Vì sao co giật khi lên ddihr

Co giật ở trẻ sơ sinh là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Do đó, cần phải xác định rõ nguyên nhân mới có thể điều trị bệnh hiệu quả. Đáng lo ngại hơn khi tình trạng co giật ở trẻ thường biểu hiện rất đa dạng và kín đáo nên dễ bị bỏ sót khiến trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh

Tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh có thể là lành tính hoặc do yếu tố bệnh lý. Cụ thể như sau:

  • Co giật lành tính ở trẻ sơ sinh

Một số trẻ sơ sinh có hiện tượng co giật lành tính với một số biểu hiện như sau: Cơn co giật xuất hiện đột ngột và thời gian xảy ra co giật thường rất ngắn. Khi không bị co giật, sức khỏe của trẻ hoàn toàn bình thường.

Phần lớn những cơn co giật lành tính thường xảy ra trong lúc trẻ đang ngủ và khi bé co giật, mẹ chỉ cần giữ tay và chân cho trẻ thì tình trạng co giật sẽ không tiếp diễn. Khi trẻ lớn hơn thì hiện tượng này sẽ tự biến mất.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ

Sốt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ. Khi trẻ bị sốt cao và kèm theo co giật cần được xử trí kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, mẹ nên theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách khi trẻ bị sốt, đặc biệt cần tránh để trẻ xảy ra tình trạng sốt cao.

Một số bậc phụ huynh vì quá lo lắng khi con bị sốt nên đã cho con uống thuốc chống co giật nhằm phòng tránh nguy cơ tổn thương não bộ của trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, việc cha mẹ cho con sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ.

  • Co giật ở trẻ sơ sinh do một số bệnh lý

+ Do tình trạng rối loạn chuyển hóa: Khi trẻ gặp phải một số vấn đề về rối loạn chuyển hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng co giật. Một số rối loạn chuyển hóa thường gặp như hạ Magie máu, hạ Canxi máu, hạ Natri máu, tăng Natri máu; tăng Bilirubine máu.

+ Do nhiễm trùng huyết

+Trẻ bị mắc hội chứng suy hô hấp, chẳng hạn như tràn khí màng phổi.

+ Trẻ bị ngạt sau sinh cũng có nguy cơ phải đối mặt với những cơn co giật.

+ Co giật do bệnh động kinh: Bệnh động kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em và chính là nguyên nhân dẫn đến những cơn co giật ở trẻ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Co giật do trẻ mắc phải một số bệnh lý

+ Co giật vì chấn thương vùng đầu: Tình trạng này có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ hoặc sau khi trẻ được sinh ra. Những tổn thương này chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị co giật. Một số tổn thương vùng não cũng có thể là do bé bị nhiễm virus viêm não, viêm màng não hay trong nào có khối u lành tính hoặc ác tính,…

+ Co giật vì tăng động: Một số trẻ bị tăng động sẽ có hành vi bất thường như rung giật chân, bé thường xuyên bị khó ngủ hoặc ngủ không yên giấc.

+ Huyết áp bất thường, huyết áp không ổn định là vấn đề rất nguy hiểm. Không chỉ là một trong những nguyên nhân gây co giật ở trẻ, tình trạng huyết áp không ổn định còn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, đe dọa tính mạng của trẻ.

+ Thiếu dinh dưỡng: Khi không được cung cấp đầy đủ một số dưỡng chất cho cơ thể, trẻ cũng có nguy cơ bị co giật, nhất là trong khi ngủ.

+ Do ngộ độc: Khi bị ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc khí, trẻ cũng có thể xuất hiện triệu chứng co giật. Ở mỗi trường hợp, mức độ co giật sẽ khác nhau và có thể kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sùi bọt mép hoặc một số rối loạn thần kinh.

+ Ngoài ra, mẹ sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra tình trạng co giật, đồng thời cũng có một số trường hợp trẻ bị co giật mà không rõ nguyên nhân.

2. Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh rất đa dạng và dễ bị bỏ sót. Trong đó, một số biểu hiện thường gặp là Trẻ bị giật nhẹ cơ mặt, cơ má, môi, xảy ra tình trạng rung giật các ngón tay, ngón chân,… Một số trường hợp nghiêm trọng có hiện tượng cứng hàm.

Mẹ cần theo dõi để biết rõ mỗi cơn giật của trẻ là bao nhiêu giây, tần số xuất hiện có liên tục hay không. Khi những cơn co giật tái lại nhiều lần và kéo dài sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện co giật và sốt.

Nếu tình trạng co giật xuất hiện kèm theo những triệu chứng sau đây thì cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

+ Khó thở, tím tái, thóp phồng,… đây là những dấu hiệu của tình trạng suy hô hấp.

+ Vòng đầu của trẻ to hoặc nhỏ bất thường.

+ Trẻ có dấu hiệu sốt, nhiễm trùng.

Trên thực tế, cha mẹ thường vô tình bỏ sót những triệu chứng co giật ở trẻ sơ sinh hoặc nhầm lẫn với tình trạng trẻ bị giật mình, dẫn đến việc thăm khám muộn và để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là luôn luôn theo dõi, quan sát từng thay đổi của con, không được chủ quan dù là những bất thường nhỏ nhất. Hãy đưa con đi khám nếu có những triệu chứng nghi ngờ bệnh.

Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn có thể chỉ định cho trẻ thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm, đo điện não đồ,… để biết được những hình ảnh, tổn thương của não bộ ra sao, trẻ có bị rối loạn điện giải hay không,… từ đó tìm được nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng co giật là gì và điều trị theo nguyên nhân.

Nếu mẹ còn băn khoăn về các vấn đề sức khỏe của trẻ hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho trẻ, có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khoa Nhi của MEDLATEC là nơi hội tụ các chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý ở trẻ, do đó cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con đến thăm khám tại MEDLATEC.

Co giật là tình trạng bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, ảnh hưởng đến ý thức cũng như não bộ của người bệnh. Trên lâm sàng, rất nhiều loại co giật có thể kể đến như co giật động kinh, co giật toàn thể ở trẻ em, co giật người lớn, co giật cục bộ hay co giật do sốt và một số thể bệnh co giật khác.

Co giật là tình trạng xuất hiện một cách đột ngột những triệu chứng điển hình của cơn co giật mà nguyên nhân là do những tế bào thần kinh hoạt động quá mức hoặc hoạt động một cách đồng thời dẫn đến những triệu chứng của co giật. Co giật được chẩn đoán khi có những dấu hiệu như sau:

  • Xuất hiện từ 2 cơn co giật trở lên một cách đột ngột trong vòng 24 giờ đồng hồ
  • Cơn co giật xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và những cơn co giật tiếp theo có triệu chứng tương tự, có khả năng lặp lại sau khi 2 cơn co giật đầu tiên xảy ra trong khoảng thời gian là 10 năm.

Trên lâm sàng, những triệu chứng của co giật, nhất là co giật động kinh thường hay được chẩn đoán nhầm với tình trạng bất tỉnh của bệnh nhân. Cụ thể là khi bệnh nhân bị bất tỉnh phế vị - mạch thì hiện tượng co giật và co rút thường đi kèm với nhau, còn đối với co giật co cứng thì cơ thể người bệnh bị giật theo nhịp của các chi. Ngoài ra, khi bị co giật thì bệnh nhân có thể đứng trước nguy cơ ruột và bàng quang bị mất kiểm soát hoặc bị lú lẫn sau đó, gây ra một số triệu chứng kèm theo, còn ở bất tỉnh thì ít gặp những tình trạng này. Để có thể xử lý tốt những tình trạng co giật thì cần nhận biết và phân biệt được những loại co giật thường gặp trên lâm sàng.

Co giật động kinh thường hay bị chẩn đoán nhầm với tình trạng bất tỉnh

Co giật động kinh là tình trạng co giật có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh, khi co giật xảy ra liên tục, lặp lại nhiều lần và bệnh nhân không thể điều chỉnh lại ý thức sau cơn co giật xảy ra trong khoảng thời gian nhiều hơn 5 phút. Cần nhận biết được trạng thái co giật động kinh để xử lý sớm nhất, nhằm ngăn chặn những biến chứng không mong muốn liên quan đến não, nhất là tình trạng suy giảm ý thức.

Co giật toàn thể ở trẻ em là tình trạng động kinh tái phát, có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tính chất gia đình, tiền sử những thành viên trong gia đình, nhất là hiện tượng sốt dẫn đến co giật, chu sinh bất thường, rối loạn chuyển hóa thần kinh hoặc những tổn thương, bất thường trong hệ thần kinh trung ương. Để chẩn đoán tình trạng co giật toàn thể ở trẻ em thì xét nghiệm tiêu chuẩn vàng được lựa chọn đó là xét nghiệm EEG và chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ não. Phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc chống co giật, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng nhằm sinh ra Ketone hoặc kích thích những dây thần kinh phế vị.

Tình trạng động kinh cũng có thể xuất hiện ở đối tượng trẻ nhũ nhi được gọi là co giật trẻ nhũ nhi với nguyên nhân rất đa dạng. Tương tự với co giật toàn thể ở trẻ em thì xét nghiệm EEG cũng có thể giúp chẩn đoán được tình trạng này. Khi một co giật trẻ nhũ nhi xảy ra thì có thể có tình trạng loạn nhịp đặc trưng thể hiện trên kết quả EEG. Phương pháp điều trị được lựa chọn có thể là liệu pháp hormon bằng Acth, Corticosteroid hay Vigabatrin.

Co giật trẻ nhũ nhi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau

Co giật người lớn hay còn gọi là co giật toàn thể ở người lớn là tình trạng mất ý thức cũng như co cứng toàn chi và đặc biệt là triệu chứng co giật lặp lại nhiều lần. Co giật người lớn có khả năng tự động khỏi mà không cần can thiệp xử lý. Khi thực hiện xét nghiệm EEG đo điện não đồ ở những trường hợp co giật người lớn thì thấy hình ảnh hoạt động điện của tình trạng động kinh xuất hiện ở cả bán cầu não phải và bán cầu não trái. Phương pháp điều trị hiệu quả với những tình trạng co giật người lớn nặng đó là sử dụng thuốc chống động kinh.

Co giật cục bộ là co giật ở điện não và xuất hiện ở một vị trí nào đó trong não bộ. Hình ảnh EEG cho thấy sự phóng điện cục bộ ở những nơi khởi phát co giật. Trên lâm sàng cho thấy vùng thùy thái dương của bộ não là vị trí hay gặp phải co giật cục bộ, tuy nhiên vẫn có thể có co giật cục bộ ở một số thùy khác của não. Triệu chứng của co giật cục bộ rất đa dạng, có thể bệnh nhân vẫn còn nhận thức gọi là co giật cục bộ có ý thức hoặc mất trí nhớ, mất ý thức trong co giật cục bộ ý thức suy giảm. Cơn co giật cục bộ có thể là nguyên nhân dẫn đến co giật toàn thể thứ phát và được điều trị bằng thuốc chống động kinh.

Co giật cục bộ xảy ra khi bị có sự phóng điện ở thùy não

Co giật do sốt xảy ra phổ biến ở trẻ em, trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian từ 3 tháng tuổi đến 5 tuổi xảy ra khi trẻ bị sốt cao và không bị nhiễm trùng nội sọ. Nguyên nhân co giật do sốt đa dạng, có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc sau khi tiêm vắc – xin phòng bệnh. Co giật do sốt cần được chẩn đoán phân biệt với viêm màng não, viêm não bằng cách chọc dò dịch tủy sống. Co giật do sốt không để lại biến chứng nào quá nặng nề và có thể tự động khỏi sau một khoảng thời gian nhất định.

Động kinh vắng ý thức là tình trạng những vận động và phản ứng của cơ thể ngừng lại một cách đột ngột, có kèm theo triệu chứng nhìn chằm chằm và không thể hiện trạng thái tiền triệu. Thời gian diễn ra cơn động kinh vắng ý thức trong khoảng 5 – 10 giây, lặp lại nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân có biểu hiện chớp mắt, trợn ngược mắt, môi cong, cử động tay lặp lại nhiều lần, đi bộ vòng tròn... và những biểu hiện mất ý thức khác. Tình trạng này càng nặng nề hơn khi thông khí tăng lên cũng như kích thích ánh sáng đối với người bệnh. Động kinh vắng ý thức có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên... và sẽ giảm dần khi trưởng thành. Điều trị động kinh vắng ý thức bằng cách dùng thuốc chống co giật, đôi khi sẽ xảy ra kháng trị cũng như bệnh nhân bị chậm phát triển về tâm thần.

Co giật là tình trạng bệnh lý cần được chú ý trên lâm sàng, không nên bỏ sót và chẩn đoán nhầm với những bệnh lý thần kinh khác. Các thể bệnh như động kinh vắng ý thức, co giật cục bộ, co giật do sốt, co giật động kinh... cần được phân biệt rõ ràng để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề