Từ cao bằng đến cà mau bao nhiêu km

Thế độc đạo đường sông được phá vỡ, Đất Mũi ngày càng xích lại gần hơn và dường như không còn khoảng cách với phần còn lại của dải đất hình chữ S. Mà không chỉ riêng Đất Mũi, cả vùng Rạch Gốc, Viên An… cũng vươn mình trỗi dậy sau khi thoát được cảnh ngăn sông cách chợ trong suốt hàng trăm năm lịch sử. Cơ hội làm kinh tế du lịch mở ra cho những xóm chài, cho từng nhà, từng người vốn dĩ chỉ biết bám rừng, bám biển mưu sinh từ bao đời nối tiếp.

Ở chiều ngược lại, chính quyền địa phương và cả các tỉnh bạn xa xôi không tiếc đầu tư hạ tầng và những công trình ấn tượng, mang giá trị lịch sử, truyền thống và đậm chất nghệ thuật vào Đất Mũi. Nét chấm phá của những công trình hiện đại đã biến mảnh đất rừng rậm heo hút nơi chót cùng trời Nam vụt sáng bừng như phố thị.

Mũi Cà Mau rực rỡ về đêm với biểu tượng Cột cờ Hà Nội Ảnh: LÊ NGUYỄN

Ấn tượng nhất là công trình Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau do UBND TP Hà Nội xây tặng cho Đất Mũi. Công trình này được khánh thành vào tối 10-12-2019, có tổng mức đầu tư xây dựng gần 140 tỉ đồng; thiết kế mô phỏng kiến trúc Cột cờ Hà Nội cổ xưa, được xây dựng kiên cố, hiện đại, có khả năng chống chịu gió bão và xâm thực của nước biển. Công trình gồm 3 khối đế và phần tháp. Tầng 1 cao 4 m; tầng 2 cao 4,4 m và tầng 3 cao 6 m. Tháp Cột cờ cao 24,5 m; hình bát giác côn (thu lại phía trên); trên đỉnh là lầu bát giác cao 3,9 m; tầng mái lầu bát giác cao 1,5 m. Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau nằm trong Khu Du lịch Mũi Cà Mau, gần với các công trình quan trọng như: Cột mốc tọa độ quốc gia, Đền thờ Lạc Long Quân, Tượng Mẹ Âu Cơ, biểu tượng mũi tàu Cà Mau, biểu tượng điểm cuối đường Hồ Chí Minh…

Cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh, những công trình này đã và đang góp phần nâng tầm du lịch Đất Mũi từ chỗ không có gì thành điểm đến ấn tượng đối với du khách.

Sự đổi thay của Đất Mũi dễ dàng nhận ra là những căn nhà mới khang trang hướng mặt tiền ra lộ, thay vì những ngôi nhà không cửa quay mặt ra kênh, rạch như trước kia. Những điểm dịch vụ du lịch, homestay, trạm dừng chân mọc lên như nấm trên đường về Đất Mũi để phục vụ du khách gần xa. Nó đã tạo cho những cư dân tay lấm chân bùn nơi đây có một cái nhìn mới và phương thức làm ăn mới. Các nhà làm du lịch Đất Mũi cũng đã biết khai thác mở các tour xuyên rừng, tham quan rừng lõi và bãi bồi. Tour du lịch qua nhiều tuyến kênh, rạch gắn với nghề nuôi hàu lồng, để du khách tham quan, khám phá, trải nghiệm đến từng ngõ ngách của Mũi Cà Mau...

Bây giờ, nhắc về du lịch Đất Mũi, có lẽ những nhà quản lý và làm du lịch Cà Mau không còn nghe điệp khúc thở dài: "Vì sao Đất Mũi thiêng liêng lại không thu hút và níu chân được du khách?". Câu trả lời đã có, đó là: Đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng và đa dạng dịch vụ thì ắt sẽ thành công!

Khoảng cách Thành phố Cao Bằng, Cao Bằng, Việt Nam và Thành phố Cà Mau, Cà Mau, Việt Nam xấp xỉ — 1 808 km (hoặc 1 085 dặm). Bạn có biết rằng Thành phố Cao Bằng trong 3 lần nhỏ hơn Thành phố Cà Mau, giữa chúng không có sự khác biệt về thời gian, chúng ở cùng múi giờ — Giờ Đông Dương. Tại thời điểm khởi hành và điểm đến, bạn có thể sử dụng nội tệ — đồng việt.

Để lái xe khoảng cách Thành phố Cao Bằng Thành phố Cà Mau bằng xe hơi trên đường, bạn không cần phải vượt qua biên giới, tuyến đường ô tô sẽ đi qua Việt Nam. Chúng tôi cũng tính khoảng cách theo một đường thẳng, thời gian di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay và trực thăng. Di chuyển thanh trượt bằng chuột hoặc vuốt trên điện thoại thông minh của bạn để xem tất cả thông tin trên tuyến đường này.

Bộ GTVT cho biết, theo các nghị quyết của Quốc hội, đến năm 2025, dự án đường Hồ Chí Minh sẽ cơ bản hoàn thành, nối thông tuyến với tổng chiều dài dự án 2.744 km, quy mô tối thiểu 2 làn xe trên cơ sở sử dụng QL32 và QL21.

Tính đến nay, dự án đã hoàn thành 2.362 km (đạt 86,1%) và khoảng 258 km tuyến nhánh, đang triển khai 211 km (đoạn Đoan Hùng - Phú Thọ và Cam Lộ - La Sơn đang được thi công; đoạn Hòa Liên - Túy Loan và Chơn Thành - Đức Hòa đang chuẩn bị đầu tư).

Vẫn còn 171 km phải hoàn thiện để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Bắc Pó đến Cao Bằng

C.T.V

Đối với khoảng 171 km còn lại, thực hiện Nghị quyết số 63/2022 của Quốc hội, Bộ GTVT đã và đang tiếp tục giao Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thiện các thủ tục đầu tư.

Cụ thể, dự án đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn (nối tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang) dài 28,5 km đã trình Bộ GTVT xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư, đang hoàn chỉnh thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng qua khu vực các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Dự kiến, Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 8.2022; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 3.2023. Thời gian khởi công dự kiến vào quý 4/2023 và hoàn thành dự án vào quý 4/2025.

Dự án thành phần đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận (chạy qua Kiên Giang và Bạc Liêu) dài 55 km, Ban Quản lý dự án đã hoàn thiện, trình Bộ GTVT thực hiện công tác thẩm định nội bộ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư.

Bộ GTVT đưa ra mục tiêu của dự án là được phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 9.2022; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 3.2023; khởi công dự án vào quý 4/2023, hoàn thành năm 2025.

Dự án thành phần còn lại là đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến (qua Hoà Bình, Phú Thọ) dài 87,5 km, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (dự kiến sẽ được hoàn thành năm 2023) để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư.

Về việc bố trí vốn cho dự án, giai đoạn năm 2021 - 2025 đã cân đối bố trí 16.706 tỉ đồng vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho Bộ GTVT. Ngân sách T.Ư hỗ trợ địa phương 1.600 tỉ đồng thực hiện đoạn Đoan Hùng - Phú Thọ (thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ). Riêng 3 dự án thành phần còn lại, tổng mức đầu tư cần khoảng 10.770 tỉ đồng.

Hai dự án thành phần đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận tổng mức đầu tư khoảng 5.570 tỉ đồng, nhu cầu vốn để cơ bản hoàn thành năm 2025 khoảng 4.450 tỉ đồng.

Bộ GTVT đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và điều chỉnh, bổ sung danh mục trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Để đảm bảo cân đối đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đầu tư 2 dự án thành phần ưu tiên nêu trên, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT rà soát, cân đối lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2021 - 2025, đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, hạn chế tối đa việc sử dụng dự phòng, chi phí trượt giá; xem xét giãn tiến độ triển khai đối với một số dự án mới chưa quá cấp thiết.

Giai đoạn sau năm 2025, trên cơ sở nhu cầu, hiệu quả đầu tư, quy hoạch và khả năng cân đối nguồn lực của từng thời kỳ, đầu tư khoảng 634 km đường Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn cao tốc.

Dự án đường Hồ Chí Minh được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2004, dự kiến hoàn thành vào năm 2010 với tổng chiều dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía tây dài 684 km; đi qua 28 tỉnh, thành phố. Tổng vốn đầu tư toàn dự án 99.170 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến năm 2013, Quốc hội thông qua Nghị quyết 66 điều chỉnh một số nội dung, lùi thời điểm thông xe toàn tuyến tới năm 2020. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ nâng cấp một số đoạn theo chuẩn cao tốc. Như vậy, so với nghị quyết điều chỉnh, thời điểm thông toàn tuyến bị trễ thêm 5 năm.

Chủ đề