Vì sao đế quốc mông cổ sụp đổ

Sau khi thôn tính rất nhiều quốc gia, Thành Cát Tư Hãn đã mở rộng lãnh thổ sát tới vùng Trung Á. Lúc đầu vị Đại Hãn này có thành ý muốn giao dịch thương mại và có mối quan hệ đồng minh với Đế quốc Khwarezm, nhưng cách Đế quốc này đối đãi với sứ giả của Đế quốc Mông Cổ đã khiến người dân của họ bị thảm sát và triều đình sụp đổ.

Xử tử và làm nhục Sứ giả

Bấy giờ Khwarezm là Đế quốc hùng mạnh và rộng lớn, bao gồm Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, nửa Afghanistan và các vùng lân cận ngày nay.

Để thể hiện thiện ý của mình, Thành Cát Tư Hãn đã cho đoàn Sứ giả cùng 500 binh lính mang theo rất nhiều châu báu đến Đế quốc Khwarezm. Đại hãn gửi một lá thư đến vua Shah Ala ad-Din Muhammad, trong đó có viết: “Tôi là chủ nhân của những vùng đất mặt trời mọc, còn ngài cai trị những vùng đất mặt trời lặn. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một tình hữu nghị và nền hòa bình vững chắc.” (Theo nhà sử học người Ba Tư Juzjani).

Tuy nhiên người Khwarezm, vốn xây dựng được một Đế quốc làm chủ vùng Trung Á, đã xem thường những kẻ du mục. Người cai trị thành phố Otrar là Inalchuq đã bắt giam toàn bộ phái đoàn với lý do âm mưu chống lại Khwarezmia.

Nhận được tin, Thành Cát Tư Hãn vẫn rất bình tĩnh phái thêm một đoàn Sứ khác gồm 2 người Mông Cổ, 1 người Hồi giáo đến thương thuyết, nói rõ mục đích muốn được giao dịch với Đế quốc Khwarezm và đề nghị thả đoàn người trước đây đang bị giam giữ.

Thế nhưng vua Shah Ala ad-Din Muhammad đã ra lệnh chém đầu Sứ giả người Hồi giáo, cạo trọc đầu 2 Sứ giả người Mông Cổ để sỉ nhục rồi sai trả lại cho Thành Cát Tư Hãn. Đồng thời vua cũng xử tử toàn bộ đoàn Sứ giả hơn 500 người trước đây.

Tấn công trừng phạt Đế quốc Khwarezm

Được tin, Thành Cát Tư Hãn quyết định tấn công trừng phạt Khwarezm. Tuy nhiên ông rất bình tĩnh không nóng vội, nắm thông tin thám báo, chuẩn bị đội quân 20 vạn với các loại vũ khí phá thành cùng lương thảo đầy đủ, rồi đích thân chỉ huy quân Mông Cổ tiến đánh Đế quốc Khwarezm.

Đế quốc Khwarezm có 40 vạn quân, đông gấp đôi quân Mông Cổ. Vua Shah cho rằng người Mông Cổ vốn là dân du mục, không quen đánh thành, nên cho quân chủ yếu tập trùng phòng thủ trong thành.

Vì sao đế quốc mông cổ sụp đổ
Vì sao đế quốc mông cổ sụp đổ
Bản đồ Đế quốc Khwarezmia. (Ảnh: Arab League, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Khởi đầu tướng Truật Xích cho 3 vạn quân tiến đánh phía nam, để lực lượng chính do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy tiến đánh thành phố Otrar. Otrar chính là nơi bắt giam hơn 500 người của đoàn Sứ giả đầu tiên do người Mông Cổ phái đến.

Quân Khwarezm phòng thủ trong thành, Thành Cát Tư Hãn lệnh bao vây bắt đầu từ mùa thu năm 1219. Sau 5 tháng, quân Mông Cổ phá được cổng chính và tràn vào trong thành. 1 tháng sau thì Otrar thất thủ. Quân Mông Cổ trả thù cho đoàn Sứ giả bị thảm sát trước đó, Inalchuq bị xử tử, số dân còn lại bị bắt làm nô lệ.

Trong khi Otrar bị hạ, tướng Triết Biệt chỉ huy một cánh quân tiến về phía nam nhằm chặn đường lui của Vua Shah.

Thành Cát Tư Hãn chỉ huy 5 vạn quân đi vòng qua Samarkand và tiến về phía tây để bao vây thành phố Bukhara. Để làm được điều này, quân Mông Cổ phải đi trong sa mạc từ ốc đảo này qua ốc đảo khác, vì thế quân Mông Cổ đến được cổng thành Bukhara mà không bị phát hiện. Sau này các nhà sử học cho đây là một trong những cuộc đột kích thành công nhất trong lịch sử.

Quân Mông Cổ nhanh chóng tiến vào thành, một đội quân người Turk tổ chức cố thủ ở pháo đài trong thành phố. Sau 12 ngày công phá, quân Mông Cổ cũng hạ được pháo đài này. Quân lính thủ thành bị xử tử, những thợ thủ công hay nghệ nhân lành nghề bị bắt mang về phục vụ cho Mông Cổ. Thanh niên không tham chiến thì bị sung vào quân đội, số dân còn lại đều bị làm nô lệ.

Tiêu diệt kinh thành Đế quốc Khwarezm

Tháng 3/1220, Thành Cát Tư Hãn tiến đến Kinh đô Samarkand (thuộc Uzbekistan ngày nay), 10 vạn quân Khwarezm tổ chức phòng thủ trong thành.

Vì sao đế quốc mông cổ sụp đổ
Vì sao đế quốc mông cổ sụp đổ
Di chỉ cung điện của Vua Shah Muhammad tại Urgench. (Ảnh: Atilin, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Sau 3 ngày tổ chức phòng thủ trước sự tấn công của quân Mông Cổ, quân Samarkand phản công. Thành Cát Tư Hãn cho chống trả rồi giả vờ thua trận rút lui, 5 vạn quân Khwarezmia truy kích theo sau.

Khi quân Khwarezmia rời xa pháo đài, các cánh quân Mông Cổ đột ngột xuất hiện, vây quân Khwarezmia lại, rồi tấn công tiêu diệt. Vua Shah Muhammad đã cố gắng 2 lần cho quân từ trong thành ra chi viện giải vây nhưng đều bị quân Mông Cổ đánh bại và tiêu diệt.

Sau khi 5 vạn quân Khwarezmia bị diệt, quân Mông Cổ dễ dàng tràn vào Kinh thành Samarkand. Người Mông Cổ đã tiêu diệt toàn bộ binh lính và dân chúng để trả thù cho Sứ giả của mình bị giết chết và sỉ nhục.

Thành Cát Tư Hãn lệnh cho 2 tướng giỏi của mình là Tốc Bất Đài và Triết Biệt cùng 2 vạn quân truy bắt vua Shah. Vua Shah chạy về phía tây cùng con trai và đám tàn quân, trốn trên môt hòn đảo ở biển biển Caspi. Quá bất ngờ khi cả một Đế quốc hùng mạnh mà mình gây dựng bỗng chốc sụp đổ, Vua Shah qua đời không lâu sau đó.

Các thành phố còn lại của Đế quốc Khwarezm lần lượt thất thủ. Để trả thù cho việc Sứ giả bị giết chết và sỉ nhục, quân Mông Cổ đã tàn sát người Khwarezm. Theo ghi chép lịch sử thì chỉ những nghệ nhân tài giỏi được đưa về Mông Cổ, phụ nữ và trẻ em trở thành nô lệ, còn lại 4 triệu binh lính và thường dân đều bị tàn sát. Đây được xem là cuộc thảm sát lớn nhất của quân Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.

Thời xưa, hai nước giao tranh, không giết Sứ giả. Việc Khwarezmia hùng mạnh phạm vào điều này dù không có chiến tranh, nên cuối cùng đã dẫn đến một kết cục bi thảm cho Đế quốc.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Tại sao trong quá khứ, có nhiều nước hùng mạnh, ngang dọc một thời, vậy mà ngày nay chúng ta chỉ còn thấy có mỗi Trung Quốc nổi lên chút ít?

Mỗi dân tộc có lòng tự hào khác nhau về quá khứ. Có dân tộc tự hào về thành tích chiến trận, có nơi tự hào về lãnh thổ rộng lớn, nhưng cũng có dân tộc tự hào về sự phồn thịnh của kinh tế, nghệ thuật, v.v…

Về lãnh thổ, chắc khó có dân tộc nào mà đất đai rộng hơn Đế chế La Mã thời cổ đại; Ba Tư thời hậu Mohamet, hay Mông Cổ thời "Thành Cát Tư Hãn". Về các công trình kiến trúc, Ai Cập cổ đại có thể được xếp vào một trong những dân tộc có một không hai trên thế giới. Nếu xét về sức mạnh  văn hóa, Trung Quốc vẫn được đánh giá là một nước có truyền thống mạnh đến mức có thể đồng hóa và đô hộ ngược lại những ai xâm chiếm họ.

Quá khứ là vậy, còn hiện tại thì họ như thế nào? Trước hết, ngoài TQ đang quay trở lại, Đế quốc La Mã ngày nay chỉ còn lại các di tích khảo cổ rải rác khắp châu Âu; Ai Cập cổ đại bây giờ trơ lại sừng sững mấy ngọn Kim Tự Tháp còn phần lớn các xác ướp và Nhân sư đã bị Anh và Pháp cướp mang về Châu Âu và trưng bày trong các bảo tàng.

Trong khi đó, Bagan (Myanmar) với hàng chục nghìn chùa chiền, miếu mạo cực kỳ giàu có từ TK8 đến TK13, hiện giờ vẫn đang tìm cách giải quyết các vấn đề xung đột sắc tộc và loay hoay xóa đói giảm nghèo. Ở Mông Cổ, người ta đặt tên vị Hoàng đế vĩ đại của họ cho một loại bia như một biểu tượng Quốc gia. Đế chế từng vó ngựa tung hoành khắp Á, Âu này giờ đây còn có hơn hai triệu rưỡi  người, sống yên bình bên những đàn gia súc và đồng cỏ ngút ngàn, bất tận. Có một điều lạ là rất nhiều người Mông Cổ vẫn cất giữ trong nhà họ một tấm bản đồ  vẽ đế chế Mông Cổ thời hoàng kim và thỉnh thoảng mang ra khoe với khách với vẻ mặt rạng ngời về quá khứ dân tộc.

Tại sao trong quá khứ, có nhiều nước hùng mạnh, ngang dọc một thời, vậy mà ngày nay chúng ta chỉ còn thấy có mỗi Trung Quốc nổi lên chút ít?

Vì sao đế quốc mông cổ sụp đổ
Vạn lí trường thành Trung Quốc.

Các nước này trước kia phần lớn hùng mạnh là nhờ quân sự. Họ đánh chiếm, xâm lược kẻ khác và bắt người ta thuần phục. Tuy vậy họ lại thiếu hai thứ cơ bản để giữ và đồng hóa những vùng đất chiếm được, đó là (i) thiếu nguồn nhân lực tốt thích hợp với quản trị trong thời bình, khác hẳn với tính võ biền của thời chiến (ii) văn hóa non, yếu hơn nên khi đi cai trị, họ bị ảnh hưởng bởi những thứ văn minh hơn từ những kẻ bị cai trị và dần dần họ tự nguyện bị đồng hóa - như trường hợp Nhà Mãn Thanh đô hộ TQ.

Có một số dân tộc nhờ kỹ nghệ tốt và ưu đãi của thiên nhiên, họ trở nên giàu có hơn xung quanh. Thay vì cố gắng phát triển thêm hoặc tìm các giải pháp chống lại các nguy cơ về ngoại bang hoặc thiên tai, họ say sưa tận hưởng và cho rằng đó là ân huệ của Thượng đế. Để đáp lại, họ xây dựng các đền đài, miếu mạo nguy nga, tráng lệ dâng lên Chúa trời (Bagan, Inca v.v.). Khi khí hậu biến đổi họ bị động và dần dần nghèo đi. Sống lâu trong yên bình và thiếu sự chuẩn bị, khi quân thù đến, họ nhanh chóng bị thất bại, để rồi các đền đài (mà ngay nay chúng ta gọi là di sản) này trở thành phế tích.

Sự tôn sùng thái quá vào các đức tin và quên đi tạo dựng cho mình "sức chống chịu" với ngoại bang và thay đổi của tự nhiên, chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến cho nhiều nền văn hóa bị lụi tàn.

Thường thì sự sụp đổ của một quốc gia này là cơ hội cho một hay nhiều quốc gia khác nổi lên. La Mã sụp đổ đã tạo điều kiện cho các lãnh chúa châu Âu nổi lên. Thừa hưởng được sự giao thoa của các tôn giáo có nguồn gốc La Mã, Do Thái, Hy Lạp, người Châu Âu đã tận dụng thành công các thành tựu khoa học sau thời phục hưng để nhanh chóng xâm chiếm phần còn lại của thế giới. Đến giờ của cải mà họ cướp được cùng với việc tận dụng lợi thế cạnh tranh vẫn đang giúp họ và con cháu họ vững vàng vị thế.

Nhìn vào lịch sử cùng sự thịnh suy của một dân tộc, có thể gợi ý cho chúng ta suy ngẫm về những vấn đề sau:

Một là, quá khứ hào hung của tổ tiên vẫn là… quá khứ, đừng vì thế mà quên mất thực tại là bối cảnh đã khác. Muốn bứt ra khỏi quá khứ, thì tri thức,sự đồng lòng và đặc biệt tinh thần dám làm, dám thay đổi là những thứ chúng ta cần để có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi. Tìm lại những gì huy hoàng trong lịch sử là cần thiết nhưng cần hơn cả, đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc và yên bình cho nhân dân.

Hai là, những trang sử vẻ vang của dân tộc có thể giúp khích lệ tinh thần khi cần thiết, đặc biệt khi đất nước cần thực hiện những chuyển mình quan trọng.Cần phải có niềm tin mạnh mẽ là chúng ta sẽ làm được khi có thời cơ, cùng sự chuẩn bị sẵn sàng cho một bước tiến dài hơn.

Chúng ta vẫn cần tôn trọng quá khứ và lấy đó làm bài học để không lặp lại các sai làm ngày trước. Để có một đất nước giàu mạnh, tính cầu thị và sẵn sàng hy sinh quyền lợi vì dân, vì nước cần được giác ngộ và được phát huy. Được như vậy, chim Phượngng Hoàng sẽ lại có thể hồi sinh từ đống tro tàn với một hình hài đẹp đẽ hơn và mạnh mẽ hơn xưa.

Hơn hết, quá khứ giúp chúng ta nhân dạng, còn hiện tại và tương lai được định đoạt bởi chính chúng ta. Hãy nhắc nhở con cháu bạn về sự hào hùng của lịch sử dân tộc, nhưng hãy lấy đó làm động lực chứ không phải mục tiêu, vì thực ra chúng ta có thể làm tốt hơn rất nhiều và dám mơ ước ở bên kia đường chân trời - những thứ vốn chưa bao giờ có thể tìm thấy trong sử sách.

Trần Văn Tuấn