Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Có phải bản thân các vật đã có sẵn màu sắc và mắt ta chỉ việc nhìn thấy các màu sắc đó ?

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ
Màu sắc của các vật












Nếu hiểu như vậy là chúng ta đã hiểu sai hoàn toàn về màu sắc. Các vật không thể tự mang màu sắc mà cái làm cho vật có màu sắc lại là ánh sáng mặt trời hoặc từ các nguồn sáng khác (ánh sáng đèn điện chẳng hạn...).

Thứ nhất ta phải khẳng định rằng Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người do tín hiệu của tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Màu sắc của một tia sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở mắt người. Màu sắc của các vật  là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng. Vì vậy nếu vật không phát sáng thì chúng ta sẽ không thấy vật trong bóng tối hoặc thấy chúng có màu đen khi để lẫn chúng với các vật khác.

Thứ hai là có hai loại nguồn sáng đó là nguồn sáng sơ cấp là những vật "tự" phát sáng (ví dụ mặt trời, ngọn lửa, bóng đèn...) và nguồn sáng thứ cấp là những vật khi được chiếu sáng bởi nguồn sơ cấp thì bản thân nó sẽ trở thành nguồn sáng "mới" phản xạ ánh sáng chiếu tới nó (bao gồm đa phần các vật xung quanh ta kể cả con người).

Thứ ba là ánh sáng mặt trời là thứ ánh sáng phổ biến nhất trên trái đất lại là ánh sáng TRẮNG nó bao gồm vô vàn các thành phần đơn sắc khác nhau trong đó có 7 màu cơ bản là ĐỎ, VÀNG, CAM, LỤC, LAM, TRÀM, TÍM

Vậy màu sắc các vật hình thành như thế nào ? Tôi xin lấy ví dụ là chúng ta nhìn thấy cái áo màu ĐỎ thì thực chất là khi ánh sáng mặt trời chiếu vào cái áo đó thì các thành phần ánh sáng trừ màu ĐỎ bị nó hấp thụ hết kết quả là nó chỉ phản xạ màu ĐỎ ra xung quanh và các tia sáng ĐỎ đó đến được mắt chúng ta thì chúng ta cảm nhận được màu đỏ. Với các vật có màu sắc khác thì cũng như vậy thôi. 

Nếu vật có màu trắng tức là vật không hấp thụ thành phần nào từ mặt trời mà phản xạ hết chúng ra xung quanh. Còn vật có màu đen tức là vật hấp thụ hết các tia sáng mặt trời không có tia sáng nào từ vật lọt vào mắt ta nhưng chúng vẫn thấy chúng là do các vật khác xung quanh nó đã làm phông nền cho nó. 

Nói tóm lại phải có ánh sáng của một nguồn sáng sơ cấp nào đó chiếu vào vật thì ta mới nhìn thấy và biết được màu của chúng. Nếu không có điều đó thì với chúng ta vạn vật chỉ có một màu đen và chúng ta cũng như một người khiếm thị mà thôi....



Page 2

Trang chủ Khoa hoc TV Wikipedia tiếng Việt Google dịch

Trang chủ Ý tưởng lạ Tình yêu và Vật lí

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Màu sắc là một trong những điều đầu tiên chúng ta dạy cho con em mình về thế giới. Bạn có thể tự tin chỉ vào một quả chuối chín và nói rằng: "Đó là màu vàng!".

Đối với hầu hết chúng ta, không có sự tranh luận về việc chuối chín có màu vàng hay không. Nhưng vấn đề nhận định một màu sắc thực sự nó không đơn giản như bạn thường nghĩ, bộ não của chúng ta dựa vào ánh sáng đi vào mắt sẽ quyết định màu mà ta đang nhìn là gì.

1. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến màu sắc

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Nhiều người cho rằng tấm hình này có 4 màu: Đỏ, xanh lá, hồng và trắng.

Trong tấm hình này, thực ra chỉ có 3 màu: Đỏ, trắng và xanh lá.

Khi các ô vuông màu đỏ được đặt ngay bên cạnh những ô vuông màu xanh lá cây nó khiến những ô màu đỏ có cảm giác đậm hơn, não diễn giải đó là màu đỏ. Nhưng khi ô vuông đỏ được đặt cạnh những ô vuông màu trắng, ánh sáng trắng chiếu vào đã đánh lừa não bộ làm nhạt bớt màu vốn có, do đó não diễn giải đó là màu hồng.

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Đây là bảng màu Ishihara, thường được sử dụng để kiểm xem tra bạn có bị mù màu hay không. Nếu bạn có thị lực bình thường, thì bạn có thể thấy số 6.

Nhưng nếu bạn bị chứng mù màu, bạn cảm thấy khó để nhận biết màu đỏ và màu xanh lá cây, thì sẽ thấy không dễ dàng trong việc nhận biết số nào ẩn sau những màu sắc này.

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Hầu hết mọi người nghĩ hình vuông A là màu đen và hình vuông B là màu trắng, nhưng trong hình ảnh này bóng của hình khối đổ xuống làm hình vuông A và B thành cùng một màu xám. Có thể thấy ánh sáng, tối có thể làm thay đổi cách nhìn nhận màu sắc.

2. Màu Xanh da trời hay màu Vàng

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Vào đầu năm 2015 bức ảnh về một bộ trang phục đăng trên mạng xã hội đã làm chủ đề tranh luận sôi nổi trên thế giới. Tại sao hai người nhìn thấy cùng một vật nhưng lại cho hai màu sắc khác nhau? Đó là do cách bộ não của chúng ta xử lý ánh sáng.   

Nguồn sáng

Màu của vật có sự thay đổi tùy thuộc vào loại ánh sáng phản xạ xung quanh nó.

Và thỉnh thoảng một nguồn sáng có thể chứng minh rằng mắt chúng ta có vấn đề. Ánh sáng xung quanh chiếc váy rất mơ hồ, không có điểm tham chiếu để giúp chúng ta quyết định nó có màu gì được.

Vì vậy nhiều người đã nhìn thấy ánh sáng là màu vàng, nhưng những người khác cho rằng nó là màu xanh da trời.

Nhận định màu do ánh sáng

Bởi vì ánh sáng liên tục thay đổi, bộ não của chúng ta đã cố gắng để lọc bỏ những ảnh hưởng của việc này để nhận ra những màu sắc chính của một đối tượng.

Khi bộ não của bạn thấy ánh sáng màu xanh và dựa vào để nhận định, thì sau đó bạn sẽ nhìn thấy chiếc váy giống như màu trắng và vàng.

Nếu bộ não của bạn nhìn thấy ánh sáng màu vàng và nhận định, thì sau đó bạn sẽ nhìn thấy chiếc váy giống như màu đen và màu xanh.

Vì vậy, các yếu tố then chốt trong cách bạn nhìn thấy chiếc váy có thể thấy rằng bộ não của bạn nhận định về màu sắc do ánh sáng xung quanh chiếc váy.

3. Mùa trong năm và cảm xúc

Chúng ta thấy màu sắc bằng mắt. Tuy nhiên lại được điều chỉnh nhiều hơn bởi chính cơ thể chúng ta, cảm xúc của chúng ta, hoặc ngay cả những thời điểm mùa trong năm, các yếu tố đó có thể thay đổi cái cách mắt và não của chúng ta giải thích những gì chúng ta thấy.

Vì sao chúng ta có thể thấy được quả tạo có màu đỏ

Mùa

Tùy theo mùa, sẽ cho chúng ta thấy màu sắc có vẻ khác nhau. ví dụ màu vàng, trong mùa hè màu vàng có pha nhiều màu xanh trong khi màu vàng mùa đông xuất hiện nhiều màu đỏ.

Cảm xúc

Các nhà nghiên cứu ở Rochester, New York đã tìm thấy rằng cảm giác buồn có thể tác động trên khả năng của bạn để xác định màu sắc.

Một nhóm những người đã theo dõi cái chết của Mufasa trong "Vua sư tử" thấy khó để chọn ra màu xanh và màu vàng hơn những người đã không xem bộ phim. Nhà tâm lý học tin rằng dopamin - điều khiển sự hưng phấn và niềm vui trong não của chúng ta có ảnh hưởng đến cách chúng ta phân biệt các màu sắc.

Nhầm lẫn về màu sắc  

Dưới đây là ba màu mà chúng ta đã quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Nhưng nó có phải như chúng ta vẫn nghĩ ?

  • Đen hấp thụ ánh sáng:  Về mặt khoa học, màu đen không phải là màu. Các vật đen hấp thụ ánh sáng, các màu khác phản chiếu ánh sáng hướng về mắt chúng ta.   
  • Hồng không tồn tại: Màu hồng không thực sự tồn tại, để tạo ra màu hồng, não của chúng ta cần phải pha màu đỏ và tím. 
  • Màu Trắng là tất cả các màu sắc: Ánh sáng trắng là một hỗn hợp của tất cả các màu sắc.

Vì vậy, mặc dù màu sắc dường như là một trong những điều đơn giản nhất trên thế giới của chúng ta, nhưng đây thực sự là một bí ẩn mà các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu làm sáng tỏ.