Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị

3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ


Trong thực tế có rất nhiều phương pháp được sử dụng để định giá máy móc, thiết bị. Việc lựa chọn xem sử dụng phương pháp nào để định giá máy móc, thiết bị phụ thuộc vào các yếu tố như: chủng loại máy, thiết bị cần định giá; sự sẵn có của dữ liệu thị trường và sự tin cậy của các dữ liệu đó; và mục đích của việc định giá.

3.3.1. Phương pháp so sánh


3.3.1.1. Khái niệm về phương pháp so sánh

a. Khái niệm

Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sản (máy móc, thiết bị) dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với các tài sản cần định giá đã giao dịch thành công trên thị trường vào thời điểm cần định giá.

Tài sản tương tự với tài sản cần định giá có đặc điểm cơ bản sau:

- Có đặc điểm vật chất giống nhau.

- Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng.

- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng.

- Có chất lượng tương đương nhau.

- Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng.

b. Nguyên tắc áp dụng (cở sở lý luận của phương pháp)

Phương pháp so sánh trực tiếp được xây dựng chủ yếu dựa trên việc tuân thủ nguyên tắc thay thế, đó là: Một người mua thận trọng sẽ không bỏ ra một số tiền nào đó nếu anh ta tốn ít tiền hơn mà vẫn có được tài sản tương đương để thay thế.

Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản mục tiêu được coi là hoàn toàn có thể ngang bằng với giá trị của những tài sản tương đương có thể so sánh được. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật, theo phương pháp này người ra không cần thiết phải xây dựng các công thức hay mô hình tính toán, mà đơn giả chỉ cần đi tìm các bằng chứng đã được thừa nhận về giá trị của máy móc, thiết bị tương đương có thể so sánh được trên thị trường.

Ngoài ra, phương pháp so sánh còn dựa trên nguyên tắc đóng góp: Quá trình điều chỉnh có ước tính sự tham gia đóng góp của các yếu tố hay bộ phận của các tài sản đối với tổng số giá thị trường của nó.



c. Các trường hợp áp dụng của phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp thường được áp dụng phổ biến để định giá các máy, thiết bị mà có các bằng chứng thị trường về các hoạt động mua, bán những máy, thiết bị giống hoặc tương tự. Đây cũng chính là phương pháp áp dụng cho nhiều mục đích định giá khác nhau, như: Mua bán, trao đổi, thế chấp...

3.3.1.2. Quy trình thực hiện phương pháp so sánh

Khi tiến hành thẩm định giá theo phương pháp trực tiếp cần phải tuân theo các bước sau:

* Bước 1: Tìm kiếm các thông tin về những tài sản được bán trong thời gian gần nhất trên thị trường có thể so sánh được với tài sản đối tượng cần định giá.

+ Các thông tin cần thu thập bao gồm thông tin về pháp lý và đặc điểm kỹ thuật. Các thông tin về đặc điểm kỹ thuật như: Tên hãng sản xuất, kiểu dáng, số sêri, nước sản xuất, ngày sản xuất, kích thước và công suất, miêu tả về mặt kỹ thuật, tuổi sử dụng kinh tế, tuổi hiệu quả, tuổi kinh tế còn lại của máy, thiết bị,...



+ Các máy, thiết bị so sánh cần phải có cùng nguyên lý hoạt động, đặc tính cấu tạo và tính hữu ích tương tự máy, thiết bị cần định giá; các máy, thiết bị này có công suất, hãng, quốc gia và năm sản xuất có thể so sánh được. Đồng thời, các máy, thiết bị so sánh có giá mua, bán và các thông tin được công khai trên thị trường.

* Bước 2: Kiểm tra các thông tin về tài sản có thể so sánh được để xác định giá trị thị trường của nó làm cơ sở để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định. Thông thường, nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất về mặt cấu tạo có thể so sánh được với tài sản mục tiêu cần định giá.

* Bước 3: Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau về đặc điểm kỹ thuật như: Kích cỡ, kiểu dáng, thể loại, tuổi thọ và các điều kiện khác (tốt hơn hoặc xấu hơn) của mỗi tài sản so với tài sản cần định giá; sau đó điều chỉnh giá bán tài sản này (có thể tăng lên hoặc giảm xuống) so với tài sản cần thẩm định.

Quá trình điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của tài sản đối tượng thẩm định giá được tiến hành như sau:

+ Lấy tài sản thẩm định giá làm chuẩn, nếu tài sản so sánh tốt hơn thì điều chỉnh giá trị giao dịch của tài sản so sánh xuống và ngược lại.

+ Cách điều chỉnh: Có thể điều chỉnh bằng số tuyệt (số tiền cụ thể) hoặc số tương đối (chấm điểm hay tỷ lệ phần trăm) tùy thuộc vào tính có thể lượng hóa bằng tiền được hay không của các thông số so sánh.

*Bước 4: Ước tính giá trị của tài sản đối tượng cần thẩm định giá trên cơ sở các giá bán có thể so sánh được sau khi đã điều chỉnh.

Ví dụ 3.1: Cần định giá một máy xúc nhãn hiệu SUMITOMO chất lượng còn lại là 80%. Qua điều tra thị trường về các giao dịch của máy xúc cùng loại ở thời điểm định giá, thẩm định viên đã thu thập được thông tin sau:

TT

Yếu tố so sánh

Máy mục tiêu

So sánh 1

So sánh 2

So sánh 3

1

Giá bán (triệu đồng)

?

630

720

840

2

Model

SH1

SH2

SH3

SH4

3

Năm sản xuất

2005

2004

2005

2006

4

Dung tích gầu xúc

0,45

0,45

0,45

0,45

5

Trọng lượng (kg)

12.000

11.500

11.900

12.500

6

Sức nén bơm thủy lực (kg/cm3)

300

300

300

320

7

Lực đào gầu xúc

5.900

5.900

6.300

6.300

8

Tỷ lệ chất lượng còn lại

80%

80%

80%

80%

Cũng qua điều tra thị trường,thẩm định viên thu thập được tương quan về giá máy xúc trên thị trường theo các yếu tố năm sản xuất, trọng lượng, sức nén của bơm, lực đào gầu xúc như sau:

- Về năm sản xuất: Sản xuất năm 2005 được đánh giá là 100%, sản xuất năm 2004 được đánh giá là 93%, sản xuất năm 2006 được đánh giá là 105%.

- Về trọng lượng: Trọng lượng 12.000 kg được đánh giá là 100%, trọng lượng dưới 12.000 kg được đánh giá là 97%, trọng lượng trên 12.000 kg được đánh giá là 104%.

- Về sức nén của máy bơm: Sức nén 300 kg/cm3 được đánh giá là 100%, sức nén trên 300 kg/cm3 được đánh giá là 106%.

- Về lực đào của gầu xúc: Lực đào của gầu xúc 5.900 kg được đánh giá là 100%, lực đào gầu xúc trên 5.900 kg được đánh giá là 107%.

Lời giải:

Dựa vào thông tin thị trường mà các thẩm định viên đã thu thập được, tiến hành điều chỉnh như sau:

TT

Yếu tố so sánh

So sánh 1

So sánh 2

So sánh 3

1

Giá bán (triệu đồng)

630

720

840

2

Model

0%

0%

0%

3

Năm sản xuất

+7%

0%

-5%

4

Dung tích gầu xúc

0%

0%

0%

5

Trọng lượng (kg)

+3%

+3%

-4%

6

Sức nén bơm thủy lực (kg/cm3)

0%

0%

-6%

7

Lực đào gầu xúc

0%

-7%

-7%

8

Tỷ lệ chất lượng còn lại

0%

0%

0%

9

Tổng chênh lệch

+10%

-4%

-22%

10

Giá điều chỉnh (triệu đồng)

693

691,2

655,2

Từ các mức giá điều chỉnh trên, để tính mức giá của máy, thiết bị cần định ta tính trung bình cộng của các mức giá điều chỉnh đó.

Vậy mức giá ước tính của máy xúc cần định là: 679,8 triệu đồng.

3.3.1.3. Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh

* Ưu điểm:

- Được áp dụng phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trong thực tế, vì nó là một phương pháp không có những khó khăn về mặt kỹ thuật tính toán.

- Có cơ sở vững chắc để được công nhận, vì dựa vào giá trị thị trường cũng như dựa vào các thông số nhận biết được để so sánh và đánh giá.

* Nhược điểm:

- Cần thiết phải có thông tin để làm cơ sở so sánh, nếu không có thông tin sẽ không áp dụng được.

- Các dữ liệu, thông tin thu thập thường mang tính lịch sử nên dễ bị lạc hậu lỗi thời.

- Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về các thông số kinh tế, kỹ thuật của máy, thiết bị mục tiêu cần định giá, cho nên nhà định giá khó có thể tìm được một chứng cứ thị trường phù hợp để tiến hành so sánh.

- Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá.

- Phương pháp này cũng chứa đựng những yếu tố chủ quan của người định giá, nhất là trong việc tính toán nhằm điều chỉnh sự khác biệt của các thông số.

* Điều kiện cần có để áp dụng phương pháp so sánh

- Phải có những thông tin liên quan của máy, thiết bị tương tự được mua bán trên thị trường thì phương pháp này mới sử dụng được.

- Thông tin thu thập được trên thực tế phải so sánh được với máy, thiết bị mục tiêu cần định giá, nghĩa là phải có sự tương tự về mặt kỹ thuật.

- Chất lượng của thông tin cần phải cao, phù hợp, kịp thời, chính xác, có thể kiểm tra được...Đồng thời nguồn thu thông tin phải đáng tin cậy và có thể đối chiếu, kiểm tra được khi cần thiết.

- Thị trường phải ổn định: Nếu thị trường có biến động mạnh thì phương pháp này khó chính xác, mặc dù các đối tượng so sánh và máy, thiết bị mục tiêu đã có nhiều thuộc tính tương đồng.

- Người định giá cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế về thị trường, kỹ thuật thì mới có thể vận dụng phương pháp này hiệu quả và có thể đưa ra mức giá đề nghị hợp lý và được công nhận.

3.3.1.4. Sử dụng công thức Berim trong định giá máy, thiết bị

Công thức Berim thường được sử dụng để định giá các máy móc, thiết bị mới và có thể tìm được những chứng cứ tương tự trên thị trường. Các bước tiến hành định giá của phương pháp này là:

* Bước 1: Xác định đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất tài sản cần thẩm định giá, như:

+ Đối với máy xúc, máy ủi, máy gạt đất: Là dung tích gầu xúc.

+ Đối với máy khoan: Là đường kính lỗ khoan của vật gia công.

+ Đối với máy bơm nước: Là công suất bơm, chiều cao cột nước,..

+ Đối với các loại động cơ điện, máy phát điện: Là công suất động cơ, công suất máy phát.

+ Đối với các thiết bị lên men bia, bình chứa khí lỏng, thiết bị ngưng, thiết bị nồi lò nấu: là thiết bị dung tích thùng lên men bia, tuy nhiên cũng phải chọn máy có cùng cấu tạo.

+ Đối với xe vận tải thường lấy trọng tải để so sánh, nhưng phải so sánh theo từng nhóm có cấu tạo giống nhau.

* Bước 2: Khảo sát thị trường lựa chọn máy, thiết bị so sánh cho phù hợp.

* Bước 3: Áp dụng công thức tính toán để tìm ra các mức giá điều chỉnh căn cứ vào giá máy, thiết bị so sánh và chênh lệch về thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu theo công thức sau:

G1 = G0 × (

Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
)x
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị



Trong đó:

G1:Là giá trị của máy móc thiết bị cần định giá .

G0: Là giá trị của máy móc thiết bị có cùng công dụng có giá bán trên thị trường được chọn làm giá chuẩn .

N1:Là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy cần định giá .

N0: Là đặc trưng kỹ thuật cơ bản nhất của máy chuẩn (đã có giá bán trên thị trường ) .

x:Là số mũ hãm độ tăng giá theo đặc trưng kỹ thuật cơ bản .

x: Luôn nhỏ hơn 1, đa số các loại máy móc, thiết bị có x = 0,7. Tuy vậy, qua thực tế, người ta tổng kết được như sau:

+ Máy công cụ: x = 0,70 đến 0,75

+ Máy phát điện: x = 0,8

+ Phương tiện vận tải: x = 0,75 đến 0,80

+ Dây chuyền công nghệ: x = 0,80 đến 0,95

+ Máy, thiết bị khác: x = 0,80 đến 0,85

Để kết quả định giá theo phương pháp so sánh được chính xác thì vấn đề quan trọng là phải xác định được trong các đặc tính kinh tế kỹ thuật của máy móc, thiết bị thì đặc tính nào là quan trọng nhất và được sử dụng làm thông số để tính toán .

Ví dụ 3.2:

Thẩm định giá một xe ôtô tải mang nhãn hiệu HINO trọng tải 16 tấn tại thời điểm 01/11/2012 biết rằng:



Giá xe ôtô tải HINO, trọng tải 5 tấn vào thời điểm 01/6/2012 là 660 triệu đồng. Số mũ hãm độ tăng giá đối với phương tiện vận tải là 0,75.

Lời giải

Đặc trưng cơ bản nhất đối với xe tải là trọng tải

Ta có : N1= 16 tấn

No= 5 tấn

x = 0,75

Tính: N1/N0 = 16/5 = 3,2. Ta có: (N1/N0)x = (3,2)0,75

Tra bảng ta có (3,2)0,75 = 2,388.

Vậy giá thị trường của ôtô HINO cần định giá là:

G1 = 660 triệu đồng x 2,388 = 1.576,08 triệu đồng

3.3.2. Phương pháp chi phí

3.3.2.1 Khái niệm phương pháp chi phí

a. Khái niệm

Phương pháp chi phí (hay còn gọi là phương pháp chi phí thay thế khấu hao) là phương pháp định giá dựa trên cơ sở ước tính chi phí tạo ra một máy, thiết bị tương đương với máy, thiết bị cần định giá, sau đó trừ đi hao mòn thực tế của máy, thiết bị cần định giá (nếu có).

Hao mòn thực tế của máy, thiết bị là tổng mức giảm giá của máy, thiết bị bao gồm cả hao mòn vật chất và sự lỗi thời về tính năng, tác dụng của máy, thiết bị (hay còn gọi là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình).

b. Nguyên tác áp dụng (cơ sở lý luận) của phương pháp chi phí

Phương pháp này áp dụng nguyên tắc thay thế, dựa trên giả định giá trị của máy móc thiết bị mục tiêu tương đương với chi phí làm ra một máy móc thiết bị giống như vậy và coi đây như một vật thay thế. Do vậy, nếu có đầy đủ thông tin hợp lý thì người ta sẽ không bao giờ trả giá cao hơn cho một máy móc thiết bị mục tiêu so với chi phí bỏ ra để mua một máy móc thiết bị có cùng công năng.



c. Trường hợp áp dụng phương pháp chi phí

- Định giá các máy, thiết bị chuyên dùng, có tính đơn chiếc, có ít hoặc không có giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường. Ví dụ như: Máy hóa chất, cơ sở lọc dầu, nhà máy điện,...

- Định giá cho mục đích bảo hiểm máy, thiết bị, tính toán mức tiền hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước giải tỏa đền bù.

- Thích hợp dùng làm cơ sở cho công tác đấu giá, đấu thầu hay kiểm tra đấu giá, đấu thầu...

- Phương pháp chi phí cũng thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp định giá khác.

3.3.2.2 Các loại chi phí và khấu hao

a. Chi phí:

Khi nói đến chi phí người ta thường đề cập đến 2 loại chi phí sau:

- Chi phí tái tạo: Là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy, thiết bị thay thế giống hệt như máy, thiết bị mục tiêu cần định giá, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của máy, thiết bị mục tiêu đó.

- Chi phí thay thế: Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy, thiết bị có giá trị sử dụng tương đương với máy, thiết bị mục tiêu cần định giá theo đúng những tiêu chuẩn thiết kế và cấu tạo hiện hành.



b. Khấu hao máy, thiết bị - TSCĐ

Khấu hao máy, thiết bị là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy, thiết bị vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng máy, thiết bị.

Trong quá trình sản xuất, máy móc, thiết bị sử dụng bị hao mòn cả hao mòn hữu hình và vô hình. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí, hợp thành giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy móc, thiết bị. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích để bù đắp dần dần và tích lũy thành quỹ khấu hao.

Giá trị của bộ phận máy móc, thiết bị tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là chi phí khấu hao của máy móc, thiết bị.

* Ý nghĩa của việc tính khấu hao:

- Giúp cho việc tính toán giá thành, chi phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp.

- Có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.

- Trong công tác định giá, giúp người định giá xác định thời gian còn lại phải tính khấu hao của máy, thiết bị qua đó ước tính được chất lượng còn lại của máy, thiết bị để phục vụ công tác định giá.

* Để tính khấu hao người ta thường sử dụng 3 phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương pháp khấu hao nhanh, gồm:

+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

+ Phương pháp khấu hao tổng số

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm



3.3.2.5. Quy trình thực hiện phương pháp chi phí

* Bước 1:Ước tính các chi phí hiện tại (chi phí tái tạo hoặc chi thay thế, bao gồm cả lợi nhuận cho nhà sản xuất, thuế, phí phải nộp) để tạo lập và đưa vào sử dụng một máy, thiết bị mới, cùng loại, có tính năng kỹ thuật tương tự.

- Việc ước tính chi phí sản xuất phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước về hạch toán chi phí sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật về nguyên, nhiên vật liệu, lao động và phải dựa vào mặt bằng giá trị thị trường hiện hành đối với đơn giá vật tư.

- Lợi nhuận nhà sản xuất được ước tính căn cứ vào lợi nhuận bình quân của ngành sản xuất máy, thiết bị cùng loại.

- Thuế, phí các loại cần căn cứ vào quy định của Nhà nước vào thời điểm định giá.

- Chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, vận hành đưa tài sản vào sử dụng...

* Bước 2:Ước tính hao mòn tích lũy của máy, thiết bị xét trên tất cả mọi nguyên nhân (do hao mòn hữu hình và vô hình) tính tới thời điểm định giá.

Hao mòn tích lũy: Là sự mất mát về giá trị tài sản vì bất kỳ lý do nào, tạo ra sự khác nhau giữa chi phí thay thế mới (sản xuất lại) với giá trị thị trường hiện tại của máy, thiết bị đó.

Cách tính hao mòn:

- Cách 1: Căn cứ vào tuổi đời hiệu quả và tuổi đời kinh tế của máy, thiết bị để tính sự hao mòn từ đó tính giảm giá của tài sản:

Hao mòn của tài sản = ( tuổi đời hiệu quả/ tuổi đời kinh tế) x 100%

Ví dụ 3.3: Xác định tỷ lệ hao mòn của loại cần cẩu HINO có các thông số sau: sức nâng 35 tấn, tuổi đời kinh tế là 20 năm, tuổi đời hiệu quả là 15 năm (tính đến thời điểm cần định giá).

Hao mòn của tài sản = (15/20) x 100% = 75 %

- Cách 2: Căn cứ vào sự hư hỏng, hao mòn của các bộ phận chính của máy, thiết bị.

H =

Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị

Trong đó:

H là hao mòn của máy móc, thiết bị tính theo tỷ lệ %.

Hi: Hao mòn của bộ phận kỹ thuật chủ yếu trong máy, thiết bị.

Ti: Tỷ trọng giá trị của bộ phận i trong tổng giá trị máy móc, thiết bị.

n: Số lượng bộ phận kỹ thuật chủ yếu trong máy, thiết bị.

Ví dụ 3.4: Xác định tỷ lệ hao mòn của một ô tô tải nhẹ hiệu TOYOTA có các thông số sau:


Bộ phận

Hao mòn của bộ phận kỹ thuật chủ yếu (Hi)

Tỷ trọng giá trị của bộ phận i trong tổng giá trị (Ti)

Giá trị hao mòn

(Hi x Ti)

1. Động cơ

25%

50%

12,5%

2. Khung gầm

14%

15%

2,1%

3. Hệ thống điện

6%

20%

1,2%

4. Hệ thống khác

5%

15%

0,75%

Tổng




100%

16,55%

Tỷ lệ hao mòn của xe TOYOTA là:

(25% x 50%) + (14% x 15%) + (6% x 20%) + (5% x 15%)

=

16,55%

50% + 15% + 20% + 15%

* Bước 3: Khấu trừ hao mòn tích lũy khỏi chi phí thay thế hiện tại, kết quả thu được chính là giá trị hiện tại của máy, thiết bị cần định giá.

Giá trị máy, thiết bị = Chi phí hiện tại – Hao mòn tích lũy



Ví dụ 3.5: Cần định giá một xe ô tô tải đang sử dụng nhãn hiệu ABK, sản xuất năm 2008 trọng tải 5 tấn, nguyên giá 600 triệu đồng, đã qua sủ dụng 4 năm, cây số xe đã chạy là 7.000.000 km. Tổng số km cho một đời xe (đến khi phải tu sửa) của loại xe này được xác định là 21.000.000 km. Tuy nhiên, xe này cần phải thay thế một số phụ tùng, chi tiết để đảm bảo cho xe hoạt động an toàn, chúng có giá thị trường như sau:

- Ắc quy: 1,5 triệu đồng

- Má phanh ô tô: 1 triệu đồng

- Lốp ô tô: 6 triệu đồng

- Hộp số trục các đăng: 10 triệu đồng

- Các phụ tùng khác: 2 triệu đồng



Lời giải:

Tỷ lệ hao mòn tích lũy của xe là: 7.000.000/21.000.000 = 1/3

Mức hao mòn tích lũy của xe là: 600 x 1/3 =200 triệu đồng

Tổng giá trị các phụ tùng cần thay thế là:

1,5 + 1 + 6 + 10 + 2 = 20,5 triệu đồng

Tổng mức hao mòn: 200 + 20,5 = 220,5 triệu đồng

Vậy, giá trị ước tính của xe ô tô ABK đang sử dụng là:

600 – 220,5 = 379,5 triệu đồng.



3.3.2.5. Ưu nhược điểm của phương pháp chi phí

* Ưu điểm:

- Sử dụng để định giá các máy, thiết bị dùng cho các giao dịch và mục đích riêng biệt.

- Sử dụng khi không có các bằng chứng thị trường để so sánh, thiếu cơ sở dự báo dòng lợi ích tương lai mà máy, thiết bị mang lại.

* Nhược điểm:

- Do phương pháp chi phí cũng phải dựa vào các dữ liệu thị trường, nên những hạn chế của phương pháp so sánh trực tiếp đã nói ở phần trên cũng đúng đối với phương pháp chi phí.

- Chi phí không bằng với giá trị, và chi phí không tạo ra giá trị.

- Phương pháp chi phí phải sử dụng đến cách tiếp cận cộng tới, song tổng của nhiều bộ phận chưa chắc đã bằng với giá trị của toàn bộ. Trong việc áp dụng phương pháp chi phí giả định cho rằng chi phí bằng giá trị, trên thực tế giả định này có thể không đúng.

- Việc áp dụng phương pháp khấu hao để tính khấu hao lũy kế nhiều khi mang tính chủ quan.

- Người định giá cần phải có trình độ am hiểu nhất về kỹ thuật của máy, thiết bị, và phải có đủ kinh nghiệm để có thể áp dụng được phương pháp này.



* Điều kiện cần có để áp dụng phương pháp chi phí

- Người định giá phải am hiểu về kỹ thuật và phải có đủ kinh nghiệm mới có thể áp dụng được phương pháp này, vì nếu không am hiểu khó có thể phân tích được chi phí hiện tại để tạo ra máy, thiết bị tương tự, cũng như khó đánh giá mức độ hao mòn của máy, thiết bị.

- Phải có thông tin thị trường về giá cả, chi phí của các chi tiết cấu thành máy, thiết bị và các nguyên nhiên vật liệu để sản xuất ra máy, thiết bị cần định giá tại thời điểm định giá.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Máy, thiết bị là gì? Trình bày khái quát các cách phân loại và các đặc điểm chủ yếu của máy, thiết bị.

Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa mục đích và cơ sở giá trị trong định giá máy, thiết bị.

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa định giá máy, thiết bị với định giá bất động sản.

Câu 4: Trình bày nội dung phương pháp so sánh trong định giá máy, thiết bị.

Câu 5: Trình bày nội dung phương pháp chi phí trong định giá máy, thiết bị.

Câu 6: Trình bày nội dung phương pháp thu nhập trong định giá máy, thiết bị.


Каталог: books -> ke-toan-tai-chinh-thue -> tai-chinh-doanh-nghiep
ke-toan-tai-chinh-thue -> ChưƠng 1 TỔng quan về thuế
ke-toan-tai-chinh-thue -> Học viện ngân hàng khoa ngân hàng môn họC: tiền tệ ngân hàNG
tai-chinh-doanh-nghiep -> TrưỜng đẠi học kinh tế luật tphcm bộ MÔn kinh tế ĐỐi ngoại môn quản trị TÀi chính công ty đa quốc gia
ke-toan-tai-chinh-thue -> Khoa kế toáN – TÀi chính giáo trình kế toán tài chính 3 Biên soạn
tai-chinh-doanh-nghiep -> Tp. Hcm, ngày 5 tháng năm 2010 LỜi mở ĐẦU
tai-chinh-doanh-nghiep -> ChưƠng I tổng quan về TÀi chính doanh nghiệp câu 1: Thông thường công ty cổ phần được sở hữu bởi
tai-chinh-doanh-nghiep -> Các công cụ TÀi chính phái sinh – CÔng cụ quản lý RỦi ro tài chính mục tiêu giới thiệu chung về CÔng cụ TÀi chính phái sinh các công cụ phái sinh trên thị trưỜng ngoại hốI
tai-chinh-doanh-nghiep -> ĐỀ thi cuối kỳ MÔn tài chính doanh nghiệP
tai-chinh-doanh-nghiep -> TrưỜng đh sư phạm kỹ thuật tphcm


tải về 1.15 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị
Vị dụ thẩm định giá máy móc thiết bị