Trùng kiết lị di chuyển như thế nào năm 2024

Trùng sốt rét và trùng kiết lị - hai loại trùng chuyên ký sinh trong cơ thể người, gây hại cho hồng cầu, gây suy nhược cơ thể. Việc tìm hiểu và so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét góp phần mang đến kiến thức cơ bản để phòng bệnh hiệu quả.

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét về khái niệm

Trùng sốt rét là gì?

Trùng sốt rét là nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở con người. Chúng chủ yếu ký sinh trong máu và ruột của con người. Vật trung gian lây truyền bệnh sốt rét là những con muỗi Anophen. Ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium, với 5 chủng ký sinh bao gồm:

  • Plasmodium Falciparum
  • Plasmodium Vivax
  • Plasmodium Malaria
  • Plasmodium Ovale
  • Plasmodium Knowlesi

Cấu tạo của trùng sốt rét khá đơn giản gồm: không bào, không có bộ phận di chuyển. Màng tế bào là nơi thực hiện quá trình hấp thụ dinh dưỡng và sinh sản.

Trùng kiết lị là gì?

Trùng kiết lị giống biến hình (không có một hình dạng nhất định) là loại trùng sống và ký sinh ở dạ dày con người. Trùng kiết lị khác ở chỗ chân giả của chúng rất ngắn và sinh sản nhanh hơn nhiều. Các nhà khoa học đã tìm ra 3 thể của loại trùng này:

  • Thể hoạt động ăn hồng cầu (entamoeba histolytica histolytica)
  • Thể hoạt động không ăn hồng cầu (entamoeba histolytica minuta)
  • Thể bào nang (entamoeba histolytica cyst)

Trùng kiết lị di chuyển như thế nào năm 2024
Trùng kiết lị bám trên quần áo trong 6 đến 7 tuần

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

So sánh về cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Cấu tạo

Có chân giả tự di chuyển.

Không có không bào.

Không thể tự di chuyển.

Không có không bào.

Kích thước

To hơn so với hồng cầu.

Bé hơn so với hồng cầu.

Sinh sản

Phân chia tế bào mới, nhân bản vô tính.

Phân chia tế bào mới, nhân bản vô tính.

Đường truyền bệnh

Từ thức ăn đến vào ruột (qua đường tiêu hoá).

Từ những vết đốt muỗi Anophen (qua đường máu).

Nơi kí sinh

Ký sinh trong ruột người, ở ngoài tự nhiên, tồn tại dưới dạng kết bào xác.

Nằm ở tuyến nước bọt muỗi Anophen, qua vết đốt đi vào trong máu người. Chủ yếu tập trung phát triển ở gan.

Tác hại

Sau khi vào hệ tiêu hoá sẽ làm loét thành ruột gây hiện tượng chảy máu ruột. Cùng với tốc độ sinh sản nhanh chóng, vết loét rất nhanh sẽ lan rộng, làm cho người bệnh không thể trụ được, thức ăn qua ruột không thể hấp thụ, cơ thể dần bị suy nhược.

Đối với thể trùng Plasmodium Falciparum thời gian ủ bệnh từ 7 - 10 ngày. Bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt, rét run, sốt nóng, vã mồ hôi. Nếu để lâu dài, bênh chuyển sang giai đoạn ác tính, xuất hiện triệu chứng hôn mê, nôn mửa, rối loạn ý thức, tiêu chảy,...

Vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét khác nhau như thế nào?

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại trong 9 tháng. Tiếp đó, chúng sẽ bám vào vật trung gian gây bệnh (ruồi, nhặng) rồi truyền bệnh cho con người qua thức ăn.

Vòng đời của trùng kiết lị:

bào xác trong thức ăn -> ống tiêu hoá người -> ruột -> trùng chui ra khỏi bào xác -> gây lở loét ở thành ruột -> nuốt hồng cầu, sinh sản.

Muỗi bị nhiễm bệnh đốt người -> Người bị nhiễm trùng sốt rét -> Trùng kí sinh lên gan người và nhân lên -> Lây nhiễm và phá vỡ các hồng cầu -> Muỗi hút máu người bị nhiễm bệnh -> Muỗi truyền bệnh cho người khoẻ mạnh.

Trùng kiết lị di chuyển như thế nào năm 2024
Trùng sốt rét và kiết lị sau khi vào cơ thể sẽ phá vỡ hồng cầu

So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị

Những điểm giống nhau trong dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị:

  • Chúng đều thuộc nhóm động vật nguyên sinh có đời sống kí sinh.
  • Đối tượng tấn công: hồng cầu ở người.
  • Đều trao đổi chất qua màng tế bào.

Bên cạnh những điểm tương đồng, dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lí có những điểm khác biệt:

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vật trung gian (ruồi, muỗi) chúng sẽ chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột.

Sau đó chúng sẽ nuốt tế bào hồng cầu.

Trùng sốt rét đi vào cơ thể theo vết muỗi đốt sẽ chui vào tế bào hồng cầu để kí sinh và sinh sản.

Sau khi sinh sản tăng số lượng thì chúng sẽ phá vỡ tế bào hồng cầu và chui ra ngoài, tấn công hồng cầu khác.

Kích thước lớn hơn nên có thể nuốt trọn 3-4 tế bào hồng cầu.

Nuốt trọn tế bào hồng cầu.

Kích thước bé hơn nên phải chui vào hồng cầu, sinh sản để phá vỡ.

Tổng hợp chất dinh dưỡng từ hồng cầu.

Cách phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét

Bệnh sốt rét

Các cách phòng tránh bệnh sốt rét bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở (phòng ngủ, chăn, gối, quần áo, ao tù, nước,…) và hạn chế để ngôi nhà bị ẩm thấp.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Có biện pháp đuổi muỗi như dùng vợt điện đập muỗi, sử dụng tinh dầu, dùng nhang xua đuổi.
  • Duy trì thói quen ngủ trong màn, kể cả ban ngày. Luôn thoa kem, xịt thuốc chống muỗi khi đi ra ngoài hoặc khi ở nhà.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp khoa học bằng cách bổ sung nhiều dưỡng chất như protein, vitamin A, vitamin C, khoáng chất, sắt,…
  • Cần đảm bảo an toàn khi tham gia truyền máu cho bệnh nhân, người lấy máu cần khai báo y tế cụ thể.

Trùng kiết lị di chuyển như thế nào năm 2024
Sử dụng vợt điện đập muỗi thường xuyên

Bệnh kiết lị

Các cách phòng tránh bệnh kết lị bao gồm:

  • Có thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn đặc biệt trước khi ăn, sau khi chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng, sau khi đi vệ sinh.
  • Tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi để trùng kiết lị không thể vào cơ thể qua đường thức ăn, không ăn những món ôi thiu, có ruồi muỗi bám vào.
  • Vệ sinh kết hợp khử khuẩn trong nhà thường xuyên.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn đồng hành cùng bạn trong việc thăm khám và giải đáp thắc mắc về thông tin so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và thăm khám riêng, hãy liên hệ theo hotline 1900 1806 để được hướng dẫn đặt lịch.

Trùng kiết lị có hình dạng như thế nào?

Trùng kiết lị giống biến hình (không có một hình dạng nhất định) là loại trùng sống và ký sinh ở dạ dày con người. Trùng kiết lị khác ở chỗ chân giả của chúng rất ngắn và sinh sản nhanh hơn nhiều. Các nhà khoa học đã tìm ra 3 thể của loại trùng này: Thể hoạt động ăn hồng cầu (entamoeba histolytica histolytica)

Thức ăn của trùng kiết lị là gì?

Đường lây nhiễm của trùng kiết lị Khi đã vào đến đường ruột thông qua việc ăn uống, trùng kiết lị sẽ chui ra khỏi bào xác và gây ra viêm loét ở niêm mạc ruột. Chúng nuốt hồng cầu ở thành ruột và tiêu hóa để sinh trưởng và phát triển.

Trùng kiết lị có tên tiếng Anh là gì?

Trùng kiết lị (Entamoeba histolytica) giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn và sinh sản nhanh hơn.

Bệnh kiết lỵ có triệu chứng gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy dữ dội kèm theo máu hoặc có chất nhầy trong phân. Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày. Hầu hết bệnh kiết lỵ đều do vi khuẩn hoặc kiết lỵ kỵ khí phát triển gây nên như: Shigella, Campylobacter, Salmonella, hoặc vi khuẩn đường ruột E. coli.