Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học

Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


Mục tiêu:

O.1 Trình bày được vai trò, đặc điểm phân loại và kỹ thuật sử dụng các loại phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại;

G.1 Trình bày được khái niệm, vai trò, tính chất, phân loại phương tiện dạy học.

G.2 Phân tích được sự khác biệt giữa các loại phương tiện dạy học.

G.3 Trình bày được vai trò, tính chất, tác dụng của phương tiện dạy học.

G.4 Giải thích được mối quan hệ giưa PTDH với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học

G.5 Nhận biết được từng loại phương tiện thường dùng trong dạy học.

G.6 Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các loại phương tiện dạy học.

G.7 Trình bày được các nguyên tắc thiết kế và sử dụng PTDH

O.3 Rèn luyện được tính cẩn thận, sự khéo léo, khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình phát triển và sử dụng phương tiện dạy học.

G.8 Có ý thức chủ động học đi đôi với hành khi tiếp cận nội dung bài học.


    1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

      1. Khái niệm về phương tiện.


Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận bằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.

Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá trình đạt mục đích đó. Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động. Phương tiện được sử dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thì năng suất, chất lượng của hoạt động càng cao, làm cho mục đích định trước càng dễ dàng được thực hiện.


      1. Phương tiện dạy học (PTDH).


PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong quá trình dạy học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm.

Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PTDH. PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.

Còn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục. PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.

Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị dạy học (như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…), những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt động của giáo viên và học viên.

PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học.

PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố phương tiện được chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm bằng gì? để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được sử dụng trong dạy học như là cái giá mang cụ thể của việc tiếp thu các tri thức trừu tượng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này.


      1. Phương tiện kỹ thuật dạy học


Phương tiện kỹ thuật dạy học là tập hợp các khách thể được vật chất hóa, mô hình hóa nội dung của đối tượng dạy học bởi công nghệ mới, bao gồm các phương tiện kỹ thuật tạo điều kiện cho giáo viên tác động đạt hiệu quả sư phạm, giúp người học lĩnh hội thông tin học tập một cách sâu sắc, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất trí tuệ và các phẩm chất nhân cách khác.

Phân biệt phương tiện – phương tiện dạy học- phương tiện dạy học kỹ thuật


    1. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRONG GIÁO DỤC

      1. Vai trò của phương tiện trong việc dạy


Phương tiện dạy học đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được.

Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.


1.2.2. Vai trò của phương tiện trong việc học


Phương tiện dạy học cũng được sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp dạy học chính quy không có thầy giáo hay dùng để học nhóm.

Trong giáo dục không chính quy (đào tạo từ xa), các phương tiện như video cassette và các phần mềm của máy vi tính được các học viên sử dụng để tự học tại chỗ làm việc hay nhà riêng.

Việc học theo nhóm trên lớp có liên quan chặt chẽ với việc tự học. Các học sinh học tập cùng nhau trong một nhóm hay kết hợp với thầy giáo trong một đề án họ sẽ có trách nhiệm cao hơn trong học tập.

Các công nghệ dạy học mới như phương tiện đa năng khuyến khích học sinh tin tưởng vào khả năng nhận thức của bản thân trong học tâp. Sử dụng các tài liệu tự học tạo cho thầy giáo có nhiều thời gian để chẩn đoán và sửa chữa các sai sót của học sinh, khuyên bảo các cá nhân hay dạy kèm một người hay một nhóm nhỏ.


Thời gian mà thầy giáo có được để làm các hoạt động như vậy phụ thuộc vào chức năng giáo dục được giao cho các phương tiện dạy học. Trong một vài trường hợp , nhiệm vụ dạy học hoàn toàn có thể giao cho phương tiện dạy học.

Каталог: 2018
2018 -> Phiếu số: 01/dsh-q phiếu lập danh sách hộ DÂn cư thuộC ĐỊa bàN ĐIỀu tra
2018 -> Sự kết thạch  nghẽn tắc đường tiết niệu  ứ nước thận và huỷ hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau  suy thận
2018 -> Ubnd quận gò VẤp trưỜng th lê quý ĐÔN
2018 -> Viettheravada
2018 -> Tuyển tập thi ca Cao Mỵ Nhân Bài Thơ Tình Muộn
2018 -> Ubnd huyện xuyên mộC
2018 -> Viêm bàng quang ( nhiệt lâM)
2018 -> Feldspar Giới thiệu
2018 -> Cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do -hạnh phúc
2018 -> TrưỜng đẠi học ngoại ngữ ĐẠi họC ĐÀ NẴng khoa quốc tế HỌC


tải về 2.02 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học

Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
tháng 12 30, 2020
Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học
No comments

 . Phương tiện dạy học (PTDH)

Theo Từ điển tiếng Việt thì ”Phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó” và ”Thiết bị là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó” (Từ điển tiếng Việt)

Cho đến nay, trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã và đang sử dụng một số thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện, thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học như: cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, thiết bị trường học, dụng cụ học tập, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu v.v... Trong đó có thể hiểu:

- Cơ sở vật chất bao gồm phòng thí nghiệm, vườn trường, phòng học, bàn ghế, các thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy tính, máy in, máy photocopy, máy ảnh ...

- Phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ được sử dụng phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà trường. Ví dụ: hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO, VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; các loại tranh, ảnh, tranh giáo khoa, bản đồ, bảng biểu; các loại mô hình, vật thật; các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học thực hành v.v... Đôi khi, người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vật chất của trường học.

Có lẽ sử dụng khái niệm theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là thích hợp hơn cả: ”Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” (Từ điển Bách khoa Việt Nam).

Xét theo nghĩa hẹp, giữa ”thiết bị” và ”phương tiện” có điểm giống và khác nhau, trong đó ”thiết bị” có nội hàm hẹp hơn và thường để chỉ có một phương tiện kĩ thuật nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này với cách hiểu như nhau.

. Đa phương tiện

Đa phương tiện là một hệ thống kĩ thuật dùng để trình diễn các dữ liệu và thông tin, sử dụng đồng thời các hình thức chữ viết, âm thanh, hình ảnh, động hình (qua hệ thống computer); trong đó tạo khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống.

Trên quan điểm công nghệ, dạy học với đa phương tiện là loại hình công nghệ kép, bao gồm công nghệ về tổ chức quá trình nhận thức và công nghệ về phương tiện kĩ thuật dạy học. Hai công nghệ thành phần này phải được kết hợp với nhau theo quan điểm hệ thống, nghĩa là chúng phải tạo thành một hệ toàn vẹn trong sự tương tác lẫn nhau.

Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện dạy học cũng ngày càng trở thành yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Đặc biệt, trong các môn học thuộc ngành khoa học tự nhiên thì có những nội dung sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu phương tiện dạy học.

.PTDH trong quy trình dạy học.

Trước đây, khi đề cập tới các thành tố của quá trình dạy học thường chỉ chú trọng tới 3 thành phần là mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Ngày nay, do sự phát triển về chất, quá trình dạy học được xác định gồm 6 thành tố là: mục đích (hẹp hơn là mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Các thành tố này có quan hệ tương tác hai chiều lẫn nhau.

Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học

Trong sơ đồ trên, nếu xét về phương diện nhận thức thì phương tiện dạy học vừa là cái để học sinh “trực quan sinh động”, vừa là phương tiện để giúp quá trình nhận thức được hiệu quả.

Nghiên cứu về vai trò của phương tiện dạy học, người ta còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:

- Kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn (Tô Xuân Giáp).

- Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được (Tô Xuân Giáp).

- Cũng theo Tô Xuân Giáp, ở Ấn độ, người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu.

Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ.

Vai trò đối với giáo viên

- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động, thuận tiện, chính xác.

- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội dung học tập một cách vững chắc.

- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả dạy học.

Vai trò đối với người học

- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học.

- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.

- Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.

Yêu cầu đối với phương tiện dạy học

Để thực hiện tốt vai trò của mình, phương tiện phải đáp ứng được một số yêu cầu dưới đây: - Phù hợp với nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học mới và khả năng lĩnh hội của người học; - Đảm bảo tính nhân trắc học; - Dễ sử dụng, đảm bảo độ tin cậy cao, chắc chắn, có độ bền cao; - Kích thước, màu sắc phù hợp; - Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng; - Đảm bảo tính kinh tế; - Có tài liệu hướng dẫn cụ thể.