Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Answers ( )

  1. Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    -Ở hai nước này có điều kiện tụ nhiên thuận lợi như: giáp biển ,…

    – Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có những thủ lĩnh dũng cảm, sẵn sàng đi thám hiểm các vùng đất mới

    Cho mình xin hay nhất nhé ????????

  2. Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vì:

    -Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có các điều kiện tự nhiên thuận lợi như giáp biển,….

    -Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có những thủ lĩnh dũng cảm, sẵn sàng để đi thám hiểm các vùng đất mới

    -Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

    VOTE 5* NHÉ, CHO MÌNH XIN CTRLHN NỮA

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

✅ Tại sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

Tại sao Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha Ɩà hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

Hỏi:


Tại sao Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha Ɩà hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

Tại sao Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha Ɩà hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí?

Đáp:



giahan:

Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha Ɩà hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vì:

– Ở hai nước này có điều kiện tụ nhiên thuận lợi như: giáp biển ,…

– Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha có những thủ lĩnh dũng cảm, sẵn sàng đi thám hiểm các vùng đất mới

giahan:

Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha Ɩà hai quốc gia đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vì:

– Ở hai nước này có điều kiện tụ nhiên thuận lợi như: giáp biển ,…

– Tây Ban Nha ѵà Bồ Đào Nha có những thủ lĩnh dũng cảm, sẵn sàng đi thám hiểm các vùng đất mới

Những cuộc phát kiến địa lí

Mục a

a) Nguyên nhân:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả-rập độc chiếm.

=> Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữaphương Đông và châu Âu.

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng.Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

+ Có những hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.

+ Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân.

+ Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng.

+ Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Tàu Caraven

Mục b

b) Những cuộc phát kiến địa lí lớn:

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.

+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.

+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí

Mục c

c) Ý nghĩa:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

ND chính

Những cuộc phát kiến địa lí: nguyên nhân, những cuộc phát kiến địa lí lớn và ýnghĩa.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyNhững cuộc phát kiến địa lí

Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Loigiaihay.com

  • Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

    Tóm tắt mục 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

  • Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    Phong trào Văn hóa Phục hưng

    Tóm tắt mục 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng

  • Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

    Tóm tắt mục 4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

  • Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    Hãy cho biết nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 62 SGK Lịch sử 10

  • Vì sao các cuộc phát kiến tiêu biểu đều xuất phát từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

    Hãy chỉ trên lược đồ những cuộc phát kiến lớn về địa lí?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 62 SGK Lịch sử 10

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 có đáp án năm 2021 mới nhất

Trang trước Trang sau

Tải xuống

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Lịch Sử lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 2 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Câu 1:Mục tiêu hướng tới của các thương nhân châu Âu trong các cuộc phát kiến địa lý là khu vực nào?

A.Nam Phi

B.Các nước phương Đông đặc biệt là Ấn Độ

C.Bắc Phi

D.Châu Mĩ

Lời giải:

Các thương nhân châu Âu khao khát muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ – nơi được coi là “mảnh đất hứa” với nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn gia vị hấp dẫn và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2:Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

A.Ph. Ma-gien-lan.

B.Va-xco đơ Ga-ma.

C.C. Cô-lôm-bô.

D.Đi-a-xơ.

Lời giải:

Ph. Ma-gien-lan (1480 – 1521) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522 với phương tiện tàu thủy.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3:Ai là người đã thực hiện chuyến hành trình qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498?

A.Ph. Ma-gien-lan.

B.Va-xcô đơ Ga-ma.

C.C. Cô-lôm-bô.

D.Đi-a-xơ.

Lời giải:

Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đã đi qua điểm cực Nam châu Phi và cập được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4:Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A.Quý tộc và công nhân làm thuê.

B.Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C.Công nhân giàu có và nhà tư bản.

D.Quý tộc và thương nhân.

Lời giải:

Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại món lợi “khổng lồ” cho quý tộc và thương nhân nhờ sự cướp bóc của cải và tài nguyên của các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5:Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?

A.Lãnh chúa và nông nô

B.Địa chủ và nông dân tá điền

C.Tư sản và vô sản

D.Quý tộc và công nhân

Lời giải:

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những hai giai cấp là tư sản và vô sản:

- Tư sản là những chủ xưởng, chủ đồn điền, những thương nhân giàu có. Họ nắm trong tay tư liệu sản xuất, bỏ tiền ra thuê nhân công sản xuất

- Vô sản là phần đông là nông dân đã bị tước đoạt tư liệu sản xuất, họ phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6:Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?

A.Mĩ, Anh

B.Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

C.Ý, Bồ Đào Nha

D.Anh, Pháp

Lời giải:

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí, vì:

- Có vị trí địa lí thuận lợi, gần những hải cảng lớn.

- Đây là những nước có nền kinh tế hàng hóa phát triển nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày càng tăng, trong khi Việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền nên họ muốn khám phá con đường đi mới.

-Hạm đội thuyền của hai nước vào loại mạnh nhất ở châu Âu. Tầng lớp quý tộc thượng võ hiếu chiến, thủy thủ đoàn gan dạ, trình độ khoa học kĩthuật có nhiều tiến bộ.

-Các chuyến hành trình phát kiến đã được các vương triều phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ủng hộ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư bản?

A.Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất.

B.Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.

C.Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.

D.Họ có điều kiện việc làm tốt hơn trong các xí nghiệp.

Lời giải:

Ở châu Âu, quý tộc phong kiến và tư bản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất cày cấy, trở thành những người đi lang thang và cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8:Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?

A.Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.

B.Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

C.Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

D.Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

Lời giải:

Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí:

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực: sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 9:Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI là

A.Con đường giao thương với phương Đông qua Tây Á bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm

B.Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể,

C.Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa

D.Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu

Lời giải:

Từ thế kỉ XV, nhu cầu về vàng bạc, hương liệu từ phương Đông của quý tộc và thương nhân châu Âu ngày càng tăng trong khi con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Thổ độc chiếm. Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí trong cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10:Hướng đi của C. Côlômbô có điểm gì khác biệt so với các nhà phát kiến địa lí khác?

A.Đi xuống hướng Nam

B.Đi sang hướng Đông

C.Đi về hướng Tây

D.Ngược lên hướng Bắc

Lời giải:

- Các nhà thám hiểm: B. Đi-a-xơ, Xa-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan đều có xu hướng đi về phía Đông và Nam.

- C. Côlômbô: đi về phía Tây, lênh đênh trên biển Đại Tây Dương và sau đó phát hiện ra châu Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11:Nội dung nào sau đây không thuộc những điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI?

A.Những hiểu biết mới về trái đất, tài liệu ghi chép của những người đi trước

B.Sự giàu có nhanh chóng của các lãnh chúa phong kiến châu Âu

C.Sự ủng hộ vật chất của triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

D.Sự tiến bộ về khoa học- kĩ thuật

Lời giải:

Những điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI bao gồm:

- Sự tiến bộ về khoa học- kĩ thuật: các nhà hàng hải đã bắt đầu nghiên cứu về các dòng hải lưu, hướng gió, bước đầu hiểu biết địa lý của các đại dương. La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc xác định hướng đi. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời của tàu Caraven- loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới

- Những hiểu biết mới về trái đất cho rằng trái đất là hình cầu chứ không phải là một mặt phẳng, tài liệu ghi chép của những người đi trước như Mác-cô-pô-lô, Framauro

- Sự ủng hộ vật chất của triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: chi phí chi trả cho một chuyến đi quá lớn, các lãnh chúa địa phương không đủ khả năng đáp ứng. Thời kì này triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mạnh tay đầu tư cho các chuyến thám hiểm hi vọng sẽ thu được nhiều vàng bạc từ phương Đông.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12:Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản?

A.Cung cấp nguồn vốn và nhân công cho giai cấp tư sản.

B.Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C.Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.

D.Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

Lời giải:

– Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê.

- Các cuộc phát kiến địa lý đã mang lại cho giai cấp tư sản một nguồn vốn và nhân công lớn phục vụ cho quá trình tích luỹ tư bản nguyên thủy

+ Vốn: Việc tìm gia con đường buôn bán mới với phương Đông đã thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ => giai cấp tư sản giàu lên nhanh chóng, tích lũy được nguồn vốn lớn cho sản xuất

+ Nhân công: quý tộc và tư sản dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa. Nông nô không có ruộng đất cày cất, trở thành những người đi lang thang, cuối cùng buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp tư sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13:Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế Việt Nam thời kì trung đại?

A.Việt Nam được tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới

B.Đẩy mạnh quá trình truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây

C.Thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị

D.Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của cá nước phương Tây

Lời giải:

Sau phát kiến địa lí, từ thế kỉ XVI - XVII, thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,… ) đến buôn bán ở nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế Đông phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Gia Định…

Đáp án cần chọn là: C

Tải xuống

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 chọn lọc, có đáp án mới nhất hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 7 khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Khoa học xã hội 7 Bài 1: Các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI

Trang trước Trang sau

(trang 3 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Quan sát các hình ảnh, hãy cho biết các hình ảnh đó liên quan tới nội dung nào của lịch sử nhân loại. Nêu hiểu biết của em về nội dung đó.

Trả lời:

- Các hình ảnh này liên quan đến các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI.

- Thời kì này người ta đã đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven.

- La bàn giúp xác định phương hướng trong hành trình tìm những vùng đất mới.

- C.Cô-lôm-bô là người tìm ra châu Mỹ.

1. Tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc pháp kiến địa lí

(trang 4 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình 4. Theo em, hình ảnh này có mối quan hệ như thế nào với các cuộc phát kiến địa lí?

- Trình bày nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI. Hãy nêu tác dụng của từng tiến bộ khoa học – kĩ thuật đối với các cuộc phát kiến địa lí.

Trả lời:

- Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình 4: Bức tranh miêu tả hoạt động trao đổi buôn bán tại các thành thị châu Âu rất sôi nổi, tập nập. Mọi người đang mua vải – một nguyên liệu quý ở thế kỉ XV.

=> Hình ảnh này cho thấy nhu cầu nguyên liệu và thị trường mới ngày càng cao, là nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.

- Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Các tiến bộ khoa học -kĩ thuật và tác dụng:

+Vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ: biết được các vùng đất, hòn đảo có cư dân.

+Máy đo góc thiên văn, la bàn: định hướng phương hướng.

+Kĩ thuật đóng tàu phát triển: đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven.

2. Khám phá về hành trình của các nhà thám hiểm đường biển cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI

(trang 5 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Trình bày các cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan trên lược đồ và đánh giá công lao của họ.

- Miêu tả quang cảnh cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV qua hình 8.

- Nêu hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

Trả lời:

*Trình bày bày các cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan:

- Năm 1487, B.Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi.

- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma cập bến Ca-li-cút(Ấn Độ).

- Năm 1492, C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.

- Từ năm 1519 đến nâm 1522, đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất.

=> Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong lịch sử loài người: khẳng định Trái Đất hình cầu và mở ra những con đường mới, khám phá những vùng đất mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

* Miêu tả quang cảnh cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV qua hình 8.

Quang cảnh Li-xbon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV thể hiện sự nhộn nhịp, đông vi, tấp nập. Tàu bè ra vào liên tục, thương buôn trao đổi hàng hóa đông đúc.

* Hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha:

- Các cuộc phát kiến địa lí xuất phát từ thủ đô Li-xbon (Bồ Đào Nha) đi một vòng từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.

- Kết quả: tìm ra những vùng đất mới như châu Mĩ.

3. Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

(trang 6 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Trình bày những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí. Trong những tác động đó, theo em tác động nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Miêu tả hình 12 và 13. Những hình ảnh này chứng tỏ điều gì? Em có nhận xét gì về số phận những nhân vật trong hình?

Trả lời:

* Những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí:

- Thúc đẩy sản xuất phát triển -> nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ngày càng cao -> thương nghiệp châu Âu phát triển.

- Khoa học kĩ thuật phát triển, con người có hiểu biết về Trái Đất, bản đồ, công cụ, biết đóng tàu lớn.

=> Trong những tác động đó, tác động quan trọng nhất là thúc đẩy sản xuất,giải quyết nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và mang lại nguồn lợi lớn vì nguyên liệu và thị trường là nhu cầu cấp thiết nhất lúc bấy giờ.

*Miêu tả hình 12 và hình 13:

- Hình 12 miêu tả cảnh hàng nghìn người châu Phi bị bắt lên tàu chở sang châu Mĩ.

- Hình 13 miêu tả cảnh người thổ dân da đỏ bị bắt sau những cuộc xung đột với thương nhân châu Âu

- Những hình ảnh này chứng tỏ: các cuộc phát kiến địa lý đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

- Số phận của những người trong hình: bị bóc lột sức lao động, coi thường, khinh bị, bị coi như món hàng để buôn bán, trao đổi.

(trang 7 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 1. Dựa vài nội dung bài học, em hãy lập bảng sau vào vở và điền nội dung phù hợp về các cuộc phát kiến địa lí.

Các nhà hàng hải Thời gian thực hiện Kết quả
B.Đi-a-xơ
Va-xcô đơ Ga-ma
C.Cô-lôm-bô
Ph.Ma-gien-lan

Trả lời:

Các nhà hàng hải Thời gian thực hiện Kết quả
B.Đi-a-xơ 1487 Dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng. Mở ra hi vọng tìm đường sang Ấn Độ.
Va-xcô đơ Ga-ma 7-1497 Cập bến Ca-li-cút thuộc bờ Tâu Nam Ấn Độ
C.Cô-lôm-bô 8-1492 Phát hiện ra châu Mĩ
Ph.Ma-gien-lan 1519-1522 Là người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển

(trang 7 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 2. Hãy nối tên nhân vật ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp

Trả lời:

1-b, 2-a , 3-c, 4-d.

(trang 8 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 3. Em hãy giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph. Ma-gien-lan.

Trả lời:

Ph. Ma-gien-lan xuất phát từ cảng Li-xbon vào năm 1519. Ông đã đi qua điểm cực nam Nam Mĩ và vượt Thái Bình Dương.

Sau đó ông đến Phi-lip-pin, ông đã mất tại đây. Các đồng đội còn lại vượt tiếp Ấn Độ Dương và đến điểm cực nam châu Phi.

(trang 8 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 4. Các nhà hàng hải châu Âu đã mua những mặt hàng gì ở châu Á? Tại sao họ lại mua những mặt hàng đó?

Trả lời:

- Các nhà hàng hải châu Âu chủ yếu mua lụa và hương liệu.

- Nguyên nhân: do ở châu Âu, lụa và hương liệu là những thứ hàng hiếm và quý, người châu Âu chưa thể tự sản xuất ra những mặt hàng này.

(trang 8 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN).1. Là người dân châu Á,em có thái độ như thế nào về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí?

Trả lời:

- Là một người châu Á, em cảm thấy vui khi gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu sau cuộc phát kiến địa lí.

- Bên cạnh đó, cũng phản đối và lên án các hành vi như buôn bán nô lệ, bóc lột sức lao động…

(trang 8 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 2. Nếu sống ở thế kỉ XV em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của C.Cô-lôm-bô không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu sống ở thế kỉ XV em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của C.Cô-lôm-bô vì:

- Có thể tìm ra được những vùng đất mới.

- Tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu văn hóa, hàng hóa giữa các nước châu Âu và châu Á.

(trang 8 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). 3. Tại sao người ta lại gọi châu Âu là lục địa “già”, châu Mĩ là lục địa “trẻ”

Trả lời:

- Châu Âu là lục địa “già” vì châu Âu được tìm ra trước. Con người đã sinh sống, xây dựng và phát triển châu Âu từ lâu.

- Châu Mĩ là lục địa “trẻ” vì châu Mĩ được người châu Âu (cụ thể là C.Cô-lôm-bô) tìm ra sau. Sau đó mới bắt đầu đưa người châu Âu sang sinh sống và phát triển.

(trang 8 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Sưu tầm tư liệu và sự nghiệp của các nhà hàng hải châu Âu thế kỉ XV-XVI.

Trả lời:

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.

Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiềubản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.

Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

Tháng 7-1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

Ph. Ma-gien-lan (1480 -1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.

Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 7 chương trình VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau