Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không

Giải đáp thắc mắc: Uống thuốc say xe có hại không?

Chủ Nhật ngày 26/12/2021

  • 5 nguyên nhân gây nhức đầu buồn nôn thường gặp
  • Dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng buồn nôn
  • Mách bạn: Cách xử lý khi bé bị ngộ độc thực phẩm

Bạn bị say xe và thường xuyên phải sử dụng thuốc say xe cho mỗi chuyến đi dài. Bạn đang lo lắng không biết thuốc say xe có tác hại gì cho cơ thể của bạn hay không?Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thuốc say xe là cách đơn giản để giúp bạn khắc phục tình trạng say xe hiệu quả. Thế nhưng, loại thuốc này có hại hay không đang là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé!

Say tàu xe là gì?

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không
Hiện tượng say tàu xe là gì?

Say tàu xe là một phản ứng bình thường trước những thay đổi mới xảy ra khi đi tàu xe, mà bản thân không thích nghi được. Hiện tượng say tàu xe bao gồm tất cả các loại vận chuyển hành khách như: Say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay.

Nguyên nhân xuất hiện chứng say tàu xe là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường. Hoặc có thể do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai.

Giải đáp uống thuốc say tàu xe có hại không?

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không
Việc uống thuốc say tàu xe gây ra một số tác hại không mong muốn

Mỗi khi say tàu xe, việc uống thuốc say tàu xe là điều mà chúng ta thường áp dụng để giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, uống thuốc say tàu xe sẽ gây ra một vài tác hại sau:

Gây cảm giác lâng lâng, mệt mỏi

Trong thuốc chống say tàu xe có chứa các nhóm thuốc kháng cholinergic và kháng histamin. Chính vì vậy khi bạn sử dụng sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ, mỏi mệt, khô miệng đồng thời làm mất đi khả năng tập trung của bạn.

Vì lẽ đó, nếu bạn đang gặp những tình trạng này thì bạn sẽ không thể ứng phó hay đề phòng bất trắc nếu có những tình huống bất ngờ xảy ra trên tàu, xe như trộm cắp hay tai nạn. Vì vậy việc sử dụng thuốc chống say tàu xe sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho chúng ta. Bạn nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc chống say tàu xe để làm giảm bớt tác dụng phụ của thuốc mang lại.

Làm rối loạn tiêu hóa

Các thành phần trong thuốc chống say tàu xe có chứa hàm lượng thuốc làm thay đổi chức năng dạ dày để chống nôn. Chính vì thế, thuốc chống say tàu xe làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, gây ra chứng rối loạn tiêu hóa khi sử dụng. Nếu người sử dụng thuốc say tàu xe có tiền sử vận động muộn thì sau khi dùng thuốc sẽ có nguy cơ kích thích vận động dạ dày ruột gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày ruột, nghẽn cơ học, rối loạn tiêu hóa, thủng tiêu hóa.

Có tính gây nghiện

Có thể bạn chưa biết trong thuốc chống say tàu xe có chứa thuốc chống nôn mạnh dẫn chất từ canabinoid của cây cần sa. Loại hoạt chất thường dùng là Dronabinol (còn có biệt dược Marinol) được dùng trong buồn nôn và nôn mửa. Chính vì vậy, khi sử dụng nhiều sẽ gây ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, ưu tư, nhịp tim nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp thế đứng. Do đó, khi sử dụng thuốc say tàu xe nên thận trọng với người có tiền sử nghiện, bệnh tim, rối loạn tâm thần, trẻ em, người già, người có thai, cho con bú. Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng không nên uống rượu.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc chống say tàu xe

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không
Nên giữ tâm lý thoải mái trước khi lên xe

Để chống say tàu xe có hiệu quả bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau:

Cần giữ tâm lý thư giãn, tránh mệt mỏi bởi thần kinh căng thẳng trước khi khởi hành thường dễ gây say tàu xe. Trước khi lên xe nên ăn nhẹ, không để cơ thể quá đói hoặc quá no vì như vậy sẽ dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày.

Đồng thời, không dùng đồ uống có ga, không uống rượu trước và trong khi đi. Khi di chuyển bằng xe ô tô thì ngồi phía đầu xe để đỡ xóc. Nếu đi tàu thì nên ngồi ở cuối đoàn tàu. Trong quá trình di chuyển thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh mệt mỏi.

Các liệu pháp tự nhiên thay thế thuốc say xe

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không
Có thể chống say xe bằng các liệu pháp từ tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc say xe, bạn có thể phòng tránh say xe bàng một số liệu pháp đơn giản sau:

Chọn ngồi vị trí đầu trên xe

Khi thường xuyên say xe bạn có thể lựa chọn vị trí ngồi đầu trên xe để giảm các triệu chứng khó chịu. Khi ngồi đầu xe, bạn có thể hướng mặt về phía xe đang di chuyển từ đó giúp kết nối và cảm nhận của thị giác và tai trong dễ dàng và cụ thể hơn.

Sử dụng trà hoa cúc

Hoa cúc được biết đến là một loại thảo mộc giúp làm dịu dạ dày, làm giảm axit và thư giãn cho cơ bụng. Trước khi khởi hành, bạn có thể ngâm trà hoa cúc trước khi bắt đầu chuyến đi để giảm thiểu tình trạng say xe.

Sử dụng liệu pháp mùi hương

Việc sử dụng liệu pháp mùi hương bằng tinh dầu như tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà và tinh dầu hoa oải hương nguyên chất giúp bạn giảm các triệu chứng say xe. Bạn cũng có thể mang theo chai tinh dầu hoặc ngửi vòng cổ có chứa tinh dầu để giúp làm giảm cảm giác buồn nôn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp cho các bạn việc uống thuốc say xe có hại không? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để chuyến hành trình của mình thêm vui vẻ và mạnh khỏe.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • buồn nôn

Tại sao chúng ta lại say xe?

Não là trung tâm chỉ huy của cơ thể, tiếp nhận và xử lý mọi thông tin từ các giác quan, “cảm biến” khắp cơ thể báo về. Khi chúng ta ngồi trên tàu hoặc xe, não bộ cảm nhận cơ thể đang trong trạng thái ở một chỗ, không chuyển động. Tuy nhiên, sự rung lắc liên tục không theo quy luật  trong quá trình di chuyển của phương tiện khiến các “cảm biến” (đặc biệt là hệ thống tiền đình có vai trò kiểm soát cảm giác cân bằng của cơ thể) gửi tín hiệu của sự chuyển động cơ thể về não. Các tín hiệu hỗn độn không thống nhất này làm não phản ứng, gây  cảm giác choáng, buồn nôn và nôn.

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không

Các loại thuốc chống say xe phổ biến

Thuốc kháng histamine H1

Ngoài tác dụng chính là chống dị ứng, một số thuốc thuộc thế hệ thứ nhất trong nhóm thuốc này được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe. Các thuốc hay được sử dụng cho điều trị say xe là diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine… Tất cả các loại thuốc chống say xe đều có hiệu quả ngăn ngừa tốt hơn là điều trị, vì vậy bạn phải sử dụng ít nhất 30 phút trước khi khởi hành. Không được kết hợp nhiều loại thuốc để uống cùng lúc (đặc biệt là các thuốc an thần khác), sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của các thuốc này. Lưu ý không sử dụng thuốc khi đã uống rượu.

Đối với trẻ em, các thuốc nói trên không khuyến cáo sử dụng để chống say xe cho trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt đối với cinnarizine là trẻ dưới 5 tuổi và meclizine là trẻ dưới 12 tuổi. Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng… Thuốc còn làm tăng nhãn áp, vì vậy bệnh nhân cườm nước (glaucoma) không nên sử dụng các thuốc này. Người có thai và cho con bú cũng nên hạn chế sử dụng.

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không
Scopolamine có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn say xe

Thuốc kháng đối giao cảm

Hoạt chất được sử dụng cho tác dụng chống say xe là scopolamine (còn có tên khác là hyoscine). Scopolamine có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn say xe so với các thuốc khác. Thuốc được bào chế dưới dạng miếng dán da, có kích thước nhỏ rất tiện lợi, được sử dụng phổ biến, có nhiều ưu điểm như thời gian tác động kéo dài lên đến 72 giờ, nên không phải uống nhiều lần như các thuốc khác. Tiện mang theo và sử dụng,  có thể hủy bỏ tác động của thuốc ngay lập tức bằng cách gỡ miếng dán. Tuy nhiên, không nên dùng miếng dán scopolamine cho phụ nữ mang thai và trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi vì không đủ dữ liệu an toàn, không thể kiểm soát lượng dược chất hấp thu vào cơ thể trẻ và thể trạng trẻ khác nhau, dễ xảy ra quá liều.

Khác với các loại miếng dán, cao dán khác chỉ có tác dụng tại chỗ. Miếng dán scopolamine là dạng liệu pháp điều trị xuyên qua da (Transdermal therapeutic systems) có tác dụng toàn thân. Sau khi dán, scopolamine sẽ dần xuyên thấm qua da, qua các tĩnh mạch, vào máu và phát huy tác dụng toàn thân tương tự như thuốc tiêm và thuốc uống. Tác dụng không mong muốn của thuốc có thể kéo dài và nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Trên hệ thần kinh trung ương, thuốc có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, lú lẫn, ảo giác, mất trí nhớ tạm thời, mất phương hướng… Ngoài ra, thuốc còn làm tăng nhịp tim, tăng nhãn áp, giảm tiết dịch, giảm nhu động tiêu hóa, giảm co thắt bàng quang và niệu quản. Do đó chống chỉ định cho bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn hệ tiêu hóa, bệnh phổi mạn tính và bệnh nhân có nhịp tim nhanh.

Để sử dụng miếng dán an toàn và hiệu quả, bạn cần dán miếng dán vào vùng da khô không có lông và tóc, không trầy xước phía sau tai trước khi khởi hành ít nhất 4 giờ. Chỉ dán duy nhất một miếng dán ở một bên tai là đủ, tuyệt đối không dùng nhiều miếng dán cùng lúc hay sử dụng cùng với các thuốc chống say xe khác. Sau khi bóc miếng dán, rửa tay kĩ để tránh thuốc dính vào mắt hay đồ ăn, thức uống. Gỡ miếng dán khỏi da ngay nếu bạn cảm thấy có các dấu hiệu bất thường.

Thuốc chống nôn tác động trên hệ tiêu hóa

Domperidone và metoclopramide là hai thuốc chống nôn được sử dụng để ngăn chặn nôn do say xe. Trên thực tế, hai loại thuốc này có chỉ định dùng chống nôn khi xảy ra các rối loạn tiêu hóa, chống nôn sau phẫu thuật, nôn do hóa trị ung thư, không chỉ định cho chống nôn do say tàu xe. Hiệu quả của chúng đối với các triệu chứng say xe không cao, vì vậy không khuyến cáo sử dụng nhóm thuốc này để chống nôn ói do say xe. Hơn nữa, metoclopramide là loại thuốc chống nôn mạnh, gây ra tác dụng phụ rối loạn vận động ở trẻ em, không được tự ý sử dụng. Đối với domperidone có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên tim mạch dẫn đến hiện tượng xoắn đỉnh (một loại nhịp tim nhanh bất thường, có thể gây đột tử). Vì vậy chống chỉ định trên bệnh nhân có bệnh lý trên tim,  không dùng đồng thời với nhiều thuốc gây kéo dài khoảng QT (erythromycin, clarithromycin, ciprofloxacin…), thuốc ức chế CYP3A4 mạnh.

Uống thuốc say xe có ảnh hưởng gì không

Các phương pháp tự nhiên khác để giảm tình trạng say xe

Ngoài các loại thuốc hóa dược kể trên, các liệu pháp tự nhiên cũng mang lại hiệu quả rất tốt, không có tác dụng phụ. Chẳng hạn như uống nước gừng, trà gừng được giữ ấm, kết hợp hương thơm của tinh dầu từ vỏ quýt, vỏ cam, bạc hà để làm mất đi “mùi xe” và sự buồn nôn, mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu cho bạn suốt chuyến đi.

Bạn nên ăn nhẹ để lót dạ, giữ dạ dày không quá đói cũng không quá no. Ngồi ở hàng ghế đầu xe hoặc ngồi gần cửa sổ xe và nhìn ra xa. Không tập trung đọc sách hay sử dụng điện thoại cũng sẽ làm giảm thiểu cảm giác chóng mặt, say xe.