢI QUAN
VI. Ghi chép của công chức hải quan tiếp nhận tờ khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

VII. Ghi chép của công chức hải quan kiểm tra, xác định trị giá hải quan

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan?

Hàng hóa nhập khẩu phải khai trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan, trừ các trường hợp sau:

1. Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

2. Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

3. Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, đồng thời đã khai đủ thông tin trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống thông quan điện tử VNACCS và Hệ thống này tự động tính trị giá hải quan;

4. Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại.

Nguyên tắc khai, nộp tờ khai trị giá hải quan?

1. Khai báo chi tiết trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan cho từng mặt hàng tương ứng có trong tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Các mặt hàng khai báo trên tờ khai trị giá hải quan phải được đánh số thứ tự liên tục, thống nhất với số thứ tự của mặt hàng đó trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu.

2. Tờ khai trị giá hải quan là bộ phận không tách rời của tờ khai hàng hóa nhập khẩu và được nộp kèm theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan. Tờ khai trị giá hải quan phải lập thành 02 bản, một bản lưu cơ quan hải quan, một bản lưu chủ hàng và được lưu trữ cùng với tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Trị giá hải quan là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.