Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Tự đánh giá bản thân thực chất là tự nhận xét, đánh giá về bản thân mình, đó là giai đoạn phát triển cao của ý thức. Đó là việc con người hướng vào nhận thức chính bản thân mình, tỏ thái độ đối với bản thân, đối chiếu bản thân với các yêu cầu bên ngoài… Đánh giá mình như thế nào phụ thuộc vào các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh, những trải nghiệm của bản thân về những thành công hay thất bại trong cuộc sống.

Bạn đang xem: Bảng tự đánh giá bản thân trong công việc

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Đánh Giá Bản Thân

Định vị bản thân lê thẩm dương.


Để nhận thức đúng về bản thân, cần thu thập thông tin về chính mình từ những nhận xét, đánh giá của người khác về mình, từ đó phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận về mình. Nhận thức về bản thân chính là nhận ra giá trị của bản thân trong mối quan hệ với người khác. Khi mỗi người biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ là điều kiện để đi đến những thành công trong cuộc sống. Tự nhận thức về bản thân của con người ngày càng phát triển.

Giá trị của bản thân trên thị trường cũng giống như một nhà sản xuất, trước khi tung sản phẩm mới ra, anh ta sẽ phải nghiên cứu thị trường và thực hiện các chiến lược marketing. Tương tự như vậy, chuyển việc cũng chính là việc bạn “bán” bản thân mình trên một thị trường rộng lớn hơn. Giá trị của bạn – được thể hiện ở mức lương lại do chính thị trường quyết định. Dù bạn có sở hữu một nghề nghiệp hay các thành tựu tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa mà không đến được với người mua (ở đây là nhà tuyển dụng) thì bạn cũng không thể chuyển việc được. Hay nói cách khác, khi đó giá trị của bạn bằng 0.

Để có thể tìm thấy một công việc phù hợp hay là để PR cho bản thân thì trước khi bắt đầu quá trình chuyển việc, bạn nên phân tích và đánh giá bản thân mình. Tuy nhiên, thật bất ngờ là đã có rất nhiều người không nhận ra được năng lực cũng như sở thích và chí hướng của bản thân. Vậy thì làm cách nào để bạn có thể phát huy được những điểm mạnh đó?

Nghề gì lương cao nhất trong tương lai

Tại sao cần phải định vị chính xác giá trị bản thân ?


Càng đánh giá đúng bản thân càng thể hiện trình độ phát triển cao của nhân cách. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng tự đánh giá đúng bản thân để hoàn thiện mình ngày một tốt hơn.

Nếu tự đánh giá mình quá cao thì trở nên kiêu ngạo, ngược lại đánh giá mình quá thấp thì tự ti, thu mình, không đủ tự tin vào khả năng, tư cách, hành động của mình có nghĩa là bạn đang dựa vào sự đánh giá, hướng dẫn, điều động từ người khác.. Cả hai xu hướng đó đều không tốt cho sự phát triển nhân cách.

Đánh giá đúng bản thân mình khiến chúng ta tự tin hơn, mạnh dạn kiếm được môi trường phù hợp. Người tự tin không sợ sai, và tin vào bản thân mình có thể sửa sai và làm tốt hơn mọi thứ. Người tự tin dám nghĩ dám làm, dám liều lĩnh. nếu tự mình ý thức được mình, sẽ thúc đẩy chúng ta không ngừng học hỏi, không bị ảo tưởng về bản thân. Ngược lại, nếu đánh giá sai hoặc kiêu căng ngạo mạn hoặc rụt rè, sợ sai, không dám thể hiện bản thân, khó làm việc lớn.

Định vị bản thân trong công việc

Kết quả của việc phân tích và đánh giá bản thân có thể tóm tắt một cách cụ thể thành 3 điểm dưới đây:

Bạn đã làm được gì (chỉ những thành tựu của bạn): Đó là những project bạn làm, những đề xuất, phương án, là kết quả công việc của bạn,… Thành tựu đấy phải thể hiện khả năng , năng lực của bạn trong công việc thực tiễn bởi có những người giỏi lý thuyết nhưng kém thực hành hoặc ngược lại, có những người giỏi ở trường ở lớp những xã hội rất nhiều người giỏi hơn bạn ,…


Đây là bản tự đánh giá của bạn. Hãy cụ thể hóa những gì bạn đã đạt được trong năm qua. Bạn sẽ biết được rằng những thành công bạn đề cập tới sẽ kết luận được gì về khả năng đáp ứng công việc của bạn. Hầu hết các lãnh đạo đều có rất nhiều phương pháp như đánh giá thành quả làm việc của nhân viên, phản hồi 360 độ, tự đánh giá, đánh giá bởi ban nhân sự để hoàn thiện quá trình đánh giá kết quả. Hãy viết một bản tự đánh giá thật chi tiết, nêu bật những thành công của bạn, điều này sẽ giúp rất nhiều cho bảng đánh giá tổng kết của bạn.

– Bạn có thể làm được gì ( kỹ năng, tri thức, bằng cấp…)? Trả lời cho câu hỏi phải là các kĩ năng liên quan như ngoại ngữ, tự học, kĩ năng mềm, bằng cấp, giấy chứng nhận có uy tín,

– Và từ bây giờ, bạn muốn làm điều gì ? Đây là hướng câu hỏi nhận biết mục tiêu của bạn, tầm nhìn của bạn, ước mơ cũng như khát khao của bạn trong tương lai,…

Các nhà lãnh đạo luôn tìm kiếm những nhân viên mà họ có thể tin tưởng. Tự viết đánh giá về quá trình phát triển sự nghiệp sẽ chứng tỏ mong muốn làm việc lâu dài của bạn tại công ty. Nó cũng chứng minh được tố chất lãnh đạo của bạn: Bạn có trách nhiệm với bản thân và bạn có thể cống hiến cho công ty. Khi tự viết đánh giá bản thân, hãy nghĩ xem những mục tiêu nào phù hợp với con đường sự nghiệp của bạn, và bạn có thể đóng góp như thế nào cho các phòng ban và công ty.


Ví dụ, nếu bạn đang trả lời một câu hỏi về vấn đề làm việc nhóm, hãy thảo luận về vai trò của bạn và ảnh hưởng của nó đến nhóm làm việc.

“Là một đội ngũ làm việc, chúng tôi đã gặp phải một số khó khăn về mặt tài nguyên trong năm nay. Tôi đã phải làm việc chăm chỉ để khắc phục những vấn đề này, bằng cách giao cho mọi người những vị trí phù hợp nhất với họ. Tôi cũng tham gia giúp đỡ cho các đồng nghiệp của tôi trong một số dự án họ đang thực hiện, đặc biệt là một dự án về làm mới phần mềm mà chúng tôi đã bàn giao trước thời hạn 2 tuần. Làm việc nhóm là một nguyên tắc cốt lõi của chúng tôi, và tôi đang rất siêng năng làm việc để thực hiện tốt nguyên tắc này.”

Khi bạn có thể đưa ra câu trả lời cho bức tranh tổng quát hơn và cho quá trình phát triển sự nghiệp của bản thân, bạn sẽ nhận thấy rằng, sếp sẽ đánh giá bạn dựa trên nền tảng mà bạn đã thiết lập.

Như vậy, sau khi đã phân tích và đánh giá bản thân mình, thì những mục mà bạn tóm tắt lại được sẽ trở thành bản lý lịch của bạn. Nói cách khác, bản chất của quá trình viết lý lịch chính là việc bạn xử lý và sắp xếp lại những thông tin về học vấn, trình độ, kinh nghiệm… của bạn từ trước đến nay.

Bản thân trong cuộc sống, xã hội

Thể chất – tình trạng sức khỏe, ngoại hình, sự bền bỉ… cuộc sống là một cuộc chạy đua nếu thể lực không tốt bạn không thể chạy nhanh được.

Năng lực – tính tư duy, sáng tạo, kĩ năng. Đó là kĩ năng cứng và mềm, là khả năng xử lý tình huống, IQ, năng lực làm việc cũng như kĩ năng trong cuộc sống,…

Đạo đức – đạo đức là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong mọi chế độ mọi xã hội con người. Có được mà không có tài làm gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì vô dụng. Vì vậy đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi tiêu chí. Đạo đức dựa theo quy định pháp luật, phong tục tập quán, lối sống , suy nghĩ tích cực ,…

Cảm xúc – làm chủ được cảm xúc, duy trì cảm xúc tốt và gạt bỏ cảm xúc không tốt. Cảm xúc đo bằng EQ, nếu một người có EQ thấp thì cảm xúc chính là kẻ thù số một của thành công Lê Thâm Dương.

Sự tự do – khả năng tự chủ thời gian, tiền bạc, quyền lợi…

Các mối quan hệ và tầm ảnh hưởng cộng đồng : đó là khả năng ngoại giao, tính hướng ngoại của mỗi người. Chúng ta có thể nhìn vào đối thủ để đánh giá năng lực, nhìn vào bạn bè để xem tính cách, nhìn vào sự được kính trọng, nể trọng hay sợ hãi của mọi người xung quanh đối với người đó,…

Một số lưu ý trong quá trình đánh giá:

Đánh giá khách quan

Khi có các dữ kiện và ví dụ trong một lĩnh vực chủ đề cụ thể, bạn sẽ dễ dàng đánh giá bản thân “vượt quá kỳ vọng”, còn khi chưa được rõ ràng, có lẽ bạn sẽ chỉ lựa chọn rằng mình đã “đạt được kỳ vọng”. Hãy suy nghĩ về từng lĩnh vực bạn đang đánh giá và làm thế nào để đánh giá một cách khách quan nhất. Nếu còn nghi vấn, hãy suy nghĩ về cách sếp đánh giá bạn, và cách bạn có thể giải thích cho những đánh giá của mình nếu sếp đánh giá bạn thấp hơn.

Làm thế nào đánh giá những kỹ năng tích luỹ được?

Với sinh viên mới ra trường, các bạn thường lo lắng về việc thiếu kinh nghiêm, nhưng thực tế, quá trình học đã cho bạn nhiều kỹ năng cần cho công việc. Chẳng hạn: Những bài tập nhóm phát triển khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề. Viết luận phát triển kỹ năng suy nghĩ logic, phân tích, viết lách. Hoàn thành bài tập đúng hạn, xây dựng kỹ năng quản lý thời gian.Những công việc bán thời gian liên quan đến nhiều mức độ trách nhiệm khác nhau cũng như xây dựng một số kỹ năng nhất định, hãy nghĩ về những gì bạn đã làm và kỹ năng nào có thể “bán” được mà bạn đã tích luỹ được ngoài những công việc chính của vị trí đó.

Ví dụ:– Công việc bán hàng giúp bạn có kỹ năng giao tiếp, địch vụ khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, trách nhiệm thu giữ tiền bạc, hoá đơn… cho thấy bạn là người trung thành và thật thà.– Công việc chạy bàn xây dựng kỹ năng tổ chức, giao tiếp, dịch vu khách hàng và giải quyết vấn đề…– Trong cuộc sống riêng, bạn có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, thể thao, tổ chức tiệc tùng, hội hè…– Việc tổ chức tiệc tùng, hay một sự kiện nào đó sẽ liên quan đến kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.

Một số phân loại nhân viên trong công ty

Nhân Viên Thường: trình độ bạn ở nhân viên thường và bạn xứng đáng tiếp tục làm nhân viên nếu như bạn có một số đặc điểm sau:

– Mong hết giờ làm để còn về.

– Chỉ cố gắng làm cho xong công việc mà mình được giao. Không quan tâm tới người khác đang làm gì và làm như thế nào.


– Không đọc một quyển sách nào hay tham gia bất cứ khóa học nào trong vòng 6 tháng trở lại đây.

– Làm một cách làm cũ với những công việc giống nhau, không bao giờ nghĩ tới cách làm khác.

– Phải có người nhắc mới làm. Khi gặp vấn đề hỏi ngay cấp quản lý mà không tự mình tìm tòi câu trả lời. Bảo A chỉ biết A mà không nghĩ tới những thứ xung quanh.

– Đừng nhầm giữa bận rộn với hiệu quả. Bạn có thể rất bận rộn nhưng nguyên nhân do năng suất lao động thấp chứ không phải bạn làm nhiều mà không ai đánh giá.

Xem thêm: Đánh Giá Volkswagen Touareg 2019 : Lột Xác Để Dẫn Đầu, Đánh Giá Sơ Bộ Volkswagen Touareg 2019

Nhân Viên tâm huyết: Bạn là nhân viên có tiềm năng trở thành quản lý cấp trung khi bạn có các dấu hiệu sau:

– Làm tốt công việc được giao. Khi gặp khó khăn tự tìm ra phương án giải quyết.

– Đặt kết quả công việc lên trên hết. Sẵn sàng làm công việc của người khác nếu như thấy có dấu hiệu kết quả không đạt.

– Cố gắng làm nhanh hơn, chất lượng hơn ở các công việc lặp đi lặp lại.

– Ít nhất 2 tháng đọc một cuốn sách liên quan tới chuyên môn công việc.

– Sẵn sàng nhận trách nhiệm về mình ngay cả khi mình không hoàn toàn là nguyên nhân.

– Giỏi chuyên môn nhất trong phòng.

Quản Lý Cấp Trung: bạn xứng đáng ở trên đe dưới búa nếu có một số dấu hiệu sau:

– Biết rõ công việc của phòng mình bao gồm những gì và phải làm như thế nào.

– Am hiểu đặc điểm mạnh yếu của từng nhân viên.

– Hiểu rõ chiến lược công ty (nếu có).


– Là chuyên gia ở lĩnh vực được phân công.

– Luôn giữ trạng thái trầm ổn cho dù có bất cứ rủi ro nào xảy ra. Điều này thể hiện khả năng làm chủ vấn đề của người quản lý. Một người quản lý lúc nào cũng cuống lên là do anh ta không làm chủ được vấn đề.

– Luôn suy nghĩ làm sao sắp xếp, tổ chức nhân sự để công việc được tiến hành hiệu quả nhất.

– Nhận trách nhiệm cho tất cả vấn đề xảy ra trong phòng mình.

Quản Lý Cấp Cao: bạn là quản lý cấp cao có khả năng lèo lái con tàu tới đích nếu có một số đặc điểm chính sau:

– Biết rõ công ty sẽ đi về đâu và đi như thế nào.

– Khả năng dẫn dắt quản lý cấp trung để thực hiện tốt công việc ngay cả khi mình không biết công việc đó phải làm thế nào.

– Định hướng thỏa mãn khách hàng mạnh.

– Trạng thái tinh thần bình tĩnh, làm chủ được cảm xúc.

– Quản lý thời gian cực tốt.

– Tư duy hạch toán, hiểu rõ thế nào là hiệu quả.

– Am hiểu ngành hàng mình đang kinh doanh.

– Có khả năng lôi cuốn người khác.

– Xử lý xung đột tốt

Hãy cố gắng lên, hãy tự đánh giá mình và hoàn thiện bản thân, hoàn thiện những chỗ còn thiếu. Bạn sẽ đạt được vị trí cao và thăng tiếng trong sự nghiệp. Ngoài ra bạn nên đọc nhiều sách, không chỉ những cuốn sách về chuyên môn công việc mà nên đọc nhiều sách phát triển bản thân, sách tự thuật của các doanh nhân thành đạt.


Primary Sidebar


Đăng Tin Tuyển Dụng

Đăng Ký Đăng Nhập

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Shipper là gì? Những điều các shipper cần biết khi hành nghề

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Feedback nghĩa là gì? Các vấn đề liên quan đến Feedback bạn cần biết!

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Giới thiệu về dịch vụ Internet Banking Agribank

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Hạnh phúc là gì? Cách tạo ra hạnh phúc cho riêng mình!

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Tham vọng là gì? Tại sao người thành công nên có tham vọng?

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Người hướng nội là gì? Dấu hiệu nhận biết người hướng nội

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

CV là gì? Những lỗi nghiệm trong khi viết CV xin việc bạn cần tránh

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Công việc dịch thuật cho sinh viên kiếm tiền online

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Vai trò của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hiện đại và phát triển tâm lý nhân cách cá nhân.

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Vai trò của nhóm trưởng trong làm việc nhóm mới

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Mẫu phiếu thu 01-TT, C40-BB mới nhất theo Thông tư 132 – 133

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc

Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế

Vị dụ về tự đánh giá bản thân trong công việc