Tự lập có ý nghĩa như thế nào với mỗi người

Sống tự lập là gì? Tự lập có ý nghĩa như thế nào? Cùng Mighty Math giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều thường xuyên nghe thấy những câu nói rằng không nên để con dựa dẫm quá nhiều vào người thân, cần tập cho con kỹ năng sống tự lập từ những việc đơn giản, nhỏ nhặt nhất… Thế nhưng liệu các bậc phụ huynh đã thật sự hiểu rõ về tự lập là gì cùng những ý nghĩa của tự lập hay chưa? Nếu chưa thì hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết sau đây Mighty Math để có được câu trả lời chính xác nhé.

1. Sống tự lập là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì sống tự lập chính là việc sống mà không dựa dẫm vào người khác, độc lập trong suy nghĩ, có thể tự đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải bằng cách sử dụng tài năng, bản lĩnh cá nhân, từ đó làm chủ cuộc sống của mình.

Tự lập có ý nghĩa như thế nào với mỗi người

Việc tự lập thường không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ hay phải chờ đến lúc trưởng thành mới cần tự lập bởi sống tự lập từ sớm sẽ giúp bản thân chín chắn và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, nếu trẻ được rèn đức tính tự lập từ sớm thì sẽ vô cùng hữu ích cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách và sức khỏe sau này. 

2. Ý nghĩa của tự lập

Tự lập được xem là một trong những phẩm chất, đức tính quan trọng để khẳng định nhân cách của mỗi người. Việc tự lập giúp trẻ sớm xây dựng được tinh thần chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, kích thích tư duy, não bộ và phát huy tính sáng tạo để giải quyết, nhìn nhận vấn đề. 

Tự lập có ý nghĩa như thế nào với mỗi người

Bên cạnh đó, khi có tính tự lập, trẻ sẽ biết lập kế hoạch, hoàn thành các công việc được giao phó, có tinh thần vươn trong cuộc sống như học tập mà không cần sự nhắc nhở của ba mẹ; nỗ lực, chăm chỉ để đạt thành tích cao,…

Tự lập cũng khiến trẻ sống có ích hơn, không dựa dẫm người thân, bạn bè để tránh tình trạng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ đó giúp trẻ trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn và làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất. 

Đặc biệt, ba mẹ không thể đồng hành cùng con suốt đời, vậy nên tính tự lập sẽ giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất khi rời xa vòng tay bố mẹ, không khiến bố mẹ phải lo lắng. 

3. Cách để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập?

Có rất nhiều cách khác nhau để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập, trong đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau:

3.1 Tách xa sự bảo hộ

Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ nhỏ thường có xu hướng dựa dẫm rất nhiều vào vào gia đình, người thân. Vì vậy để trẻ có kỹ năng tự lập, các bậc phụ huynh cần tránh cưng nựng, chiều chuộng trẻ quá nhiều. 

Từ thời điểm trẻ còn nhỏ, ba mẹ có thể cho con tự xúc ăn, tự lựa chọn món ăn và hoa quả mình thích. Trong lúc này, ba mẹ có thể ngồi cạnh, động viên và hướng dẫn trẻ cách ăn, cách sử dụng đồ ăn một cách chính xác nhất. 

Lớn hơn chút nữa, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách để tự vệ sinh cá nhân, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Dù thời gian đầu chưa thành thạo nhưng với sự giúp đỡ của ba mẹ, trẻ sẽ nhanh chóng làm tốt hơn, lâu dần hình thành nên thói quen, trẻ không còn cảm thấy khó khăn hay sợ hãi khi làm làm những điều này một mình nữa. 

3.2 Kích thích trẻ tự suy nghĩ

Khi trẻ gặp các vấn đề phải giải quyết, thay vì trực tiếp chỉ cho trẻ rằng nên làm thế như thế nào thì ba mẹ hãy đưa ra các gợi ý để trẻ tự suy nghĩ, kích thích khả năng tư duy để tìm cách giải quyết. 

Tuy nhiên, dù để bé tự suy nghĩ nhưng ba mẹ vẫn phải luôn ở bên cạnh để động viên tinh thần, đưa ra những gợi ý khi cần thiết cho trẻ.

Đặc biệt nếu trẻ có thể tìm được cách giải quyết thì đừng ngần ngại mà hãy tỏ thái độ tán thưởng, dành cho trẻ lời khen ngợi, khích lệ để khơi gợi lòng tự tin cho con trẻ. 

3.3 Giao việc cho trẻ

Hãy cho trẻ thử làm những việc vừa sức như tự đi lấy nước, tự dọn dẹp đồ chơi… chứ đừng làm thay trẻ tất cả mọi việc. Bởi điều này sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen tự làm việc mà không cần tới sự giúp đỡ hay nhắc nhở từ người khác. 

Tự lập có ý nghĩa như thế nào với mỗi người

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể sắp xếp một “công việc” cụ thể cho trẻ như yêu cầu trẻ tự đi lấy muỗng khi ăn,tự chọn và lấy quần áo khi đi tắm,… Dù có thể trẻ sẽ gặp lúng túng, thậm chí là hỏng việc nhưng dần dần trẻ nhận ra mình có thể tự làm nhiều việc, từ đó tạo thói quen tự giác làm những “công việc” ba mẹ gia phó trong những lần sau. 

4. Lưu ý khi rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ

  • Đừng quát mắng, cáu giận hay tỏ thái độ sốt ruột khi trẻ làm sai bởi như vậy sẽ gây áp lực khiến trẻ mất tự tin, thậm chí là sợ hãi khi làm những việc sau này.
  • Để trẻ tự làm và quan sát kỹ để biết trẻ sai ở đâu, từ đó hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng. Nếu trẻ vẫn không làm được, ba mẹ có thể làm mẫu, thuyết minh để bé quan sát, học theo. 
  • Không nên ép buộc bé mà hãy tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạc…hoặc để trẻ tự do làm điều gì trẻ thích.

Trên đây là những thông tin về sống tự lập là gì, ý nghĩa của tự lập và một số nội dung liên quan đến việc tạo kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Mighty Math hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích, để áp dụng, rèn luyện con em mình được phát triển một cách toàn diện nhất. 

Tự lập là gì? Đây có phải là câu nói mà chúng ta luôn muốn thực hiện được nó khi còn trẻ. Về khái niệm thì tự lập được định nghĩa một cách rất dễ hiểu, nhưng khi áp dụng tự lập vào thực tế thì nó lại rất khó khăn và khiến cho ta gặp rất nhiều trở ngại. Bài viết dưới đây Isinhvien sẽ làm rõ tự lập là gì cũng như vai trò và ý nghĩa của tự lập, bạn nhớ theo dõi nhé!

Tự lập được hiểu đơn giản là bạn phải tự làm được mọi thứ, tự chủ cho cuộc sông mà mình đã chọn chứ không được phụ thuộc, dựa dẫm hay nhờ giúp đỡ của ai khác. Đây được đánh giá là một đức tính rất tốt và cần có ở một con người. Nếu bạn học được đức tính này, nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và sẽ dần trở thành chỗ dựa vững chắc cho người thân của bạn.

Bạn có biết không? Những người tự lập từ sớm thường sẽ nhận được rất nhiều sự yêu quý và xem trọng. Bởi vì, họ có thể tự biết cách chủ động và tự quyết được cuộc sông của chính mình.


Có thể bạn không biết rằng những người nổi tiếng hay những doanh nhân thành đạt đa phần họ đều là những người tự lập từ rất sớm. Cũng giống như việc bạn học từ cấp 1 đến cấp 3 mọi việc đều có thầy, cô nhắc để làm bài, học bài. Nhưng khi bạn lên đến đại học, thì sẽ chẳng còn ai để nhắc nhở bạn rằng bài 1 học gì? Bài 2 thầy, cô giảng thế các em đã hiểu hay chưa? Mà tự các bạn phải từ tìm tỏi, học hỏi thêm sau những giờ học trên giảng đường đại học để có thể phát triển thu thập thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân của bạn.

Thật vậy, chúng ta ai rồi cũng phải học cách để tự lập, không thể nào mãi dựa dẫm, ăn bám vào bố mẹ được. Vậy nên nếu các bạn đọc được những nội dung này thì hãy tự ngẫm lại bản thân mình xem đã đến lúc phải tự lập hay chưa? Nếu chưa, thì bạn hãy học cách tự lập ngay đi nhé, tự lập không phải là bạn phải tách rời khỏi bố, mẹ hoàn toàn là bạn hãy bắt đầu với những việc nhỏ nhặt trước là chủ động làm việc mà không cần ai nhắc nhở, nếu học được đức tính này sớm, nó sẽ rất có ích cho tương lai của bạn sau này đấy nhé.


Tự lập có ý nghĩa như thế nào với mỗi người
Ảnh minh họa

Hiểu được tự lập là gì rồi, vậy ý nghĩa của nó thế nào? Tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về những việc của mình đã và đang làm hằng ngày. Hiểu và áp dụng được đức tính tự lập còn giúp chúng ta tự tin, bản lĩnh, không ngại những thử thách khó nhằn, giải quyết các công việc/học tập một cách hiểu quả, tự làm chủ được cuộc sống, được mọi người kính nể.

Bật mí thêm một điều mà Isinhvien thống kê được đây! Đa phần những người có tính tự lập tập cao thường sẽ trở thành những người sở hữu những địa vị cao trong xã hội đấy nhé. Vậy thì tại sao chúng ta không rèn luyện và trau dồi tính tự lập mỗi ngày để có thể trở thành một người thành công như họ, đúng không nào. Đừng chần chừ và hãy bắt đầu ngay bạn nhé!

Nếu không có tính tự lập, chúng ta sẽ rất dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng, trở thành một người không có chính kiến, hay dựa dẫm vào người khác. Vậy nên, chúng ta không được quên rằng, kể cả khi có sự giúp đỡ hay trợ giúp từ người khác chúng ta cũng phải là người giữ cái đầu lạnh và tự quyết định cho cuộc đời mình vào những lúc then chốt.


Khi có được tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế họach, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã hội.

Đến đây chắc bạn đã hiểu rõ tự lập là gì, vai trò và ý nghĩa của tự lập rồi, đúng chứ? Nếu bạn đang cảm thấy “áp lực” khi phải đối mặt với vấn đề tự lập thì hãy tham khảo những câu nói, trích dẫn hay dưới đây nhé! Sẽ làm bạn thoải mái hơn đấy.

Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta

Aristotle

Khi người ta quay lưng lại với bạn, hãy học cách làm ấm bàn tay phải bằng bàn tay trái của mình

Jack Ma

Hãy nhớ rõ rằng không gì có thể mang đến cho bạn thành công ngoại trừ chính bản thân bạn


Napoleon Hill

Chúng ta phải tìm cách trở thành một thế lực tích cực trong cuộc sống của mình. Chúng ta phải nắm lấy vận mệnh của chính mình, thiết kế một cuộc đời vững chắc và thực sự bắt đầu sống với giấc mơ

Les Brown

Bạn không thể đẩy ai leo cao lên thang trừ phi anh ta sẵn lòng tự mình leo một chút

Andrew Carnegie

Người muốn tác động đến thế giới đầu tiên phải tự mình vận động

 Socrates

Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu

Dr Seuss

Hãy đặt tương lai vào bàn tay đáng tin cậy đó chính là bàn tay của chính bạn

Khuyết danh

Không có giá trị nào trong cuộc sống trừ những gì bạn chọn đặt lên nó, và không có hạnh phúc ở bất cứ đâu trừ điều bạn mang đến cho bản thân mình


Henry David Thoreau

Bạn có thể học được từ thầy giáo, nhưng bạn sẽ phải tự học rất nhiều với bản thân, ngồi đơn độc trong một căn phòng

Dr Seuss

Là con người, sự vĩ đại của chúng ta không nằm nhiều ở việc cải tạo thế giới – đó là thần thoại của thời đại nguyên tử – mà nằm ở khả năng ta cải tạo chính mình

 Mahatma Gandhi

Người mạnh không thể giúp kẻ yếu trừ phi kẻ yếu muốn được giúp đỡ, và thậm chí ngay cả khi đó, kẻ yếu cũng phải tự mình trở nên mạnh mẽ; anh ta phải dựa trên nỗ lực của chính mình để phát triển thứ sức mạnh mà anh ta ngưỡng mộ ở người khác. Không ai ngoài chính anh ta có thể thay đổi tình cảnh của anh ta

 James Allen

Một vài người trong chúng ta có những đường băng lớn được xây sẵn dành cho mình. Nếu bạn có đường băng như vậy, hãy cất cánh. Nhưng nếu bạn không có, hãy nhận thức được trách nhiệm của bạn là cầm xẻng lên và tự xây lấy cho mình, và cho những người sẽ theo sau bạn


 Amelia Earhart

Tôi không phải là con chim, và không có mạng lưới nào có thể ràng buộc được tôi. Tôi là một con người tự do và có ý chí độc lập

Charlotte Brontë, Jane Eyre

Hành động thuyết phục và dũng cảm nhất chính là nghĩ cho bản thân. Hô to lên và thực hiện nó ngay lập tức

Coco Chanel – Chris Võ

Để suy nghĩ cho chính mình

Để lựa chọn cho chính mình

Để nói cho chính mình

Để hành động cho chính mình

Hãy là chính mình

Richelle E. Goodrich

Tự lập không là gì khác ngoài cơ hội giúp bản thân trở nên tốt hơn

Albert Camus – Chris Võ

Hãy tự lập và khắc thành vận mệnh của mình bằng đôi tay của chính mình

 Guru Nanak – Chris Võ

Cuộc đời tôi không làm tôi hài lòng, vậy nên tôi tạo ra cuộc đời tôi

Coco Chanel

Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác


Les Brown

Trên đây, là những câu nói – trích dẫn hay về tự lập mà Isinhvien đã chọn lọc, bạn hãy tham khảo nhé!

Sau đây, sẽ là gợi ý về một số câu ca dao, tục ngữ về tính tự lập để các bạn học hỏi nhé!

Làm người ăn tối lo mai Việc mình hồ dễ để ai lo lường Đói thì đầu gối phải bò Cái chân hay chạy cái giò hay đi Có khó mới có miếng ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho. Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Có thân phải lập thân Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân. Muốn ăn phải lăn vào bếp Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Giúp lời, không ai giúp của, giúp đũa, không ai giúp cơm. Giàu người ta chẳng có tham Khí thì ta liệu ta làm ta ăn. Ta về ta tắm ao ta Dù trong hay đục ao nhà vẫn hơn. Cuộc đời là một dòng sông. Kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm.

Hầu hết, các câu ca dao, tục ngữ đều muốn nói rằng nếu bạn muốn tự lập thành công thì bạn phải xây dựng, rèn luyện/mài dũa từ trong tâm hồn, tư tưởng của mình, không được dao động, và luôn vững tin quyết tâm theo con đường mà bạn đã chọn thì mới có thể thành công.


Tự lập có ý nghĩa như thế nào với mỗi người
Ảnh minh họa

Vậy là bài viết trên đây Isinhvien đã đề cập chi tiết về tự lập là gì, vai trò và ý nghĩa của tự lập. Xã hội ngày càng phát triển với những tiến bộ mới, bắt buộc con người ta phải mạnh mẽ và luôn có tính tự lập cao, thích nghi trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống khắc nghiệt. Hãy luôn theo cập nhật những bài viết từ Isinhvien để bổ sung thêm nhiều kiến thức mới nhé.