Vận tốc gió trung bình hưng yên năm 2024

Hưng Yên có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi đồi nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hải Nội – Hải Phòng chạy qua, ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A (qua cầu Yên Lệnh ) và đến quốc lộ 10 (qua cầu Triều Dương), là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây-Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Đặc biệt từ tháng 12, 2015, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được thông xe với độ dài 105,5 km từ Hà Nội qua Hưng Yên đến Hải Phòng. Bên cạnh đó, Hưng Yên gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân; Sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.

Hưng Yên có diện tích tự nhiên trên 926 km2, dân số 1,2 triệu người, với 55 vạn người trong độ tuổi lao động, đa số đều là lực lượng lao động trẻ, khoẻ, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo gần 40%. Lao động trong công nghiệp, xây dựng chiếm 10,7%; Lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 78,9%; Lao động trong các ngành dịch vụ chiếm 10,4%.

Là tỉnh với bề dày lịch sử văn hiến, là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, từng là thương cảng nổi tiếng "Đàng ngoài" giao lưu kinh tế, buôn bán với các nước thuộc các Châu lục trên thế giới (Nhật Bản, Hà Lan, Đức,...) từ thế kỷ 16-17. Hưng Yên đã từng được lưu danh: "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Hưng Yên hiện có 1.210 di tích lịch sử, trong đó có 157 di tích được xếp hạng quốc gia; có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh đậm nét truyền thống, phong tục của nền văn minh sông Hồng.

Sông ngòi

Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền sông. Phía tây có sông Hồng, phía nam có sông Luộc, phía đông là sông Cửu An. Ngoài ra có sông Đuống, chảy qua địa phận Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía đông và đông bắc của tỉnh và hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng - Hải.

Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang, có đoạn chảy xuôi dòng, có đoạn như ngược chiều, nhưng cuối cùng đều đổ vào dòng chính, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Sông Hồng

Phát nguyên từ Trung Quốc, có tổng chiều dài 1.183 km. Phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là 493 km. Chỗ rộng nhất là 1300 m, chỗ hẹp nhất là 400 m. Sông Hồng chảy qua Hưng Yên khoảng 57 km, tạo thành giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh.

Sông Hồng chảy đến phía bắc của tỉnh gọi là sông Thiên Mạc, đến Kim Động và thị xã Hưng Yên gọi là Đằng Giang. Từ khi Pháp xâm lược nước ta thì gọi chung là sông Hồng Hà, sông Hồng.

Sông chảy xuống đồng bằng có tác dụng bồi tụ phù sa là chủ yếu, song có đặc điểm là luôn lăn mình lật đi lật lại, uốn khúc quanh co, tạo nên hiện tượng sói lở hai bờ, gây lũ lụt.

Sông Luộc

Sông Luộc còn được gọi là sông Phổ Đà, Đà Lỗ. Vốn là phân lưu của sông Hồng ở huyện Hưng Nhân (Thái Bình) và đổ vào sông Thái Bình ở Quý Cao (Tứ Kỳ - Hải Dương). Sông rộng trung bình 150-250 m, sâu 4– 6 m. Toàn bộ sông dài 70 km, đoạn chảy qua Hưng Yên có chiều dài 26 km, tạo thành giới hạn địa giới phía nam của tỉnh.

Sông Cửu An

Vốn là phân lưu của sông Hồng chảy về phía đông, về sau bị vùi lấp phần cửa sông. Sông còn được gọi là sông Cửu Yên, sông Si, Ba Đông, Bằng Ngang. Hiện nay sông Cửu An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa - Phù Cừ, tổng chiều dài khoảng 23,5 km. Sông Cửu An là một nhánh chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, tiêu nước và cung cấp nước cho tỉnh, đặc biệt là vùng Khoái Châu, Kim Động.

Sông Kẻ Sặt

Sông nối giữa sông Sinh (Hải Dương) vào khúc cuối của sông Cửu An, chiều dài 35 km. Sông Kẻ Sặt chảy ở phía đông của tỉnh, có chiều dài trên 20 km, từ Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tòng Hóa (Phù Cừ). Sông chảy song song với sông Hồng, tạo cho tỉnh Hưng Yên cả ba mặt đều là sông. Sông Kẻ Sặt là một chi lưu chính của hệ thống Bắc Hưng Hải, tiêu nước và cung cấp nước cho tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.

Sông Hoan Ái

Vốn là phân lưu của sông Hồng, sau bị vùi lấp phần cửa sông, trở thành chi lưu của sông đào Bắc - Hưng - Hải. Khi xây dựng cống Xuân Quan đã đào nối sông Hoan Ái vào sông Kim Ngưu, Đạo Khê. Sông Hoan Ái là sông chính của hệ thống thủy nông Bắc - Hưng - Hải, có tác dụng lấy nước từ sông Hồng và phân phối cho các sông của hệ thống trung thủy nông trong tỉnh. Toàn bộ sông dài trên 36 km, từ cống Xuân Quan đến Cống Tranh.

Sông Nghĩa Trụ

Bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn đầu bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được đào rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho huyện Văn Giang và cả tỉnh.

Đoạn thứ hai ở phía nam của tỉnh, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá, Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống Mai Xá (Tiên Lữ). Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ.

Sông Điện Biên

Chảy từ dòng sông Hoan Ái (từ Lực Điền) theo chiều dọc của tỉnh qua Đồng Tiến, Hồng Tiến (Khoái Châu), sang địa phận huyện Kim Động, nối vào sông Cửu An, sau đó chảy xuống Cửa Càn (thị xã Hưng Yên). Toàn bộ sông dài trên 20 km. Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho một phần huyện Khoái Châu và huyện Kim Động.

Đặc điểm địa chất

Tỉnh Hưng Yên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m - 160m.

Đặc điểm thổ nhưỡng

Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:

* Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt.

* Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua.

* Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua.

Khí hậu và thời tiết

Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa. Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.6000C. Lượng mưa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế.

Nhìn chung, chế độ khí hậu-thời tiết của Hưng Yên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: các chế độ nhiệt, ẩm, nắng cho phép canh tác nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm và thích hợp để bố trí một cơ cấu cầy trồng, vật nuôi đa dạng có nguồn gốc nhiệt đới và một số cây trồng (rau, hoa, quả,…) có nguồn gốc ôn đới.

Tài nguyên thiên nhiên

Hưng Yên mang đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi, địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú (sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s). Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, có khả năng cung cấp hàng triệu m3/ngày.đêm, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.

Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than.

Hưng Yên giàu thứ mấy Việt Nam?

Năm 2022, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số khoảng 1.302.000 người (xếp thứ 28 về dân số), mật độ trung bình 1.400 người/km2 (xếp thứ 4 cả nước), quy mô GRDP đạt 132.176 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/ người tương ứng với 4.396 USD (xếp thứ 12 cả nước và thứ 6 khu vực Bắc Bộ), tốc ...

Đặc điểm chung của khí hậu Hưng Yên là gì?

Khí hậu Hưng Yên mang đặc điểm chung của vùng Đồng bằng sông Hồng. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng, mùa đông lạnh và có bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

Hưng Yên có sóng gì?

Tỉnh Hưng Yên có nhiều sông ngòi. Quanh tỉnh, ba phía đều liền sông. Phía Tây có sông Hồng, phía Nam có sông Luộc, phía Đông là sông Cửu An. Ngoài ra còn có hệ thống các sông nội đồng như Kim Sơn, Điện Biên, Tây Kẻ Sặt trong hệ thống Bắc - Hưng - Hải.

Loại đất chủ yếu ở Hưng Yên là gì?

Tài nguyên đất Nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hưng Yên chủ yếu là đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày khá phong phú là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.