Trí tuệ của nhà thông thái đọc hiểu

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TRẦN THỊ TÂM Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) Họ và tên: ......................................... SBD: ...................... Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Trong những ngôi biệt thự của các gia đình quyền quý, tỉ phú đều có một phòng thư viện gia đình rộng lớn với bao sách quý. Theo bạn, họ giàu, do vậy họ có thể mua được tất cả những gì mình thích, hay họ có những gì của ngày hôm nay là do say mê đọc sách từ rất sớm ? Một nhà thông thái nào đó đã từng nói “Mỗi con người là tổng thể của những cuốn sách họ đã đọc”. Tại sao việc đọc sách lại quan trọng đến vậy? Trước hết, từ ngữ là tổng thể của các ý nghĩ. Mỗi một từ mới học được tương đương với một sáng kiến. Ai cũng biết, đã là sáng kiến thì vô giá. Với lí do như vậy, nhiều người cho rằng số tiền kiếm được của bạn sẽ tương đương với số từ vựng bạn sở hữu. Đọc sách giúp ta luyện óc tưởng tượng. Nhân loại sẽ không ở vị trí ngày hôm nay nếu không có óc tưởng tượng phong phú ! (…) Lí do thứ hai khiến ta nên đọc sách là độc giả có thể trau dồi kiến thức trong vòng vài giờ đồng hồ, trong khi đó để viết ra một cuốn sách, tác giả đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu cùng bao người khác, chắt lọc những gì giá trị nhất trong một thời gian dài. Chúng ta không cần phải vầp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý. Kiến thức về mọi chủ đề đều đã được ghi lại rất cẩn thận ở đâu đó. Công việc duy nhất của độc giả là miệt mài tìm kiếm. Hãy tin rằng, một cuốn sách, nếu đến với bạn đúng lúc, có thể thay đổi cả cuộc đời bạn… (Trích Đọc sách - Theo hoathuytinh.com) Câu 1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích trên? (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Chúng ta không cần phải vầp ngã trên đường đời để từ đó rút ra những bài học cao quý” ? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 - Môn Ngữ văn - trang 1
  2. Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới co tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn… (Trích Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 6. Xác định 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng sau của đoạn thơ trên. (0,25 điểm) Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 8. Anh/chị hãy nhận xét về suy nghĩ của nhà thơ trong hai dòng thơ: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp - Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. (Frank A.Clark) Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2. (4,0 điểm) Suy nghĩ của anh/chị về hành động nhặt vợ của nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và hành động cắt dây trói cứu APhủ của nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng APhủ của nhà văn Tô Hoài. .............. HẾT………. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 - Môn Ngữ văn - trang 2
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT TRẦN THỊ TÂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Chủ đề của đoạn trích: Tầm quan trọng của đọc sách hoặc vai trò của đọc sách. (0,5 đ) Câu 2. Thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/lập luận phân tích/phân tích. (0,25 đ) Câu 3. Bởi vì đọc sách sẽ giúp chúng ta có những kiến thức, kinh nghiệm, những bài học quý giá… trong đời sống. (0,5 đ) Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại những tác dụng mà tác giả đã nêu trong đoạn trích. (0,25 đ) Câu 5. Phương thức biểu cảm/biểu cảm. (0,25 đ) Câu 6. Một biện pháp tu từ ẩn dụ qua các hình ảnh: giường chiếu hẹp, tà áo đẹp, mái nhà yêu. (0,25 đ) Câu 7. Đoạn thơ có hai nội dung: Diễn tả tâm trạng lưu luyến, nhớ thương nhưng cũng đầy quyết tâm với tình yêu nước sâu nặng của Bác khi ra đi tìm đường cứu nước; từ đó nhà thơ tự cảm thấy hổ thẹn trước lối sống tầm thường, ích kỉ của bản thân nói riêng và thế hệ thanh niên lúc bấy giờ nói chung. (0,5 đ), (trả lời một nội dung đạt 0,25 đ) Câu 8. - Nêu suy nghĩ của nhà thơ trong hai dòng thơ: Suy nghĩ của nhà thơ về lối sống tầm thường, ích kỉ, tù túng…của bản thân và thế hệ thanh niên cùng thời. (0,25 đ) - Nhận xét: Đây là những suy nghĩ đúng đắn, một sự nhận đường quan trọng của nhà thơ. (0,25 đ) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 đ). - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 đ). - Đảm bảo đầy đủ các luận điểm, luận cứ, sắp xếp theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…(1,0 đ): + Giải thích ý kiến. + Chứng minh ý kiến. + Bình luận ý kiến Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 - Môn Ngữ văn - trang 3
  4. - Sáng tạo trong cách diễn đạt, thể hiện được quan điểm, thái độ riêng nhưng không trái chuẩn mực đạo đức, pháp luật (0,5 đ). - Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 đ). Câu 2. (4,0 điểm) - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 đ). - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 đ). - Đảm bảo đầy đủ các luận điểm, luận cứ, sắp xếp theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ…(2,0 đ): + Phân tích hành động nhặt vợ của nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt”: Hoàn cảnh nhặt vợ, diễn biến quá trình nhặt vợ, đánh giá về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của hành động nhặt vợ + Phân tích hành động cắt dây trói cứu APhủ của nhân vật Mị trong “Vợ chồng APhủ”: Hoàn cảnh Mị và APhủ, diễn biến quá trình cắt dây trói của Mị, đánh giá về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của hành động cắt dây trói của Mị. + So sánh điểm tương đồng và khác biệt của hai hành động, giải thích nguyên nhân. - Sáng tạo trong cách diễn đạt, thể hiện được quan điểm, thái độ riêng nhưng không trái chuẩn mực đạo đức, pháp luật (0,5 đ). - Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 đ). Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 - Môn Ngữ văn - trang 4


Page 2

YOMEDIA

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 có đáp án môn thi "Ngữ văn - Trường THPT Trần Thị Tâm" giúp các bạn củng cố lại kiến thức và thử sức mình trước kỳ thi. Hy vọng nội dung đề thi sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Trí tuệ của nhà thông thái đọc hiểu

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn. Đề đọc hiểu :11 lý do khiến người thông minh thất bại trong cuộc sống.  Phân tích nhân vật Mỵ để làm sáng tỏ hai ý kiến : “Mị là điển hình cho số phận tăm tối của người dân lao động vùng cao Tây Bắc“. “Mị là hiện thân cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.“

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: – Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ  năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12 sau khi học sinh kết thúc năm học theo 2 nội dung: Đọc hiểu và Làm văn (NLXH, NLVH) với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. –  Cụ thể: + Nhận biết về phong cách chức năng ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ… + Nhớ được nội dung khái quát của một văn bản đã học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (xã hội, văn học).

HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

– Hình thức tự luận. – Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 120 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

Mức độ
Chủ đê
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
1.Đọc hiểu
Trích đoạn “11 lý do khiến người thông minh thất bại”
Nhận biết nội dung của đoạn trích, các thao tác lập luận, thái độ của tác giả. Hiểu được thái độ của tác giả đối với đối tượng “người thông minh” Trình bày ý kiến của mình về vấn đề.    
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:3
Số điểm:2
Tỷ lệ %:20
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỷ lệ % :5%
Số câu:1
Số điểm:0,5
Tỷ lệ :5%
Số câu:0
Số điểm:0
Tỷ lệ %:0
Số câu:4
Số điểm:3
Tỷ lệ% :30
2.Làmvăn 2.1.NLXH          

2.1.NLVH

Tầm quan trọng của việc tạo dựng mối quan hệ trong kinh doanh.        

– Nhận biết về số phận bất hạnh của nhânvật Mị

               

– Thấy sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị

– Kĩ năng viết đoạn văn NLXH          

Viết bài văn nghị luận về ý kiến bàn về văn học, đảm bảo bố cục.

                – Chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa hai ý kiến.

– Có liên hệ mở rộng….

 
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2
Tỷ lệ% :20
Số câu:1
Số điểm:1,5
Tỉ lệ % :15
Số câu:1
Số điểm:1,5
Tỷ lệ %:15
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ %:20
Số câu:2
Sốđiểm:7
Tỷ lệ %:70
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ %
Số câu:2
Số điểm:4
Tỷlệ % :40
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ :20
Số câu:2
Số điểm:2
Tỷ lệ% :20
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ %:20
Số câu:6
Sốđiểm:10
Tỷ lệ:100%

 BIÊN SOẠN ĐỀ

 KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

(Thời gian 120 phút- không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI:
ĐỌC HIỂU: (3 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 Một vài người thông minh không hề nhận ra rằng, trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, nhưng mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế. Họ không bao giờ cải thiện các kỹ năng xã hội, học cách tạo mối quan hệ, ngược lại họ thường không thích những ai vượt trội hơn họ. (…)


 Rất nhiều người thông minh chọn phương án làm một việc lương cao cho một công ty của một người chủ thông minh. Điều này nói lên rằng, họ sợ mạo hiểm, họ không cởi mở và không dám thử những điều mới, không dám thử những việc họ không giỏi, họ sợ mất cái mác “thông minh’’trước những người xung quanh.
 Người có trí thông minh thường lười biếng. Những người thông minh này lại không tập trung vào phát tiển khả năng tự nhiên của mình. Thay vì đó, những người không có nhiều tài, họ dành thời gian cho việc thực hành, điều này khiến họ gặt hái thành công dễ dàng hơn.
 Rất nhiều người thông minh không kết hợp tốt giữa cái tôi và sự logic, đó là lý do họ thường đặt ý kiến họ cho là đúng lên trên tất cả mọi người. Sẽ rất nguy hiểm nếu họ cứ khăng khăng điều mình nói là đúng, và họ sẽ rất ngượng ngùng khi nhận ra mình sai.
( Trích “11 lý do khiến người thông minh thất bại trong cuộc sống’’– Báo Dân Việt).
Câu 1: Chỉ ra các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm nào của “người thông minh’’ khiến họ phải gặp thất bại trong cuộc sống?
Câu 3: Thái độ của tác giả đối với đối tượng “người thông minh’’ được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 4: Anh (chị) có hoàn toàn đồng tình với tất cả các quan điểm của tác giả trong bài viết?
LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm).
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Trí óc chỉ là một yếu tố nhỏ trong việc đạt được thành công, mối quan hệ giữa người với người trong kinh doanh còn quan trọng hơn thế’’.
Câu 2: (5 điểm).                   
 Về nhân vật Mị trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ“  của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Mị là điển hình cho số phận tăm tối của người dân lao động vùng cao Tây Bắc“. Ý kiến khác lại khẳng định: “Mị là hiện thân cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.“
Từ cảm nhận về nhân vật Mị, anh(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

……………………………..Hết……………………………………….

ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM CHẤM  I.Đọc hiểu Thao tác lập luận so sánh, chứng minh, bình luận. Những lý do khiến người thông minh thường gặp thất bại trong cuộc sống: + Người thông minh quá chú ý rèn luyện trí óc mà quên phát triển các mối quan hệ, trong khi mối quan hệ là một yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của mọi người. + Người thông minh thường lo sợ mạo hiểm, ít cởi mở, không muốn người khác đánh giá thấp mình trong những việc mà họ không giỏi. + Người thông minh thường lười biếng, vì họ thường giải quyết công việc trên lý thuyết mà ít chú ý đến thực hành. + Người thông minh có cái tôi chủ quan rất lớn, luôn khăng khăng cho là mình đúng, ít công nhận cái sai của bản thân. Tác giả cảnh tỉnh, khuyên răn để người thông minh khắc phục những yếu điểm để hoàn thiện mình hơn. HS trình bày những suy nghĩ của mình đối với các luận điểm trong bài viết. HS có thể đồng tình hay bác bỏ nhưng cần đưa ra những giải thích hợp lý, không xa đề hoặc lan man đến những điều không liên quan. II.Làm văn Câu 1 -Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn hoàn chỉnh; Chữ viết rõ ràng; Diễn đạt mạch lạc; Đúng dung lượng đề yêu cầu. – Nội dung: + Trí tuệ và sự thông minh là yếu tố cần thiết để con người có được thành công. + Mối quan hệ giữa người với người (Kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử, tinh thần nhân văn, chữ tín…) là yếu tố quan trọng hơn cả, quyết định đến thành công. + Thành công không chỉ do trí tuệ, nỗ lực của bản thân mà còn vì sự chung sức giúp đỡ, sẻ chia từ mọi người. + Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, sự thông minh là rất cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải xây dựng được mối quan hệ, phải học hỏi để có kinh nghiệm, có kỹ năng giao tiếp tốt, có chiến lược phát triển phù hợp với xu thế, tạo dựng lòng tin từ mọi người… Câu 2 I.Hình thức: + Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều văn liên kết với nhau chặt chẽ cùng làm sáng tỏ vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. + Chữ viết rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng. II. Nội dung: 1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và trích dẫn ý kiến 2. Giải thích ý kiến: – ý kiến 1… – Ý kiến 2… 3. Phân tích, chứng minh, bình luận hai ý kiến a. Mị là điển hình cho số phận tăm tối: –  Nghèo khổ: phải chịu món nợ truyền kiếp – Số phận tăm tối khi bị bắt về làm dâu gạt nợ: + Bị bóc lột sức lao động đến cùng cực: phải làm việc quần quật… + Bị đánh đập, hành hạ… + Bị áp chế về mặt tinh thần… -> Hậu quả: Mị bị tê liệt về ý thức…=> Mị là điển hình cho số phận tăm tối… b. Mị là hiện thân cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt: – Những ngày đầu về làm dâu…. – Trong đêm tình mùa xuân…. – Trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ… c. Bình luận – Ý kiến 1 nhấn mạnh về số phận của nhân vật Mị – Ý kiến 2 nhấn mạnh về phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn.. – Cả hai ý kiến bổ sung cho nhau… 3. Đánh giá: – Nhân vật Mị… – Tài năng, tấm lòng của nhà văn… – Lưu ý:  Khuyến khích những bài viết có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu, các yếu tố biểu cảm…); Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; Có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Xem thêm :

đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn, vợ chồng a phủ