Tư vấn giám sát đánh giá đầu tuq

* Người làm công việc này gọi là "Kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình" và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.

Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát xây dựng.

Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu "tư vấn giám sát xây dựng" công trình.

\=> Như vậy Chi phí Giám sát đầu tư + Chi phí đánh giá đầu tư trong TMĐT xây dựng (của dự án đầu tư xây dựng) được tính bằng 10% + (2%+2%+3%+3%) = 20% chi phí quản lý dự án. Nếu định mức chi phí này không phù hợp thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.

Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công gồm những gì?

Căn cứ Điều 98 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, như sau:

(1) Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có chức năng giúp các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao;

- Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư;

- Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý;

- Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định;

- Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

(2) Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:

- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu cần thiết;

- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan, chủ đầu tư, nhà đầu tư để làm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan;

- Kiến nghị cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.

(3) Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao ở cơ quan, đơn vị mình.

Đơn vị đánh giá giám sát đầu tư

Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện thông qua những cách thức nào?

Căn cứ Điều 99 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về cách thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể:

“Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1. Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư được thực hiện thông qua các cách thức sau:
a) Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;
b) Theo dõi thông qua báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;
c) Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp với theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các thông tin báo cáo.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin báo cáo của chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Trường hợp cần thiết có thể thành lập Đoàn giám sát làm việc trực tiếp tại hiện trường để làm rõ về các thông tin liên quan.
[...]”

Theo đó, việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thông qua:

- Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;

- Theo dõi thông qua báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;

- Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp với theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.

Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định như thế nào?

Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư được quy định tại Điều 99 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Việc kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư được tiến hành thông qua các cách thức sau:

- Thông qua báo cáo;

- Thành lập Đoàn kiểm tra, Đoàn đánh giá.

Trình tự theo dõi chương trình, dự án đầu tư:

- Xây dựng và điều chỉnh khung giám sát, đánh giá của chương trình, dự án;

- Xác định nhu cầu thông tin và chỉ số theo dõi;

- Xây dựng Kế hoạch theo dõi;

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi;

- Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc theo dõi chương trình, dự án;

- Thu thập và phân tích dữ liệu;

- Báo cáo kết quả theo dõi theo chế độ quy định.

Trình tự kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:

- Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra;

- Thành lập Đoàn kiểm tra (nếu có);

- Thông báo Kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu;

- Tiến hành cuộc kiểm tra. Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 20 ngày;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra. Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 20 ngày;

- Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra.

Chủ đề