Đánh giá giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC
----------------------

TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG - CN.LÊ THỊ HẰNG - CN.TRẦN THỊ HOÀ

GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO
TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TIỂU HỌC

Đà Nẵng - 2008

-1-

MỤC LỤC
I. Đề cương chi tiết
II. Đề cương bài giảng
Chương 1 Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
1. Khái niệm về giáo dục hoà nhập..................................................................................... 3
2. Bản chất của giáo dục hoà nhập...................................................................................... 3
3. Tính tất yếu của giáo dục hoà nhập ................................................................................ 4
4. Những mặt tích cực của giáo dục hoà nhập.................................................................... 7
5. Qui trình giáo dục hoà nhập............................................................................................ 10
Chương 2 Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật
1. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học hoà nhập............................................................ 21
2. Điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật. 21
3. Học hợp tác nhóm trong dạy học hoà nhâp .................................................................... 28
4. Thiết kế và tiến hành bài học hoà nhập có hiệu quả ....................................................... 31
Chương 3 Hỗ trợ giáo dục hoà nhập
1. Nhóm bạn bè................................................................................................................... 40

2. Nhóm hỗ trợ cộng đồng .................................................................................................. 42
3. Quản lý giáo dục hoà nhập trong nhà trường ................................................................. 51
Chương 4 Giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thị
1. Phương tiện dạy học cho học sinh khiếm thị .................................................................. 53
2. Phương pháp và phương tiện dạy học đặc thù các phân môn trong chương trình
tiểu học............................................................................................................................... 53
Chương5 Giáo dục hoà nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
1. Kỹ thuật dạy học cho trẻ CPTTT ................................................................................... 59
2. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ CPTTT ............................................................................ 65
Chương 6 Giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thính
1. Giao tiếp của trẻ khiếm thính.......................................................................................... 67
2. Hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm............................................................... 71
III. Tài liệu tham khảo

-2-

I. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần:
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TIỂU HỌC
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ: cho sinh viên năm thứ 4
4. Phân bổ thời gian
- Lý thuyết: 30
- Thảo luận, xemina: 6
- Bài tập thực hành trên lớp: 9
5. Điều kiện tiên quyết:
SV học xong các học phần:
- Giáo dục học tiểu học
- Nhập môn Giáo dục đặc biệt

- Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị
- Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính
- Đại cương giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ
6. Mục tiêu của học phần
- SV trình bày được các khái niệm liên quan đến học phần: giáo dục hoà nhập, trẻ
khiếm thị, trẻ khiếm thính, …
- SV mô tả được đặc điểm khả năng và nhu cầu của từng loại trẻ: trẻ khiếm thị, trẻ
khiếm thính, trẻ chậm phát triển trí tuệ.
- SV hiểu sự tồn tại tất yếu của trẻ khuyết tật và trách nhiệm của cộng đồng trong việc
thực hiện giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
- SV hiểu các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật và tính ưu việt của giáo
dục hoà nhập.
- SV biết được quy trình giáo dục hoà nhập bao gồm 4 bước: phát hiện năng lực, nhu
cầu của trẻ khuyết tật; xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục cho trẻ khuyết tật, thực
hiện và đánh giá kết quả giáo dục.
- SV hình thành kĩ năng dạy học hoà nhập, gồm: thiết kế bài học hoà nhập có hiệu quả
vận dụng quan điểm dạy học theo phương pháp hướng trọng tâm vào người học, dạy học
dựa vào thế mạnh của học sinh vào dạy hoà nhập (đặc biệt chú trọng đến đặc điểm từng
loại khuyết tật nhằm hình thành các kỹ năng đặc thù).
- SV giải thích được sự khác biệt khi tiến hành giáo dục hoà nhập cho từng loại trẻ:
giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thị, giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thính, giáo dục hoà
nhập cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
- SV hình thành được nhóm bạn bè giúp đỡ trẻ khuyết tật, xây dựng nhóm hỗ trợ cộng
đồng, quản lý trường lớp hoà nhập.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật: khái niệm về giáo dục hòa nhập, bản chất của giáo dục hòa nhập, tính tất yếu
của giáo dục hòa nhập,cách tiến hành giáo dục hòa nhập ở tiểu học, những nguyên tắc cơ
bản của việc dạy học hoà nhập và phối hợp các lực lượng hõ trợ trong giáo dục hòa nhập
cho trẻ khuyết tật nói chung. Đồng thời, học phần hình thành cho sinh viên kĩ năng dạy học

hoà nhập phù hợp với đặc điểm khuyết tật của từng loại trẻ (bao gồm trẻ khiếm thị, trẻ
khiếm thính, trẻ chậm phát triển trí tuệ).
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Dự lớp: Sinh viên đi đủ số giờ lý thuyết và thực hành theo qui định, chuẩn bị các bài
đọc theo yêu cầu của giảng viên.
- Tự học: SV tự học có hiệu quả những nội dung GV yêu cầu, có bài báo cáo kết quả
nộp lại cho GV.
- Thảo luận: Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, trình bày được kết quả thảo
luận của nhóm.
9. Tài liệu học tập:
-1-

1. Lê Văn Tạc (chủ biên)(2006), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học, NXB Lao
động xã hội.
2. (2006), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở tiểu học, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu
học, NXB Giáo dục.
3. Trung tật học, (2000), Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật, NXB chính trị Quốc gia.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2000), Kĩ năng dạy hoà nhập trẻ khuyết tật, Dự án lớp linh
hoạt, HN.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp: 80% thời lượng yêu cầu
- Thực hành: 100% thời lượng yêu cầu
- Bản thu hoạch: viết 01 bài thu hoạch sau khi đi thực tế.
- Thảo luận: Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, phản hồi, nhận xét ý kiến
của các bạn, trình bày đựơc kết quả thảo luận của nhóm.
- Thuyết trình: thuyết trình được quan điểm của mình trong các nhóm thảo luận,
phản hồi ý kiến các bạn và bảo vệ ý kiến cá nhân mình.
- Thi giữa học kỳ: Bài kiểm tra học kỳ là báo cáo kết quả báo cáo theo nhóm và
điểm bài thu hoạch.

- Thi cuối học kỳ: Thi viết.
11. Thang điểm:
STT Nội dung đánh giá
Trọng số
1
Báo cáo bài thực hành
0,2
2
Kiểm tra giữa môn/ tiểu luận
0,2
3
Thi kết môn
0,6
12. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1 GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
1. Khái niệm về giáo dục hoà nhập
2. Bản chất của giáo dục hoà nhập
3. Tính tất yếu của giáo dục hoà nhập
4. Những mặt tích cực của giáo dục hoà nhập
5. Qui trình giáo dục hoà nhập
Chương 2 DẠY HỌC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
1. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học hoà nhập
2. Điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật
3. Học hợp tác nhóm trong dạy học hoà nhập
4. Thiết kế và tiến hành bài học hoà nhập có hiệu quả
Chương 3 HỖ TRỢ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
1. Nhóm bạn bè
2. Nhóm hỗ trợ cộng đồng
3. Quản lý giáo dục hoà nhập trong nhà trường
Chương 4 GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHIẾM THỊ

1. Phương tiện dạy học cho học sinh khiếm thị
2. Phương pháp và phương tiện dạy học đặc thù các phân môn trong chương trình tiểu học
Chương 3 GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ CPTTT
1. Kỹ thuật dạy học cho trẻ CPTTT
2. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ CPTTT
Chương 6 GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHIẾM THÍNH
1. Giao tiếp của trẻ khiếm thính
2. Hướng dẫn trẻ khiếm thính lĩnh hội khái niệm
-2-

Chương 1
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
1. Khái niệm về giáo dục hoà nhập
Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với
trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.
Thuật ngữ giáo dục hoà nhập được xuất phát từ Canada và được hiểu là những trẻ
ngoại lệ được hoà nhập, qui thuộc vào trường hoà nhập. Giáo dục hoà nhập là phương thức
giáo dục mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, trong lớp học bình thường của trường phổ
thông. Giáo dục hoà nhập là "Hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình
đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại
trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của
xã hội. Hoà nhập không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường lớp phổ
thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo
dục. Giáo dục hoà nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinh phát triển hết khả năng
của mình. Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiên trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ
dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù,… Các giáo viên và
nhân viên nhà trường cần thấm nhuần tư tưởng hoà nhập để trẻ khuyết tật được phụ thuộc
lẫn nhau, được chấp nhận, được có giá trị, được hỗ trợ của bạn bè… Trường hoà nhập là
"Tổ chức giải quyết vấn đề đa dạng nhằm chú trọng đến việc học của mọi trẻ. Mọi giáo

viên, cán bộ và nhân viên nhà trường cam kết làm việc cùng nhau tạo ra và duy trì môi
trường đầm ấm có hiệu quả cho việc học tập. Trách nhiệm cho mọi trẻ được chia sẻ"
Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận đánh giá đúng trẻ
khuyết tật. Nguyên nhân gây ra khuyết tật không phải chỉ do khiếm khuyết của bản thân cá
thể mà còn là môi trường xã hội. Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật về vận động (như liệt) sẽ là mất khả năng nếu không
có các phương tiện đi lại, không được tham gia vào hoạt động xã hội và sẽ trở thành tàn
phế nếu không ai chăm sóc giúp đỡ. Nhưng cũng trẻ đó, nếu được hỗ trợ, có phương tiện đi
lại và xã hội có những cơ sở vật chất thích ứng không tạo ra các khó khăn (như có các
đường lên xuống dễ dàng cho xe đẩy) và cùng được tham gia vào các hoạt động, trẻ sẽ
được bình đẳng và phát triển như mọi trẻ khác.
Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực về trẻ khuyết tật. Mọi trẻ khuyết tật
đều có những năng lực nhất định, chính từ sự đánh giá đó mà trẻ khuyết tật được coi là chủ
thể chứ không phải là đối tượng thụ động trong quá trình tiếp nhận các tác động giáo dục.
Từ đó người ta tập trung quan tâm, tìm kiếm những cái mà trẻ khuyết tật có thể làm được.
Các em sẽ làm tốt những việc phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình. Trong giáo dục,
gia đình, cộng đồng, xã hội cần tạo ra sự hợp tác và hoà nhập với các em trong mọi hoạt
động. Vì thế các em phải được học ngay ở trường học gần nhất, nơi các em sinh ra và lớn
lên. Các em luôn luôn được gần gũi gia đình, luôn được sưởi ấm bằng tình yêu của cha,
mẹ, anh, chị mình và được cả cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ. Trẻ khuyết tật sẽ được học
cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các bạn học sinh bình thường. Cũng như
mọi học sinh khác, học sinh khuyết tật là trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được
tham gia đầy đủ, và bình đẳng mọi công việc trong nhà trường và cộng đồng để thực hiện
lý tưởng "trường học cho mọi trẻ em, trong một xã hội cho mọi người". Chính lý tưởng đó
tạo cho trẻ khuyết tật niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà
năng lực của mình cho phép. Đó là giáo dục hoà nhập.
2. Bản chất của giáo dục hoà nhập
Mọi trẻ em đều được học trong môi trường giáo dục, mà trong đó trẻ có điều kiện và
có cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo nhu cầu và khả năng của mình. Để có một
môi trường học tập như vậy cho mọi trẻ em, giáo dục hoà nhập cần đề cập đến những nội

dung cơ bản sau đây trong dạy và học:
- Trẻ được học theo một chương trình phổ thông

-3-

- Tuỳ theo năng lực và nhu cầu của từng trẻ mà giáo viên có trách nhiệm điều chỉnh
nội dung cho phù hợp
- Đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt giáo viên cần biết cách điều chỉnh và lựa
chọn những hoạt động học tập sao cho mọi trẻ đều có đủ những điều kiện thuận lợi và cơ
hội để lĩnh hội kiến thức mới
- Môi trường giáo dục phù hợp cho mọi đối tượng.
Porter (1995) đã đề xuất các yếu tố của giáo dục hoà nhập như sau:
• Học sinh khuyết tật được học ở trường thuộc khu vực sinh sống.
• Học sinh khuyết tật, với tỷ lệ hợp lí, được bố trí vào lớp học phù hợp lứa tuổi.
• Cung cấp các dịch vụ và giúp đỡ HS ngay trong trường hoà nhập.
• Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể. Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau.
• Đánh giá cao tính đa dạng của học sinh.
• Điều chỉnh chương trình phổ thông cho phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.
Phương pháp dạy học đa dạng dựa vào điểm mạnh của học sinh. Học sinh với những khả
năng khác nhau được học theo nhóm.
• Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối tượng học
sinh.
• Chú trọng cả lĩnh hội tri thức và kĩ năng xã hội.1
3. Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập
Giáo dục hoà nhập là một xu thế, là một sự tất yếu của thời đại. Tại Hội nghị về
giáo dục cho trẻ khuyết tật tại Agra, ấn độ (3/1998) do UNESCO tổ chức đã khẳng định xu
hướng: Giáo dục hoà nhập cho mọi trẻ em. Những nội dung sau đây sẽ lý giải tại sao phải
tiến hành giáo dục hoà nhập cho mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật.
3.1. Đáp ứng mục tiêu giáo dục

UNESCO đã đề ra 4 mục tiêu đào tạo con người như sau: Học để làm người; Học
để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống
Về thực chất, các mục tiêu trên có nhiều điểm trùng với mục tiêu giáo dục các
thành viên trong cộng đồng của người da đỏ đã đưa ra cách đây hàng nghìn năm. Theo
quan điểm của họ, mỗi người muốn tồn tại được trong cộng đồng cần phải phấn đấu đạt
được đồng đều 4 phẩm chất sau đây:

qu¶ng ®¹i

Qui thuéc, ®−îc
chÊp nhËn

®éc lËp

Trong giáo dục hoà nhập cả bốn phẩm chất trên đều được thể hiện trong mục tiêu
®¹t
giáo dục cho mỗi trẻ. Xem xét từngTh«ng
nội dung.
a) Tính quy thuộc
Có bạn bè và giữ mối quan hệ tốt với bạn. Được chung sống và cùng làm việc với
người khác trong cộng đồng. Được là thành viên của gia đình, cộng đồng. Các em được
chào đón và đều được tôn trọng như nhau. Mọi người phải biết sống hoà nhập, hợp tác với
nhau trong một tập thể và có ảnh hưởng đến nhau một cách tích cực.
1

Porter (1995) Gi¸o dôc hßa nh©p, gi¸o dôc chuyªn biÖt

-4-

b) Thông đạt kiến thức, kỹ năng
Thành đạt và có khả năng tốt trong một hoặc một vài lĩnh vực. Được phát triển toàn
diện. Có tư duy linh hoạt và năng lực giải quyết các vấn đề. Có động cơ đúng đắn. Có tri
thức văn hoá và có khả năng làm chủ kỹ thuật. Được tiếp tục học tập và có khả năng cao
trong lĩnh vực quan tâm.
Trẻ phải được tiếp thu những tri thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết phù hợp với nhu
cầu và năng lực của mỗi em. Mỗi đứa trẻ có những khả năng khác nhau trong các lĩnh vực
khác nhau. Khi đã có kiến thức và kỹ năng, các em phải có thái độ đúng, ứng xử một cách
linh hoạt trước mọi vấn đề đặt ra.
c) Tính độc lập
Mọi em đều có cơ hội chọn nghề và tin, yêu công việc đã chọn. Có trách nhiệm cá
nhân cao, chịu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình. Được độc lập trong mọi
lĩnh vực.
Làm thế nào để trẻ đạt được mục tiêu? Luôn luôn dạy trẻ có lòng tự trọng, tự tin, tự
học hỏi, biết chấp nhận, tiếp nhận thông tin để phát triển. Có độc lập tự chủ mới có sáng
tạo. Những điều này rất cần cho cuộc sống lao động, hội nhập cộng đồng trong tương lai
khi trẻ đã trưởng thành .
d) Tính quảng đại
Được đóng góp cho gia đình và xã hội. Có lòng nhiệt tình.Yêu thương, chăm sóc,
giúp đỡ người khác.
Trẻ được học tập, được sự giúp đỡ của mọi người trong quá trình tiếp nhận thông
tin, lĩnh hội tri thức rèn luyện kỹ năng và tiến đến trình độ làm việc độc lập, sáng tạo. Lúc
này trẻ phải thể hiện giá trị của mình bằng sự cống hiến cho xã hội. Đây là mục tiêu rất
quan trọng. Mục tiêu này định hướng giá trị của mỗi người trước những vấn đề của cuộc
sống, thực tiễn đặt ra. Trong cuộc sống, sự giúp đỡ lẫn nhau là tất yếu. Mỗi người nhận
được sự giúp đỡ lúc này và phải giúp đỡ người khác khi cần.
3.2. Thay đổi quan điểm giáo dục
Chúng ta biết rằng giáo dục trong nhà trường là đào tạo ra những con người, có kỹ
năng, thái độ và thiên hướng cần cho xã hội.
Trước đây người ta đã quyết định rằng cần phải phân loại trẻ em càng tỉ mỉ càng

tốt. Bằng thang đo trí lực cho biết chỉ số trí tuệ IQ, trẻ em đã được chẩn đoán để có thể
phát hiện ra các tài năng sớm. Những trẻ em sau khi đã được phân loại cần được dạy theo
một chương trình riêng, theo một phương pháp riêng. Người ta cho rằng cách đào tạo này
sẽ có hiệu quả hơn. Thực tế đã chỉ ra rằng trẻ em được học kiểu này đã không phát triển
hết các khả năng của mình, thậm chí có thể phát triển lệch lạc.
Xu thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp và phát huy tính độc lập học tập hay sự
tham gia tích cực của học sinh đã trở nên phổ biến. Hiện nay Việt nam đang thực hiện
chương trình tiểu học mới, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học tập trung vào hoạt động của
người học trở nên ngày càng phổ biến và mang lại hiệu quả cho nhiều trẻ em.
3.3. Tính hiệu quả
Được giáo dục trong môi trường hoà nhập, trẻ có những dạng khó khăn khác nhau
đều có thể tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với
cách giáo dục trong môi trường khác. Thực tế hơn 10 năm tiến hành giáo dục hoà nhập ở
Việt Nam và kinh nghiệm giáo dục trên thế giới cho thấy tính hiệu quả đối với các đối
tượng trẻ khuyết tật khác nhau như sau:
Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Thông qua giao lưu với bạn bè, trẻ xoá bỏ mặc cảm, tự ti,
kĩ năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, phát triển tính độc lập trong sinh hoạt và trẻ học
được nhiều hơn
Trẻ khiếm thị: Do được học gần nhà nên trẻ khiếm thị bớt khó khăn trong việc đi lại,
trẻ có nhiều bạn bè, hội nhập dễ dàng, có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

-5-

Trẻ khiếm thính: Thông qua quan hệ với bạn bè trẻ học cách giao tiếp, có nhiều cơ
hội để phát triển khả năng của mình, tư duy của trẻ được phát triển tốt hơn qua học tập và
sinh hoạt
Trẻ khó khăn vận động: Được học tập để có thể phát triển tài năng, được bạn bè giúp
đỡ, xoá bỏ dần sự lệ thuộc vào người khác.

3.4. Cơ sở pháp lý
Vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (điều 18, 23), trong Công ước về giáo dục cho mọi
người và gần đây nhất, trong Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt Salamanca (Tây Ban Nha,
1994): “Giáo dục là quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền được
học trong các trường phổ thông và các trường đó phải được thay đổi để tất cả trẻ em đều
được học”.
Tuyên ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc được bổ sung bởi tuyên ngôn
về quyền của những người tàn tật trong đó đã nêu: "Những người tàn tật phải có quyền
được tôn trọng phẩm giá. Những người tàn tật dù họ có nguồn gốc gì, bản chất ra sao và sự
bất lợi do bệnh tật gây ra như thế nào cũng đều có quyền bình đẳng như mọi người khác".
Khái niệm bình đẳng được làm sáng rõ. Những nguyên tắc về quyền bình đẳng đối với
người tàn tật (không có sự ám chỉ đến tật nguyền cụ thể) là những nhu cầu của mỗi người
và của mọi cá nhân trong xã hội đều có tầm quan trọng như nhau. "Những nhu cầu đó cần
được tôn trọng và đáp ứng nhằm đảm bảo cho mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển để
tham gia một cách bình đẳng vào công việc trong xã hội ".
Năm 1983, 120 Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã chấp nhận những nguyên
tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền được giáo dục. Vấn đề giáo dục trẻ
khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. Những luật pháp liên quan đến
nền giáo dục bắt buộc sẽ bao gồm tất cả mọi trẻ em thuộc mọi dạng khuyết tật, kể cả những em
bị khuyết tật nặng.
Vấn đề đã được mở rộng trong tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người
(1990). Tuyên ngôn đã khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu giáo dục đặc
biệt của trẻ em khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục cho mọi trẻ khuyết tật
như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quốc dân.
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em một lần nữa nhấn mạnh đến các
quyền cơ bản của trẻ khuyết tật. Khái niệm về quyền trẻ em được làm sáng tỏ trên nguyên
tắc cơ bản của các quyền trẻ em là xã hội có trách nhiệm đáp những nhu cầu cơ bản của trẻ
em và cung cấp các dịch vụ, sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển của mỗi các nhân về mọi
mặt, nhân cách, năng lực, tài năng ...

(Biểu thị như sơ đồ sau)
Những lợi ích tốt
nhất của trẻ em

Không phân biệt
Quyền được
đối xử
tham gia
Trong luật phổ cập giáo dục, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Chăm sóc sức
khoẻ ban đầu; Luật Giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật... cũng đều có đề cập đến vấn đề
trẻ khuyết tật được có quyền như mọi trẻ em và Nhà nước phải tạo mọi điều kiện, ưu tiên
thực hiện các quyền đó.
3.5. Đáp ứng đựơc gia tăng số lượng trẻ khuyết tật
Sự gia tăng dân số kéo theo số trẻ khuyết tật ngày càng tăng. Theo số liệu của Tổ
chức Y tế thế giới, khi nền văn minh nhân loại càng phát triển, thì tỉ lệ trẻ khuyết tật càng
tăng. Cũng theo Tổ chức này, hiện tại tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới là 8-10% dân số,
con số này sẽ tăng lên 12-15% vào năm 2020.
-6-

3.6. Tính kinh tế
Mô hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là mô hình có hiệu quả kinh tế nhất:
- Chi phí đỡ tốn kém
- Nhiều trẻ khuyết tật được đi học
Như ta biết, kinh phí giáo dục cho một trẻ khuyết tật bao gồm các chi phí cho học
sinh, đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học,... Theo số liệu tổng hợp từ
các cơ sở, chi phí cho một trẻ khiếm thính trong một năm nội trú - khoảng 5 triệu, trường
bán trú - khoảng 2,5 triệu trong đó chưa tính đào tạo giáo viên và máy trợ thính. Chi phí
cho cơ sở vật chất ban đầu cũng là điều cần đề cập; Xây dựng cơ sở vật chất của cho các
trường, trung tâm cũng rất cao.

Tuy nhiên, giáo dục hoà nhập không chỉ để giải quyết vấn đề ngân sách, mà vấn đề
cơ bản là làm thế nào để trẻ được hưởng lợi nhiều nhất.
Cũng cần tránh tư tưởng cho rằng giáo dục hoà nhập là ít tốn kém hơn nhiều so với
giáo dục chuyên biệt, nên không cần chi phí nhiều. Trên thực tế tại nhiều nước, giáo dục
hoà nhập nhiều khi cần có nguồn kinh phí không kém giáo dục chuyên biệt như Niu Dilân.
Còn ở bang Têchdat Hoa Kỳ do chi phí cho trẻ khuyết tật trong lớp hoà nhập chỉ bằng 1/10
so với trường chuyên biệt nên hệ quả là nhà trường không muốn nhận trẻ khuyết tật và tỷ
lệ học sinh học hoà nhập là 5% trong tổng số trẻ khuyết tật, so với các bang khác là 53%.
4. Những mặt tích cực của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Giáo dục hoà nhập là mô hình giáo dục trẻ khuyết tật có hiệu quả
Trong giáo dục hoà nhập, trẻ khuyết tật được học ở môi trường bình thường, học ở
trường gần nhà nhất. Điều này tạo cho các em không bị tách biệt với bố, mẹ, anh, chị trong
gia đình. Các em luôn gần gũi với bạn bè, người thân, người quen ở làng, xã. Sống trong
môi trường như vậy ở các em sẽ yên tâm hơn. Những xúc động, vui, buồn, trong tình cảm
diễn ra ở trẻ một cách bình thường. Do đó tâm lý ổn định, phát triển cân đối, hài hoà như
những trẻ em khác, trong điều kiện đó các em sẽ yên tâm phấn đấu, học tập và phát triển.
Các em được học cùng một chương trình với các bạn bình thường khác. Chương
trình và phương pháp ở đây sẽ được điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu, năng lực
của các em. Dạy học như vậy sẽ đưa đến hiệu quả cao, các em sẽ phát triển hết khả năng
của mình.
Giáo dục hoà nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức và kỹ năng xã hội. Môi trường
giáo dục thay đổi, các em được tự do giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau làm cho các em phát triển
toàn diện hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường xã hội
Giáo dục hoà nhập sẽ tạo ra cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo dục
có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đây cũng là môi trường mà mọi người
trong cộng đồng có dịp tiếp cận với trẻ khuyết tật nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu,
tiềm năng của các em, những mặt mạnh, khó khăn của các em, từ đó thấy cần phải làm
những gì để hỗ trợ các em nhiều hơn. Càng có nhiều người hiểu các em, giúp đỡ các em,
chắc chắn các em sẽ có sự phát triển tốt hơn.
Giáo dục hoà nhập là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo dục trẻ

khuyết tật
Giáo dục hoà nhập có cơ sở lý luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan
hệ giữa cá nhân với cộng đồng và các giải pháp thích hợp trong tổ chức cũng như trong
tiến hành giáo dục.
Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được áp dụng những lý luận dạy học hiện đại - lấy
người học là trung tâm. Chương trình được điều chỉnh, phương pháp đựơc đổi mới thích
hợp cho mọi học sinh.
Giáo dục hoà nhập là mô hình giáo dục kinh tế nhất, mang tính nhân văn nhất. Mô
hình này làm cho mọi trẻ em đi học đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng
làm cho người lớn gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục trẻ
khuyết tật.

-7-

Sự khác biệt giữa các mô hình giáo dục
UNICEF và UNESCO đã giới thiệu bảng tổng hợp khái quát sự khác nhau giữa các
hình thức giáo dục trong 11 tiêu chí so sánh như sau:
Chuyên biệt

Hội nhập

Hoà nhập

Trẻ

Đặc biệt

Được đưa tới càng gần "bình
thường" càng tốt

Đứa trẻ tồn tại như chính
bản thân nó

Trường học

Chuyên biệt

Lựa chọn trường "phổ
thông"

Trường học ngay tại nơi trẻ
sống

Chương trình,
phương pháp

Đặc biệt

Môn học làm trung tâm

Lấy trẻ làm trung tâm

Giáo viên

Chuyên biệt

GV chủ nhiệm, giáo viên
chuyên biệt, chuyên gia của
các lĩnh vực liên quan

Giáo viên chủ nhiệm

Hiệu quả giảng
dạy của giáo viên

Chuyên biệt
cho nhóm trẻ
cùng dạng tật

Không thay đổi; chỉ có khả
năng dạy trẻ "lành "

Có khả năng giúp mọi trẻ
trong quá trình học

Sự tự tin ở trẻ

Thấp, cảm giác
mình bị khác
biệt

Có cảm giácbị cách biệt

Cảm giác tự tin về bản thân

Môi trường

Gần như bị
tách biệt, từ

chối

Không thay đổi

Giới hạn thấp nhất, mở
rộng ngang bằng với những
trẻ khác

Ngân sách

Rất cao

Đỡ đắt hơn

Hầu hết đều có hiệu quả

Tính bền vững

Không bền
vững

Không chứng minh được là
bền vững

Hoàn toàn bền vững

Cơ hội tham gia

rất hạn chế

Một phần

Bình đẳng như mọi trẻ

Quyền học tập của
trẻ em

Đối tượng của
từ thiện

Được thừa nhận là có quyền
nhưng không triệt để

Thực tế và cấp thiết được
thực thi hoàn toàn bình
đẳng

-8-

Giáo dục hội nhập ( INTEGRATED EDUCATION )

Không đáp ứng,
không học được
Cần giáo viên chuyên
biệt

Cần môi trường
đặc biệt

Có nhu cầu
đặc biệt

Đứa trẻ

vấn đề

Cần thiết bị
đặc biệt

Không theo
kịp các bạn

Khác biệt với
những trẻ khác

Không thể
tới trường

-9-

Giáo dục hoà nhập (INCLUSIVE EDUCATION )

Thái độ của giáo
viên

Giáo viên được đào
tạo có chất lượng
thấp

Môi trường chưa
chấp nhận

Chương trình,
phương pháp chưa
phù hợp

Môi trường
giáo dục
có vấn đề

Phụ huynh chưa
tham gia vào giáo
dục

Thiếu trang thiết bị
dạy học

Nhiều học sinh bị ở
lại lớp và bỏ học
Giáo viên và nhà
trường không ủng hộ

5. Qui trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
Giáo dục hòa nhập được theo qui trình kép kín gồm bốn bước. Trong quá trình giáo
dục, có thể sử dụng nhiều vòng qui trình. Mỗi vòng có những mục tiêu trọng tâm và các
hoạt động đặc thù nhằm đạt mục tiêu đó. Bốn bước của qui trình được thể hiện dưới đâỵ.
5.1. Tìm hiểu nhu cầu và năng lực của trẻ khuyết tật
Khái niệm chung về nhu cầu
Trong cuộc sống hàng ngày của con người, xu hướng được biểu hiện ra bên ngoài

qua nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, niềm tin. Nhu cầu là sự đòi hỏi cá nhân về những cái cấn
thiết để sinh sống và phát triển. Nhu cầu nào được con người nhận thức một cách đầy đủ
sâu sắc, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mình (không thể thiếu được) thì nhu
cầu đó trở thành động cơ. Không có nhu cầu thì không có hoạt động.
Phân loại nhu cầu
Nhu cầu vật chất: gắn liền sự tồn tại của cơ thể như ăn mặc, nhà ở .v.v..
Nhu cầu tinh thần: Gắn liền với văn minh nhân loại. Thí dụ như nghệ thuật, khoa
học, học tập.
Bậc thang về nhu cầu căn bản của con người
Những nhu cầu căn bản của con người có thể được miêu tả bằng “Bậc thang nhu cầu
căn bản của con người" của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow.
- 10 -

Nhu cầu để phát
triển nhân cách

Tự nhận thức được hết khả năng
của mình để đóng góp cho xã hội

Được tôn trọng và sự
quan tâm của xã hội

Tự trọng và được người khác tôn
trọng

Nhu cầu xã hội (yêu thương,
đùm bọc, gắn bó)
Nhu cầu về an toàn

Nhu cầu được trở thành một thành
viên của cộng đồng
Nhu cầu thiết yếu để che chở như
quần áo, nhà ở

Nhu cầu về vật chất để tồn tại

Nhu cầu thiết yếu cho con người
để sống: thức ăn, không khí, ngủ

Dù sống ở đâu, mỗi cá nhân đều có một số nhu cầu cơ bản như nhau. Tuy nhiên
những nhu cầu đó không thường xuyên được đáp ứng với cùng mức độ. Các nhu cầu khác
nhau không thể xem xét một cách biệt lập. Không ai có thể tự mình đáp ứng được toàn bộ
các nhu cầu đó. Nó chỉ có thể thực hiện được trong một cộng đồng với sự giúp đỡ của
những người khác.
Những nhu cầu sinh lý, thân thể
Mỗi con người đều phải đảm bảo duy trì sự sống bằng những nhu cầu tối thiểu như:
lương thực, thực phẩm để ăn, có nước để uống và có dưỡng khí để thở. Nếu như những
nhu cầu này không được đáp ứng thì người ta không thể nghĩ đến các nhu cầu khác.
Nhu cầu an toàn
An toàn ở đây có thể nhìn nhận theo 2 dạng: Tinh thần và vật chất.
Nhu cầu an toàn được thể hiện ngay từ khi đứa trẻ mới lọt lòng được duy trì và tồn
tại trong suốt đời người. Điều đó có thể lý giải tại sao trẻ em từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng
thành vẫn luôn luôn cần có người thân bên cạnh. Khi độc lập cũng thật vô cùng khó khăn
để người ta làm việc có hiệu quả, nếu như họ sống trong sự sợ hãi hoặc bất ổn định. Khi
người ta sợ, điều quan trọng nhất đối với họ là có được- một môi trường an toàn.
Về mặt vật chất, con người có nhu cầu về an toàn, tránh các rủi ro, tai nạn làm tổn
thương đến thân thể.
Nhu cầu xã hội, tình cảm
Một trong những điểm quan trong nhất đối với con người là cần được yêu thương.

Chỉ một số ít người cảm thấy vui với cuộc sống cô đơn không cần giao tiếp với người
khác. Người ta có cảm giác rằng họ là một phần của một gia đình. Họ cần có bạn và được
yêu thương. Có người nhu cầu yêu thương và kết bạn lớn hơn so với người khác.
Nhu cầu tự trọng và được người khác tôn trọng
Lòng tự trọng hay là lòng tự tôn là cảm giác về giá trị và sự có ích của cá nhân
mình. Để yêu thương người khác, người ta trước hết phải biết yêu thương chính bản thân
mình,... Người ta khó mà quan tâm tới hay giúp đỡ người khác khi mà họ không vui về
cuộc sống của chính bản thân họ.
Tự biết được khả năng của mình
Mỗi người tự đặt ra những mục đích sống cho mình và cố gắng đạt được chúng.
Những mục đích này có thể rất khác nhau ở mỗi cá nhân vì nó phụ thuộc vào khả năng,
vào tinh thần hay thể chất và các mối quan tâm ở mỗi cá nhân. Nó cũng thay đổi theo tiềm
năng, cơ hội và môi trường thực tế của mỗi cá nhân.

- 11 -

Những nhu cầu đặc thù của trẻ khuyết tật.
Nhu cầu của trẻ em

Nhu cầu của trẻ khuyết tật cần được đáp ứng

1. Nhu cầu về thể chất:
thức ăn, nơi ở, nước uống,
đủ ấm

* Một trẻ em bị hở hàm ếch hoặc bị bại não thường gặp khó
khăn khi nuốt thức ăn, có thể cần được giúp đỡ đăc biệt khi ăn
uống.

2. Sự an toàn (đảm bảo)
chắc chắn. Sự ổn định
chắc chắn không hề sợ hãi

* Một em bị chứng động kinh, phong hoặc lên cơn co giật ở cơ
quan phát âm khi nói, có thể cần có thuốc để kiểm soát các cơn
động kinh, co giật và ngăn ngừa chấn thương.

3. Sự thương yêu và gắn
bó (sở hữu): Bạn bè, gia
đình, vợ chồng

* Một số trẻ khuyết tật có thể không được gia đình chấp nhận và
thương yêu như những trẻ em bởi vì có thể do quan niệm sai lầm
về sự sinh ra một đứa trẻ tật nguyền trong cuộc đời

4. Lòng tự trọng Những
điều đạt được trong học
tập, được tôn trọng

* Thái độ của gia đình và hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm em
chậm tiến. Điều quan trọng là phải thấy được năng lực của trẻ,
đánh giá được cái mà trẻ có thể đóng góp, đánh giá được vai trò
của trẻ trong gia đình hơn là nhìn em như một một gánh nặng,
tỏ lòng thương hại.

5. Quá trình phát triển cá
nhân, sự hoàn thiện, tính
sáng tạo

* Trẻ khuyết tật cần được đi học, vì nhà trường là môi trường
GDHN tốt nhất, nơi có nhiều điều kiện cần thiết để trẻ có thể
phát triển. Một số trẻ khuyết tật có thể cần có những thiết bị hay
phương tiện di chuyển đặc biệt để có thể đến trường. Nếu chăm
sóc bảo vệ quá đáng và đánh giá thấp ... sẽ ảnh hưởng đến lòng
tự trọng và sự tiến bộ ở trẻ khuyết tật .

Năng lực của trẻ khuyết tật
Khái niệm.
Năng lực là những đặc điểm cá nhân đáp ứng được các đòi hỏi của một hoạt động
nhất định nào đó và là điều kiện để đạt được kết quả cho hành động nào đó. Bất cứ hoạt
động nào cũng đòi hỏi ở con người một loại năng lực và các năng lực đó liên quan với
nhau.
Thuyết đa năng lực (thông minh)
Theo quan điểm của Gardner thì trong bản thân mỗi con người có rất nhiều khả
năng trong đó có những khả năng mà chúng ta chưa bao giờ sử dụng hoặc ít sử dụng. Ông
cho rằng ai cũng có năng lực nhất định và các năng lực đó phát triển ở các mức độ khác
nhau. Ông đề xuất 8 dạng năng lực sau:
1. Năng lực giao tiếp/ Ngôn ngữ: Học đọc nhanh, từ vựng (Dùng từ ngữ chuẩn xác,
linh hoạt), ngôn ngữ chính thức phát triển nhanh, ghi chép nhật ký, cách viết sáng tạo, biết
làm thơ ca, tranh luận bằng lời lưu loát, có tính thuyết phục, ứng khẩu nhanh, dùng những
câu nói hài hước, kể chuyện hấp dẫn.
2. Năng lực tư duy logic và toán học: Hiểu nhanh những ký hiệu trừu tượng/ công
thức, biết vạch dàn ý, vẽ biểu đồ bằng hình vẽ, nhớ các chữ số, tính toán nhanh, hiểu mã
số, nắm bắt những mối quan hệ bắt buộc nhanh, hiểu và hay sử dụng tam đoạn luận, giải
quyết vấn đề logíc, sáng tác các trò chơi điển hình.
3. Năng lực tưởng tượng (Hình ảnh/ hội hoạ/ không gian): Khả năng hình tượng,
tưởng tượng sống động, thể hiện bằng biểu đồ màu, trình bày các mẫu vẽ/ mẫu thiết kế, vẽ
tranh và cảm nhận tranh, trí tưởng tượng trong đầu phong phú, nhập vai nhanh.
4. Năng lực âm nhạc: Biết cảm thụ âm nhạc, Biết nghe nhạc

- 12 -

5. Năng lực nội tâm: Phương pháp phản ánh nội tâm, Kỹ năng nhận thức, Biết cách
suy ngẫm, hiểu diễn biến tâm lý, tự khám phá bản thân, biết cách suy luận, khả năng tập
trung tư duy, phương pháp suy luận mang tính logic cao.
6. Năng lực quan hệ tương tác, quan hệ xã hội: Đưa ra sự phản hồi phù hợp, nhận
biết cảm giác của người khác, chiến lược học nhóm, biết giao tiếp cá nhân, biết phân chia
lao động trong quá trình hoạt động, có kỹ năng hợp táctrong hoạt động, nhận phản hồi từ
người khác, biết lập kế hoạch hợp tác nhóm.
7. Năng lực/ Thể thao vận động: Các điệu nhảy dân tộc/ các điệu nhảy sáng tạo,
đóng vai, thể dục thể thao, kịch, võ thuật, ngôn ngữ cơ thể, các bài thể dục, kịch câm, sáng
tạo, trò chơi thể thao.
8. Năng lực tìm hiểu thiên nhiên: Cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, hiểu thiên nhiên.
Nội dung tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật
1 - Sự phát triển về thể chất: Sự phát triển cân đối của cơ thể: hình dáng bề ngoài,
khả năng vận động (Bò, ngồi, đứng. đi, chạy, nhảy ...), khả năng lao động ( tự phục vụ, lao
động giúp đỡ gia đình ...), phát triển các giác quan.
2 - Khả năng ngôn ngữ - giao tiếp: Khả năng nghe, đọc, hiểu ngôn ngữ, ngôn ngữ
diễn đạt (Khả năng diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, kỹ năng phát âm, vốn từ vựng,
ngữ pháp), kỹ năng, viết, khả năng giao tiếp (không lời và bằng lời).
3 - Khả năng nhận thức: Khả năng tri giác (Nghe, nhìn và các giác quan khác), khả
năng ghi nhớ, khả năng tư duy, suy nghĩ, phán đoán, giải quyết vấn đề. khả năng hiểu biết
về: Con người, thế giới vật chất, phương tiện, công cụ ... khả năng học tập văn hoá, lao
động, học nghề ...
4 - Quan hệ xã hội: Mối quan hệ của trẻ đối với mọi người, hành vi ứng xử, cảm xúc,
tình cảm ..., khả năng thích hợp, đáp ứng những quy định của gia đình, xã hội, khả năng
hội nhập với cộng đồng.
5- Môi trường phát triển của trẻ: Môi trường ăn ở, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ, giáo

dục, văn hoá - xã hội
Phương pháp tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật
Phương pháp quan sát
*Mục đích: Qua quan sát có thể thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho nhiều
mục đích khác nhau. Mục tiêu quan sát có thể là các thông tin về trẻ ở một số lĩnh vực như
hành vi, nhận thức, giao tiếp, hoà nhập xã hội, Mục tiêu quan sát trẻ nhằm:
- Phát hiện mặt tích cực và khó khăn của từng trẻ.
- Nhận biết hành vi.
- Phát hiện nhu cầu cần đáp ứng.
- Đánh giá khả năng của trẻ.
- Lập kế hoạch giáo dục để phát triển năng lực.
* Hình thức quan sát. Có hai hình thức quan sát chính là quan sát có chủ định và
quan sát không chủ định. Quan sát không chủ định là quan sát ngẫu nhiên quá trình trẻ
tham gia vào các hoạt động, người quan sát không tổ chức nhưng có mục tiêu quan sát rõ
ràng. Số liệu thu được qua hình thức quan sát này mang tính khách quan cao vì trẻ biểu
hiện hết các năng lực và nhu cầu của mình trong môi trường hoàn toàn tự nhiên.
Quan sát có chủ định là hình thức người quan sát chủ động tạo ra các hoạt động để
quan sát trẻ. Sự tham gia của người quan sát có thể chia thành các mức độ sau đây:
Quan sát khách quan: người quan sát không can thiệp vào quá trình tham gia các hoạt
động của trẻ mà chỉ như người ngoài cuộc thu thập các thông tin theo nội dung và mục tiêu
đã định sẵn
Quan sát bán chủ động: người quan sát chủ yếu vẫn đóng vai trò thu động, nhưng để
làm rõ những thông tin cần có người quan sát có thể tạo ra các hoạt động phụ trợ để trẻ
tham gia.

- 13 -

Quan sát chủ động: người quan sát tạo ra các tình huống, tổ chức các hoạt động cho
trẻ tham gia nhằm mục đích lấy được các thông tin cụ thể, chi tiết đáp ứng mục tiêu quan

sát.
*Điều kiện quan sát tốt:
- Xác định rõ mục đích yêu cầu và nhiệm vụ quan sát.
- Chuẩn bị các mẫu ghi chép cụ thể, chi tiết, rõ ràng.
- Xác định hình thức và vị trí quan sát thích hợp.
- Có kế hoạch chuẩn xác: các hoạt động của trẻ diễn ra trong khoảng thời gian không
dài nên cần có kế hoạch chi tiết và yêu cầu rõ ràng cho từng thời điểm.
- Tránh những sai lệch trong quan sát. Trong quá trình quan sát, người quan sát
thường áp đặt kinh nghiệm, trải nghiệm của mình làm cho các thông tin thu được không
chính xác, mang tính chủ quan. Nhiều giáo viên quá tin vào kinh nghiệm của mình nên khi
quan sát thường chỉ lấy được các thông tin phiến diện, chủ quan từ đó đánh giá sai lệch về
trẻ. Thực tế cho thấy cùng một biểu hiện của trẻ nhưng đựơc nhìn nhận bằng nhiều cách
khác nhau tuỳ thuộc vào người quan sát. Để tránh những sai lệch này, người quan sát cần
lưu ý một số điểm sau đây:
+ Chỉ ghi nhận những biểu đạt của trẻ một cách khách quan.
+ Phân tích các kết quả thu nhận được một cách khách quan.
Để có thể thu thập được các dữ liệu cần thiết qua quan sát, người quan sát cần: Cần
sử dụng cả hai hình thức quan sát chủ định và không chủ định một cách linh hoạt; Quan sát
trẻ trong những môi trường khác nhau và trong các hoạt động khác nhau; Quan sát trẻ
trong trạng thái tâm lý, tình cảm khác nhau (vui, buồn, tức giận...); Quan sát thường xuyên
mọi vấn đề xung quanh đứa trẻ. Quan sát tất cả những biểu hiện hành vi, cách cư xử, cách
giao thiệp... để xem xét trẻ làm gì, nói gì, hành vi ứng xử ra sao? Theo dõi những biểu
hiện trên nét mặt, cử chỉ, tư thế và điệu bộ “ngôn ngữ thân thể" của trẻ; Chú ý sự khác
nhau về ngôn ngữ bằng lời nói với ngôn ngữ không lời; Sau khi quan sát phải có kết luận
hoàn toàn khách quan, tránh định kiến chủ quan.
Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là một trong các hình thức thường được sử dụng trong việc tìm kiếm các
thông tin mà bằng quan sát không thể có được. Qua phỏng vấn ta có thể thu nhận những
thông tin sâu kín bên trong của trẻ như ý nghĩ, tình cảm, quan điểm, thái độ,...
* Các hình thức phỏng vấn

- Đàm thoại
Hình thức “nói chuyện” có định hướng, có hiệu quả để lấy được các thông tin cần
thiết trung thực. Trong quá trình “nói chuyện” sẽ xuất hiện nhiều tình huống khác nhau và
chủ đề có thể sẽ rất rộng nhiều khi chệch hướng dẫn đến không thu lượm được những
thông tin cần thiết. Để đàm thoại có hiệu quả, đúng mục đích, người dẫn chuyện cần phải
có các kỹ năng sau đây:
Nắm bắt đối tượng và hướng vào mục đích. Trong lúc đàm thoại người dẫn chuyện
cần hướng vào mục đích rõ ràng và cần nắm bắt các suy nghĩ của người đối thoại.
Nhạy cảm với những tình huống xuất hiện trong quá trình trao đổi. Mặt khác người
dẫn chuyện cũng cần nhạy cảm với các biểu hiện về tình cảm, nắm bắt các suy nghĩ của
người đối thoại.
Can thiệp một cách hợp lý, tế nhị vào quá trình đàm thoại.
- Phỏng vấn với câu hỏi định hướng
Câu hỏi định hướng là tập hợp những câu hỏi hoặc những vấn đề cần phải tìm hiểu
trong quá trình phỏng vấn. Những câu hỏi này cần được chuẩn bị trước để các điều tra viên
thống nhất những thông tin cần phải có sau khi phỏng vấn. Câu hỏi định hướng là những
vấn đề “khung” người tiến hành phỏng vấn có thể được tự do trong cách đặt vấn đề, thứ tự
các vấn đề nhưng các thông tin cần phải đáp ứng được mục tiêu phỏng vấn.
- Phỏng vấn theo các câu hỏi chuẩn bị sẵn

- 14 -

Người phỏng vấn xây dựng sẵn các câu hỏi, và tiến hành phỏng vấn theo trật tự các
câu đã được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
* Kỹ năng phỏng vấn
- Kỹ năng lắng nghe:
+ Tập trung - tập trung hoàn toàn vào người nói
+ Nghe nhiều hơn nói
+ Sử dụng tốt các kỹ năng ngôn ngữ thân thể: Nụ cười, ánh mắt biểu đạt sự đồng

cảm, gật đầu, nghiêng về phía người được phỏng vấn, giọng nói nhỏ và dễ nghe.
+ Tỏ ra thân thiện (cởi mở và hữu ích) với thái độ tốt.
+ Tạo ra bầu không khí thân thiện.
+ Nhớ chính xác những điều đã được nói ra.
+ Phản ánh lại ý kiến và cảm giác để đảm bảo bạn đã hiểu chính xác.
+ Kiểm tra lại với người được phỏng vấn.
+ Tránh phân tích và giải thích quá mức.
*Kỹ năng đặt câu hỏi:
- Đưa ra những câu hỏi thích hợp, vào thời điểm thích hợp và đúng cách.
- Bắt đầu bằng câu hỏi chung chung ngắn gọn để kích thích sự bầy tỏ cao nhất về
những suy nghĩ và cảm xúc.
- Sau đó dùng các câu hỏi có trọng tâm nhằm thu nhập thông tin chính xác và tập
trung hơn nữa vào chủ đề.
- Tránh những câu hỏi đóng như câu hỏi chỉ cần trả lời “có" hoặc “không"
- Những câu hỏi tốt là: Câu đơn giản, rõ ràng, cụ thể, có liên quan với mục đích tìm
hiểu .
- Người phỏng vấn phải dùng các câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào hình
thức nào là phù hợp với cuộc đối thoại.
*Thăm dò
- Người kiểm tra phải xem xét cẩn thận để phát hiện thêm.
- Kỹ năng khai thác được áp dụng khi thông tin do người được khảo sát đưa ra không
chính xác, không rõ ràng, không nhất quán với các thông tin đã đưa ra trước đó.
*Kỹ năng chỉ đạo
- Dẫn dắt và kiểm soát câu chuyện đi đúng hướng.
- Đưa cuộc phỏng vấn bám vào chủ đề.
- Sử dụng thời gian một cách hợp lý.
Nếu như câu trả lời của người được phỏng vấn lạc đề thì người phỏng vấn cần nhắc
lại hoặc nói rõ về câu hỏi.
5.2. Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch
Trên cơ sở những thông tin thu được ta có một bức tranh tổng thể về đứa trẻ. Việc

giúp đỡ trẻ như thế nào, năng lực nào của trẻ cần được phát triển trước làm cơ sở để hình
thành những năng lực khác; và nhu cầu nào cần được ưu tiên đáp ứng. Trong phần này sẽ
đề cập đến cách xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch giáo dục đối với từng trẻ.
Xây dựng mục tiêu giáo dục cá nhân
* Các quan điểm xây dựng mục tiêu
- Bình đẳng:
+ Quyền được giáo dục cho mọi trẻ em
+ Quyền bình đẳng về cơ hội: Trẻ em không giống nhau do đó không nên đánh giá
cao bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu, năng lực của từng trẻ để xây dựng mục tiêu chung.
+ Quyền tham gia các hoạt động xã hội
Làm thế nào để trẻ không cảm thấy bị hạn chế trong khi được học tập, được tham gia
mọi hoạt động bình thường trong môi trường giáo dục với mọi trẻ em.
- Quan điểm phát triển:
+ Bất cứ trẻ khuyết tật nào cũng có khả năng phát triển
+ Cần căn cứ vào qui luật bù trừ chức năng của trẻ khuyết tật để xây dựng mục tiêu
- 15 -

+ Sự phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc phần lớn vào phương pháp giáo dục của
người lớn.
- Quan điểm tiếp cận đối với giáo dục phổ thông:
Trong giáo dục hoà nhập, trẻ khuyết tật cùng với trẻ em khác được học chung một
chương trình. Giáo viên đặt mục tiêu cho từng trẻ cũng cần đảm bảo nguyên tắc tiếp cận
với mục tiêu cấp học, lớp học của phổ thông.
* Phương pháp xây dựng mục tiêu
Mục tiêu giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật được xây dựng dựa các cơ sở sau đây: a)
Khả năng của trẻ; b) Nhu cầu cần đáp ứng; c) Mục tiêu cấp học; d) Điều kiện thực hiện
(môi trường giáo dục, kinh tế, nhân lực)
Những thông tin trên được rút ra từ kết quả quan sát được trong quá trình tìm hiểu
nhu cầu và khả năng của trẻ. Để xây dựng mục tiêu chính xác, giáo viên chủ nhiệm cần

tham khảo ý kiến của các giáo viên trong trường, ý kiến của cha mẹ học sinh và những
người có liên quan.
Khi xây dựng mục tiêu cho một trẻ khuyết tật cần theo 5 nội dung :
- Hoà nhập xã hội
- Kiến thức (các môn học)
- Hành vi ứng xử, giao tiếp
- Giáo dục tự phục vụ, lao động, nghề nghiệp
- Phát triển các khả năng
Mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật do giáo viên và phụ huynh học sinh cùng nhóm hỗ
trợ xây dựng. Mục tiêu được xây dựng cần mang tính tổng thể để có thể được thực hiện
không chỉ trong lớp học, trong trường mà trong cả gia đình và xã hội.
Mục tiêu được xây dựng theo hai hình thức: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Khái niệm ngắn và dài hạn chỉ là tương đối. Dài hạn có thể là một hoặc nhiều năm. Ngắn
hạn có thể là một học kỳ vài tháng. Điều quan trọng là mục tiêu dài hạn cho thấy cái đích,
mong muốn sau một giai đoạn thực hiện giáo dục, còn mục tiêu ngắn hạn cho thấy cái cụ
thể hơn trong từng giai đoạn, cái cần đạt sau một thời gian cụ thể. Mục tiêu ngắn hạn là
định hướng những vấn đề được cụ thể hoá trong kế hoạch giáo dục.
Lập kế hoạch giáo dục
Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra để xây dựng kế hoạch giáo dục nghĩa là tìm cách đáp
ứng những nhu cầu của trẻ (căn cứ vào bảng tóm tắt khả năng và khó khăn để làm kế
hoạch).
Trong kế hoạch cần phải nói rõ, cụ thể nội dung từng phần, biện pháp, người thực
hiện, thời gian và đánh giá kết quả.
Mẫu: Bản tóm tắt các mặt tích cực và khó khăn của trẻ
Họ và tên học sinh:
Năm sinh:
Nội dung quan sát
Khả năng của trẻ
Khó khăn
(Mặt tích cực)

(Các nhu cầu cần đáp ứng)
I. Thể chất:
- Sự phát triển thể chất
- các giác quan
- Lao động tự phục vụ
- Cảm giác cơ thể
II. Khả năng giao tiếp
- Khả năng giao tiếp
- Ngôn ngữ nói
+ Phát âm
+ Từ vựng
+ Ngữ pháp
- Khả năng đọc
- Khả năng viết
- 16 -

- Ngôn ngữ cử chỉ
III. Khả năng nhận thức
- Tri giác nghe nhìn
- Khả năng ghi nhớ
- Khả năng tư duy
- Khả năng hiểu biết
- Khả năng học các môn học
- Khả năng LĐ
IV Hoà nhập xã hội
- Quan hệ với bạn bè
- Quan hệ với tập thể
- Khả năng ứng xử
- Cảm xúc - tình cảm

- Khả năng hoà nhập cộng đồng
V. Môi trường giáo dục
Kế hoạch giáo dục cần được xây dựng dựa vào điểm mạnh của trẻ. Thuyết Đa năng
lực của Gardner cho thấy giáo dục và dạy học chỉ đạt hiệu quả khi biết dựa vào mặt mạnh
của trẻ. Vì trẻ chỉ phát triển tốt khi sử dụng thế mạnh của mình.
5.3. Thực hiện kế hoạch giáo dục
Sau khi kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng, các hoạt động nhằm đạt được
mục tiêu trong bản kế hoạch được nhà trường, học sinh, giáo viên, phụ huynh trẻ khuyết
tật, cộng đồng và các nhà chuyên môn, thực hiện.
5.4. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập
Quy trình đánh giá
Đánh giá là một việc được tiến hành theo một qui trình nhất định:
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu đánh giá. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với mục tiêu đã
đề ra và tìm được nguyên nhân để đạt được kết quả đó. Đồng thời đánh giá lại năng lực và
nhu cầu càn được đáp ứng.Từ kết quả đánh giá để xác định phương hướng và các biện
pháp giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
Xác định đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá. Đối tượng phạm vi và lĩnh vực
đánh giá cần được mô tả kỹ để tránh nhầm lẫn, thu hẹp hoặc mở rộng việc đánh giá. Ví dụ:
Đối tượng đánh giá là nhóm khuyết tật nào? (thính giác, thị giác, ngôn ngữ, vận động hay
CPTTT). Đánh giá kết quả về lĩnh vực nào? (lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ
hành vi hay PHCN). Trong thời gian bao lâu? (1 tuần, 1 tháng, 1 học kỳ, 1 năm...)
Xác định phương pháp đánh giá. Để đánh giá chính xác cần xác định hình thức đánh
giá phù hợp mục tiêu, mục đích đặt ra. Đồng thời phải biết cách đánh giá (kỹ thuật đánh
giá), phù hợp để thu được những thông tin trung thực, chính xác. Trong quá trình giáo dục
trẻ khuyết tật cần tiến hành đánh giá theo hai cấp độ: Đánh giá sư bộ và đánh giá tổng kết.
Đánh giá sơ bộ được tiến hành ngay khi trẻ nhập học và thường xuyên được sử dụng trong
quá trình dạy học để xác định trình độ khả năng của trẻ. Đánh giá tổng kết được tiến hành
sau một tháng, một học kỳ và cả năm nhằm xác định kết quả học tập và sự tiến bộ của trẻ.
Kết quả các loại đánh giá cả về định tính và định lượng đều được ghi lại vào sổ theo dõi
của học sinh.

Phân tích định tính, định lượng. Những thông tin thu được qua đánh giá cần được
phân tích theo định lượng, định tính, và phải phụ thuộc vào mục đích yêu cầu và mục tiêu
giáo dục. Phải đảm bảo khách quan, và đáng tin cậy của số liệu thu được. Đặc biệt đối với
trẻ khuyết tật cần lưu ý đến đặc điểm tật nguyền khả năng còn lại và sự tiến bộ của trẻ về
giao tiếp, ứng xử, hội nhập xã hội...
Nhận xét và kết luận. Từ những kết quả thu được qua đánh giá cần đưa ra nhận xét
và kết luận hai nội dung sau đây:
- Theo mục tiêu đã đặt ra.
- 17 -

- Hướng phát triển tiếp theo.
Có thể tóm tắt qui trình đánh giá như sau:

Xác định mục
đích đánh giá

Xác định loại hình
đánh giá

Lựa chọn phương
pháp công cụ để
thu thập thông tin

Thu thập thông tin
cần thiết

Mô tả đối
tượng đánh

M« t¶ c¸c th«ng
tin cÇn thiÕt

Lựa chọn và sắp
xếp các thông tin
đã có

Thiết kế
công cụ

Phân tích và xử lý
thông tin

Nhận xét, kết luận
Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật được chia theo 3 phương diện cơ
bản:
- Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức
- Đánh giá rèn luyện kỹ năng
- Đánh giá thái độ
Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức theo các mặt sau:
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống. Hiện nay việc đánh giá đạo đức của
trẻ khuyết tật học hòa nhập được cụ thể hóa bằng đánh giá hạnh kiểm như tính nết, cách ăn
mặc và cư xử với mọi người.
Đánh giá kết quả các môn học văn hóa. Trẻ khuyết tật nhẹ được đánh giá như trẻ
bình thường. Còn trẻ có khuyết tật nặng, tùy theo dạng tật, mức độ tật vận động một cách
linh hoạt và sáng tạo trong đánh giá sao cho động viên, khích lệ trẻ đạt kết quả ngày càng
tốt hơn.
Ngoài những môn học như trẻ bình thường, trẻ khuyết tật còn có những môn học
riêng để phục hồi chức năng.

Đánh giá những kỹ năng xã hội đã được hình thành:
Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật không chỉ dạy cho trẻ những kiến thức văn
hóa, đạo đức, lối sống mà còn rèn luyện cho trẻ những kỹ năng trong cuộc sống để trẻ hội
nhập vào xã hội. Đánh giá rèn luyện kỹ của trẻ theo các mặt:
Kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động rất cần cho trẻ khuyết tật phát triển. Khi
giao tiếp trẻ cần có ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm và thái độ với người khác. Vì
vậy, trong quá trình giáo dục phải đánh giá vốn từ của trẻ nhiều hay ít, cách vận dụng như
- 18 -

thế nào trong quá trình giao tiếp với mọi người. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ phát triển rất
chậm và bị hạn chế rất nhiều. Trẻ CPTTT vốn từ rất nghèo nàn và khó vận dụng trong giao
tiếp nên trẻ diễn đạt việc làm, ý nghĩa của mình bằng lời nói rất khó khăn. Trẻ điếc câm thì
việc giao tiếp bằng lời cực kỳ khó khăn, các em phải sử dụng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ,
ngôn ngữ ngón tay và ngôn ngữ viết trong giao tiếp.
Các kỹ năng trong lao động, học tập và sinh hoạt. Đối với trẻ khuyết tật việc hình
thành thói quen trong sinh hoạt cuộc sống và lao động cũng là một trong những mục tiêu
giáo dục quan trọng. Những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được trong giáo dục cần được luyện
tập trường xuyên để giúp trẻ hình thành các thói quen. Đánh giá việc rèn luyện các thói
quen bao gồm thói quen tự phục vụ như biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết đánh răng rửa
mặt, biết đi vệ sinh, biết mặc quần áo và giữ gìn sạch đẹp... Những thói quen lao động đơn
giản như làm được một số việc trong gia đình: quét dọn nhà cửa, các công việc nấu nướng
đơn giản như nhặt rau, vo gạo, rửa rau... Những thói quen trong học tập: ngồi học trật tự,
chăm chú nghe giảng, tập trung học tập, tham gia các hoạt động của nhóm, của lớp, giữ gìn
sách vở, sạch đẹp. Những thói quen trong sinh hoạt vui chơi với bạn bè như hợp tác với
nhau, cùng chơi thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau...
Đánh giá thái độ. Thái độ là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài bằng nét mặt, cử
chỉ, lời nói, hành động của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó. Đánh
giá thái độ của trẻ khuyết tật thông qua các biểu hiện hành vi, cử chỉ đối với bản thân, đối
với bè bạn và công việc ra sao trong ứng xử và hội nhập cộng đồng.

Thái độ ứng xử. Đánh giá hành vi, thái độ của trẻ trong tiếp xúc với sự vật hiện tượng
hay mọi người. Quan sát những phản ứng của trẻ: tán thành hay phản đối, nhanh hay chậm
hoặc thờ ơ trước những sự vật, hiện tượng đang xảy ra, với mọi người trong giao tiếp.
Ngoài việc quan sát cử chỉ, hành vi của trẻ biểu hiện khi ứng xử, chúng ta cũng có thể đưa
ra những trường hợp cụ thể rồi yêu cầu trẻ phân tích, nhận xét trường hợp đó.
Khả năng hội nhập cộng đồng. Một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục trẻ
khuyết tật là rèn luyện cho trẻ khả năng hội nhập vào cộng đồng. Khi đánh giá về khả năng
này ta xem xét thái độ, hành vi của trẻ trong quan hệ bè bạn: Chơi với bạn ra sao? Tiếp
nhận sự giúp đỡ của bạn không? Có giúp bạn không?... Xem xét thái độ với mọi người
trong gia đình, thôn xóm, trong lớp học... Xem xét đánh giá thái độ hành vi đối với những
hoạt động tập thể..

So sánh đánh giá kết quả giáo dục học sinh phổ thông và học sinh khuyết
tật
Đánh giá học sinh phổ thông
Quan
điểm
đánh giá

+ Theo chuẩn quốc gia
+ Theo trình độ kiến thức văn hóa
+ Tính trung bình cộng

Nội dung + Các môn học
đánh giá
+ Hạnh kiểm đạo đức

- 19 -

Đánh giá học sinh khuyết tật

+ Theo quan điểm tổng thể.
+ Theo sự tiến bộ và phát triển của bản
thân trẻ
+ Theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục cá
nhân
Theo 3 lĩnh vực:
1- Kiến thức:
+ Về đạo đức, lối sống
+ Về phục hồi chức năng
+ Về kiến thức văn hóa
2- Kỹ năng
+ Giao tiếp sử dụng ngôn ngữ
+ Thói quen học tập, lao động...
+ ứng xử: hành vi thai độ
3- Thái độ
+ Tự tin, tự khẳng định
+ Hội nhập cộng đồng

Phương
pháp
đánh giá

+ Bài kiểm tra các môn
+ Các kỳ thi tuyển

Kết luận

Xếp loại
- Văn hóa: Giỏi - khá - TB - Yếu kém

- Hạnh kiểm: Tốt - khá - TB - Yếu kém

- 20 -

+ ý thức trách nhiệm.
Đánh giá tổng thể toàn diện
Phương pháp:
+ Quan sát
+ Phỏng vấn
+ Đánh giá sản phẩm
+ Trắc nghiệm (test) và bài tập
+ Tự đánh giá.
+ Tập thể đánh giá.
- Xếp lại: đạt - không đạt
- Đánh giá trẻ làm được gì,
Có khó khăn gì cần giúp trẻ,
Hướng dẫn trẻ phát triển tiếp theo

Chương 2 DẠY HỌC HOÀ NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
1. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học hòa nhập
Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật, ngoài việc tuân theo những nguyên tắc chung của
giảng dạy phổ thông còn phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
1. Dạy học sao cho mỗi trẻ đều phải tìm hiểu cho mình những kiến thức mới tùy theo
năng lực và nhu cầu của bản thân.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy hòa nhập, nó đòi hỏi người dạy
cần tổ chức cho mọi trẻ đều có điều kiện và có cơ hội để lĩnh hội kiến thức mới.
2. Mỗi trẻ, kể cả trẻ khuyết tật, đều có những năng lực riêng. Trong giảng dạy hòa
nhập cần tạo điều kiện để phát triển những năng lực sẵn có, đặc biệt đối với trẻ khuyết tật
nó là cơ sở để trẻ có thể học tập.

3. Mỗi trẻ đều có năng lực, nhu cầu khác nhau và do đó sau bài học, kết quả học tập
cũng có thể khác nhau. Cho nên việc đánh giá kết quả sau bài học cũng không thể cào
bằng, nó khác nhau ở từng trẻ do điểm xuất phát khác nhau.
2. Điều chỉnh chương trình dạy học phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết
tật
2.1.Sự cần thiết phải điều chỉnh
Điều chỉnh là gì?
Điều chỉnh là sự thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học
nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất phù hợp với những năng lực và nhu cầu của trẻ.
Tại sao cần điều chỉnh?
Mỗi học sinh có những khả năng và có những khó khăn khác nhau về:
Khả năng nhận thức được thể hiện ở mức độ và thời gian lĩnh hội kiến thức trong các
môn học khác nhau, trong việc nắm bắt các khái niệm hay thực hiện một nhiệm vụ. Đối
với trẻ mới đến trường không phải em nào cũng được đi học mẫu giáo, và do đó vốn hiểu
biết trước khi đến trường cũng khác nhau.
Trẻ em rất khác nhau về kỹ năng xã hội do môi trường sống mang lại (giầu, nghèo,
gia phong, được quan tâm và ít được quan tâm, những người chăm sóc trẻ...). Những sự
khác nhau này được biểu hiện ở những hành vi ứng xử khác nhau của trẻ.
Trẻ em khác nhau về sở thích và thiên hướng: bé trai khác bé gái, các sở thích về
mầu sắc, quần áo, âm nhạc hay hội họa,... Sự lựa chọn của trẻ nếu được đáp ứng sẽ làm
cho trẻ thấy thuận lợi hơn trong sinh hoạt và phát triển nhân cách của mình.
Đối với trẻ khuyết tật sự khác nhau này còn thể hiện ở: thời gian, mức độ, và dạng
khó khăn, được can thiệp sớm hay không được can thiệp sớm, mức độ quan tâm của gia
đình và điều kiện chăm sóc...
Để đáp ứng và tạo điều kiện cho mọi trẻ phát triển tối đa những khả năng dựa vào
những kinh nghiệm vốn có của mình, giáo viên cần điều chỉnh mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học phù hợp để đáp ứng nhu cầu của học sinh. Do có những năng lực và
nhu cầu khác nhau, giáo viên cũng cần xác định các mục tiêu giáo dục cụ thể cho mỗi trẻ
khuyết tật.
Điều chỉnh sẽ giúp cho trẻ:

Có hứng thú học tập và học tập có hiệu quả trên cơ sở sử dụng tối đa các kiến thức
và kỹ năng hiện có để lĩnh hội những tri thức và kỹ năng mới;
Tránh những bất cập giữa những kỹ năng hiện có của trẻ và những nội dung giáo dục
phổ thông;
Nâng cao tính tương hợp giữa cách học của trẻ và phương pháp giảng dạy của giáo
viên;
Bù trừ những lệnh lạc về tinh thần, về cảm giác và hành vi.
2.2. Các phương pháp điều chỉnh

- 21 -

Trên cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn cứ
vào nội dung của môn học, bài học, có thể áp dụng một trong các cách điều chỉnh sau đây
trong lớp học hoà nhập:
Phương pháp đồng loạt
Những học sinh cần chăm sóc cá biệt có thể tham gia vào các hoạt động học tập
thường xuyên của lớp học bằng cách làm việc như mọi học sinh khác. Điều chỉnh được
tiến hành cho mọi trẻ căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học. Thông thường, khi xây
dựng mục tiêu cho một bài dạy giáo viên thường căn cứ vào yêu cầu của bài học. Trên cơ
sở những mục tiêu cụ thể này, giáo viên thiết kế các hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu
đã đặt ra. Các thiết kế này thường mang tính chủ quan của giáo viên. Do vậy, trong quá
trình tiến hành bài dạy, giáo viên sẽ gặp những tình huống như: những gì giáo viên muốn
trẻ học, trẻ đã biết trước rồi, do vậy mục tiêu cung cấp kiến thức cần phải điều chỉnh sang
mục tiêu nâng cao; hoặc những mục tiêu đưa ra quá cao so với trẻ trong buổi học, nên cần
hạ thấp mức độ cho phù hợp. Cách điều chỉnh này dựa trên cơ sở các mức độ nhận thức
của mô hình Bloom.
Phương pháp đa trình độ
Trẻ khuyết tật cùng trẻ bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu
học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật. Cách điều chỉnh này

dựa trên cơ sở mô hình nhận thức của Bloom. Ví dụ, yêu cầu của trẻ bình thường ở mức độ
viết bài tập làm văn hoàn chỉnh (mức độ tổng hợp), trẻ khuyết tật chỉ yêu cầu trả lời các
câu hỏi theo dàn ý đã định sẵn (mức độ hiểu).
Phương pháp trùng lặp giáo án
Điều chỉnh này dành cho những trẻ có khó khăn chưa hoàn toàn tham gia tất cả các
hoạt động theo mục đích chung của lớp học. Trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cùng tham
gia những hoạt động chung của bài học nhưng theo mục tiêu riêng trên cơ sở kế hoạch giáo
dục cá nhân. Ví dụ như khi dạy về số, với học sinh bình thường cần đếm và thực hiện các
phép tính, trẻ có khó khăn chỉ cần nhận biết các loại tiền để mua bán; hay trong giờ đọc lớp
3, trong lúc học sinh bình thường tìm hiểu và đọc bài, trẻ khuyết tật tìm những từ có chứa
một âm nhất định hay trả lời câu hỏi đơn giản về những nội dung chính của bài.
Phương pháp thay thế
Trẻ khuyết tật cùng ngồi chung với trẻ bình thường trong giờ học nhưng học theo
hai chương trình khác nhau. Ví dụ trong giờ học toán, trẻ bình thường học làm các phép
tính cộng trong phạm vi 10, trẻ có khó khăn có thể viết chữ O hoặc tập viết số 1, hay có thể
đếm các hình trong tranh… Đây là phương pháp được sử dụng trong lớp học có trẻ khuyết
tật điển hình mà trẻ không thể theo được chương trình chung.
Việc điều chỉnh cần dựa vào khả năng của từng trẻ. Không có một phương pháp nào
có thể áp dụng cho mọi trẻ khuyết tật. Đồng thời cũng không áp dụng một phương pháp
cho mọi tiết học, môn học cho một trẻ. Ví dụ, đối với trẻ khiếm thị nặng (mù) trong môn
nghệ thuật như vẽ trẻ cần được thay thế sang nặn, nhưng với môn hát-nhạc, trẻ có thể học
hoàn toàn như trẻ bình thường. Đối với trẻ khiếm thính, môn vẽ trẻ hoàn toàn có thể học
như trẻ bình thường, nhưng đối với môn hát nhạc trẻ cần được thay thế sang hát bằng cử
chỉ, ký hiệu.
2.3. Các hình thức điều chỉnh
Thay đổi hình thức hoạt động của học sinh
Căn cứ vào khả năng và sở thích của trẻ, căn cứ vào nội dung và thời điểm của bài
học, giáo viên cần đưa ra các dạng hoạt động cho phù hợp với trẻ. Có thể tổ chức các hoạt
động theo hình thức sau:
- Hoạt động theo nhóm

- Học theo từng đôi
- Học qua sự giúp đỡ của bạn bè
Thay đổi hình thức giảng dạy của giáo viên

- 22 -

Nhiều khi việc ghi nhớ kiến thức của trẻ không phải chỉ thông qua việc giảng giải,
hướng dẫn của giáo viên mà còn được thông qua các hoạt động khác như:
- Hoạt động vui chơi, đóng kịch hoặc phân vai
- Các giờ học thực hành
- Các giờ học ngoài trời
Thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên
Trong dạy học giáo viên cần thay đổi cách truyền đạt hay phong cách giảng bài.
Phải có giọng nói khôi hài giúp trẻ hứng thú học tập.
Thay đổi nội dung và yêu cầu
Như đã trình bày ở trên, mỗi trẻ đều có những năng lực và nhu cầu khác nhau do
vậy khi giảng dạy giáo viên cần phải hay đổi nội dung và yêu cầu sao cho phù hợp với mọi
đối tượng. Cụ thể là:
Điều chỉnh về thời lượng cho từng nội dung
Điều chỉnh về mức độ yêu cầu của kiến thức (có thể đơn giản hóa hoặc nâng cao)
Điều chỉnh về mức độ vận dụng kiến thức
Thay đổi hình thức đánh giá
(phần này trình bày chi tiết ở phần đánh giá)
Thay đổi các yếu tố của môi trường học
Tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán và môi trường sống của địa phương mà giáo
viên có thể điều chỉnh nội dung bài dạy cho phù hợp. Cũng cần phải chú ý tới sự thay đổi
của môi trường, cơ sở vật chất và sự thay đổi của xã hội để xác định bài dạy.
Thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập
Trong khi giao nhiệm vụ hay bài tập giáo viên phải lưu ý rằng việc giao nhiệm vụ

và các bài tập nhằm để đảm bảo cho học sinh có thể hoàn thành được. Cùng một nhiệm vụ,
nhưng tùy thuộc vào mỗi trẻ mà giao những phần việc khác nhau. Cùng một nội dung
nhưng khác nhau về thời gian, về số lượng và mức độ của kiến thức.
Cách trợ giúp
Đối với trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt cần phải có người giúp đỡ. Việc phân công
ai giúp cũng cần được quan tâm. Sau một thời gian xem xét cần điều chỉnh cho thích hợp,
có thể là từ bạn bè hay thày giáo hoặc từ một người nào khác mà trẻ yêu thích.
2.4. Những nội dung cần điều chỉnh
Những nội dung được coi là phù hợp và cần thiết để điều chỉnh cho mỗi trẻ
Thời gian:
- Tăng giảm thêm thời gian
- Thường xuyên thay đổi các hoạt động
- Nghỉ giải lao sau mỗi hoạt động
- Giao các bài tập để học sinh về nhà chuẩn bị trước
Môi trường trong lớp học
- Có chỗ ngồi ưu tiên
- Sắp xếp lại phòng học
- Làm giảm thiểu các tác động bên ngoài gây mất tập trung như: ánh sáng, tiếng ồn...
- Những vấn đề khác
Những vấn đề cần điều chỉnh trong các môn học.
- Điều chỉnh cách học tập trong các môn học
- Dạy: Ngôn ngữ, toán, âm nhạc, tự nhiên xã hội, kỹ năng giao tiếp
- Các biện pháp tiến hành giảng dạy:
+ Áp dụng chương trình học chuyên biệt
+ Cho học sinh ghi chép
+ Minh họa bằng mô hình
+ Áp dụng những kỹ thuật giảng dạy để lôi cuốn học sinh
+ Nhấn mạnh những thông tin quan trọng
+ Giảm hình thức đọc bài tập
- 23 -