Vì sao đà lạt không có đèn giao thông

Ngày 6/10, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đang triển khai lắp đặt các đèn tín hiệu giao thông xanh, đỏ tại 6 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ trong nội ô Đà Lạt.

  • Lâm Đồng: Thi tuyển thiết kế đô thị Khu trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt lần 2

6 vị trí này gồm: vòng xoay Kim Cúc (Đài PTTH Lâm Đồng), nút giao Phan Chu Trinh, ngã ba Phan Chu Trinh - Trần Quý Cáp, nút giao Ngã năm Đại học Đà Lạt, nút giao Trần Phú - Đào Duy Từ - Bà Triệu và nút giao Trần Phú - Hoàng Văn Thụ - Ba Tháng Hai. 

Vì sao đà lạt không có đèn giao thông
TP Đà Lạt lắp đèn tín hiệu giao thông xanh đỏ sau 128 năm hình thành và phát triển.

Cùng với việc lắp đặt hệ thống đèn xanh đỏ, các nút giao thông này cũng đã được mở rộng gấp đôi so trước đây.

Những năm qua, vào giờ cao điểm, nhất là mùa du lịch, các khu vực trên thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động lưu thông của người dân, du khách. Lực lượng CSGT Công an TP Đà Lạt phải thường xuyên trực tiếp hướng dẫn, điều tiết vì không có đèn tín hiệu giao thông.

Như vậy, Đà Lạt là thành phố cuối cùng của Việt Nam có đèn tín hiệu giao thông xanh, đỏ sau 128 năm hình thành và phát triển.

  • Vì sao đà lạt không có đèn giao thông
    Đường lên Đà Lạt “tê liệt”
  • Vì sao đà lạt không có đèn giao thông
    Nỗ lực vực dậy ngành Du lịch Đà Lạt

Khắc Lịch

Hữu Long   -   Thứ ba, 05/10/2021 16:52 (GMT+7)

Chính quyền TP.Đà Lạt đang tiến hành lắp đặt đèn tín hiệu giao thông. Vậy là sau nhiều năm gắn với danh hiệu “thành phố duy nhất ở Việt Nam không có đèn giao thông”, Đà Lạt chính thức xuất hiện hệ thống tín hiệu đèn xanh, đỏ, vàng.

Vì sao đà lạt không có đèn giao thông
Đà Lạt chính thức có hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

Chiều 5.10, UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) xác nhận lực lượng chức năng đang tiến hành lắp đặt đèn tín hiệu giao thông.

Thành phố Đà Lạt sẽ lắp đặt 6 hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các vị trí khu vực Kim Cúc; nút giao Phan Chu Trinh; Phan Chu Trinh - Trần Quý Cáp; Ngã năm Đại học; nút giao Trần Phú - Đào Duy Từ - Bà Triệu và nút giao Trần Phú - Hoàng Văn Thụ - Ba tháng Hai.

Vì sao đà lạt không có đèn giao thông

Được biết, việc lắp đèn tín hiệu giao thông ở TP.Đà Lạt được dựa theo các tiêu chí gắn với xây dựng phát triển đô thị thông minh, hiện đại, đảm bảo đồng bộ hóa và phù hợp với phương án mở rộng, cải tạo các nút giao thông và các giải pháp khác để hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Đà Lạt.

Ông Trương Hữu Hiệp – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông nằm trong kế hoạch cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Đà Lạt do việc gia tăng quá nhanh của lượng phương tiện dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Theo ông Hiệp, trước mắt việc lắp đặt được phía chính quyền thành phố Đà Lạt cân nhắc tại một số vị trí giao thông để đánh giá hiệu quả.

“Trước đây, việc quy hoạch giao thông trên địa bàn TP.Đà Lạt bị vướng nhiều thứ do không có hệ thống đèn tín hiệu. Việc lắp đặt đèn tín hiệu sẽ giải quyết được bài toán quản lý giao thông trong đô thị một cách khoa học, hiệu quả, chống ùn tắc” – ông Trương Hữu Hiệp nói.

Việc lắp đặt hệ thống tín hiệu giao thông ở Đà Lạt được cho là để phù hợp bởi thực tế cho thấy, trong mùa cao điểm du lịch, thành phố này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc lắp đặt tín hiệu giao thông ở Đà Lạt cần thực hiện có lộ trình, lấy ý kiến rộng rãi từ người dân du khách. Quan điểm là làm sao vừa đảm bảo điều phối giao thông hiệu quả nhưng vẫn giữ được hình ảnh Đà Lạt nên thơ, trữ tình trong lòng du khách.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Vì sao đà lạt không có đèn giao thông

Khu vực vòng xoay Ba Tháng Hai thường xuyên xảy ra xung đột, ùn tắc giao thông nên đã được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông

Ùn tắc liên miên

Ngoài việc là điểm du lịch nổi tiếng, TP Đà Lạt còn được nhiều người biết đến là thành phố duy nhất ở Việt Nam không có đèn tín hiệu giao thông. Dù nhiều năm qua, thành phố du lịch này đối mặt với tình trạng ùn tắc liên miên, nhưng lãnh đạo nơi đây vẫn nhiều lần lắc đầu với đề xuất lắp đặt các cụm đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao.

Ông Nguyễn Văn Thành, người dân sống gần vòng xoay Phan Chu Trinh cho biết, vào giờ cao điểm, khu vực này ùn tắc liên miên, mùa du lịch càng trầm trọng hơn. CSGT đến chậm 10 phút là xảy ra cảnh xe cộ chen lấn, nối đuôi nhau kéo dài gần 1km trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quang Trung, Phan Chu Trinh.

“Hầu hết người dân và lực lượng chức năng ở đây đều cho rằng nên lắp các cụm đèn tín hiệu để điều tiết giao thông, ùn tắc mới có thể hạ nhiệt”, ông Thành chia sẻ.

Ông Thành cũng cho biết, khu vực này còn thường xuyên xảy ra va chạm giao thông, thậm chí còn xảy ra TNGT nghiêm trọng. Như vụ việc một người phụ nữ điều khiển xe máy BKS 49B1 - 216.84 di chuyển trên đường Quang Trung sang đường Phan Chu Trinh, khi đến ngã tư Phan Chu Trinh bất ngờ va chạm với xe tải BKS 49C - 155.92 đang lưu thông theo hướng từ đường Nguyễn Đình Chiểu ra Hùng Vương. Cú va chạm khiến người phụ nữ ngã khỏi xe máy và bị cuốn vào gầm xe tải, tử vong tại chỗ.

Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng nhận định, trước đây, phần lớn du khách di chuyển lên Đà Lạt bằng xe khách.

Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều gia đình, cá nhân lên Đà Lạt du lịch bằng xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ. “Cùng với sự gia tăng dân số và các phương tiện cá nhân, đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giao thông Đà Lạt rơi vào tình trạng quá tải, ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm, nhất là mùa du lịch”, ông Thắng nói.

Một lãnh đạo Đội CSGT-TT, Công an TP Đà Lạt cho biết, những vòng xoay và điểm giao nhau giữa các tuyến đường ở Đà Lạt rất nhỏ. Khu vực này thường xuyên có lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, chỉ cần 2 xe khách 45 chỗ di chuyển vào là cả nút giao thông tê liệt nếu không có CSGT hướng dẫn, phân luồng.

“Nếu trước đây, cảnh ùn tắc chỉ xảy ra vào giờ cao điểm mùa du lịch thì nay ùn tắc quanh năm. Ùn tắc cục bộ nghiêm trọng nhất là vòng xoay Phan Chu Trinh, Ba Tháng Hai, Ba Tháng Tư, khu vực quảng trường Lâm Viên, khu Hòa Bình, đèo Prenn, đèo Tà Nùng”, vị này nói.

Lắp 6 cụm đèn, cải tạo hàng loạt nút giao

Vì sao đà lạt không có đèn giao thông

Dịp cuối tuần hay mùa du lịch, lượng xe đổ về Đà Lạt đông nghịt

Đầu tháng 3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp có văn bản chỉ đạo Sở GTVT nghiên cứu lắp đặt đèn xanh, đèn đỏ ở một số điểm có mật độ giao thông cao tại TP Đà Lạt.

Việc lắp đèn tín hiệu giao thông phải gắn với xây dựng phát triển đô thị thông minh, đảm bảo đồng bộ hóa và phù hợp với phương án mở rộng, cải tạo các nút giao thông, phân luồng và các giải pháp khác để hạn chế ùn tắc.

“Trước kia, Đà Lạt được quy hoạch với chức năng thành phố nghỉ dưỡng cao cấp với mật độ dân số thấp (khoảng 90.000 dân), do đó đường phố nhỏ hẹp, uốn lượn quanh co theo các triền đồi cho thơ mộng. Hiện dân số đã lên đến khoảng 250.000 người và mỗi năm đón thêm từ 4 - 6 triệu lượt du khách, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông khiến nhiều tuyến đường quá tải dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Do đó, việc lắp đèn tín hiệu để điều tiết giao thông là cần thiết”, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng cho biết.

Theo Sở GTVT, những điểm đầu tiên được UBND tỉnh triển khai lắp đèn tín hiệu giao thông là ngã ba Trần Phú - Ba Tháng Hai, ngã ba nhà máy nước, ngã tư Bà Triệu - Trần Phú, ngã tư Phan Chu Trinh, ngã năm Đại học, vòng xoay Ba Tháng Hai.

Riêng với vòng xoay Kim Cúc (trước Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng), do có địa hình dốc phức tạp nên Sở GTVT Lâm Đồng đang nghiên cứu phương án làm hầm chui từ đường Ba Tháng Tư qua đường Hồ Tùng Mậu xuyên qua đường Trần Hưng Đạo.

Nút giao thông Phan Chu Trinh, phường 9, Đà Lạt là nút giao thông đồng mức cấp 3, có giá trị xây lắp ban đầu hơn 9,2 tỷ đồng, tuy nhiên vừa mới được bổ sung thêm kinh phí thành 16 tỷ đồng.

Nút giao thông do Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư với quy mô mặt đường mở rộng từ 8m lên 16m, thảm bê tông nhựa nóng dày 7cm, mỗi bên vỉa hè lát gạch rộng 2m.

Với đoạn Quang Trung - Phan Chu trinh, Nguyễn Đình Chiểu, Sở GTVT Lâm Đồng cho biết vẫn giữ nguyên hiện trạng, tiến hành bù vênh và thảm thêm 1 lớp bê tông nhựa đảm bảo êm thuận, mở rộng đoạn Lữ Gia.

Còn công trình cải tạo nút giao thông Trần Phú - Hoàng Văn Thụ - Trần Lê - Ba Tháng Hai thuộc nhóm B và C, mức đầu tư là 9 tỷ đồng. Bao gồm các hạng mục mở rộng đường về phía trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng, hoàn thành vỉa hè khu vực Trần Lê - Hoàng Văn Thụ và lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng…

Đầu tư nhiều điểm đỗ xe khu vực cửa ngõ vào thành phố

Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, TP Đà Lạt cũng xác định xây dựng 4 vị trí bến xe và bãi đậu xe gồm: Bến xe khu vực gần Trại Mát, phường 11, quy mô 4,7ha. Xe khách lưu thông lên Đà Lạt từ hướng Ninh Thuận lên sẽ đậu ở bãi này. Tại khu vực Cam Ly, phường 5 cũng được xây dựng một bãi đậu xe rộng 2,7ha.

Cùng đó, dưới chân đèo Prenn, cửa ngõ đi vào TP Đà Lạt cũng đang xây dựng bãi đậu xe rộng khoảng 36ha. Xe khách lên Đà Lạt từ QL20 sẽ dừng ở bãi này, sau đó đưa người vào nội ô Đà Lạt bằng xe trung chuyển hoặc xe buýt. Xe khách hướng từ Nha Trang lên sẽ dừng tại bãi đậu xe ở vòng xoay Đa Ra Hoa, phường 12 với diện tích 38ha. Hai dự án bãi đậu xe này dự kiến cuối năm 2021 sẽ triển khai thi công.