Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới

01/09/2021 | 13555

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu xuyênsuốt và chủ đạo trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp nghiệp cách mạng của dân tộc và mãi là sợi chỉ đỏ chỉ dẫn cho sự nghiệp đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng ngày nay. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục coi đây là quan điểm chỉ đạo để thực hiện đường lối đổi mới: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa[1].

1. Từ khi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, những quan điểm phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuất hiện càng nhiều. Họ đòi xét lại lịch sử, cho rằng Đảng ta đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là vội vàng. Một số người còn cho rằng, Việt Nam không thể đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, vì đi theo con đường đó là đưa dân tộc vào chỗ chết (!) Họ khuyên Việt Nam nên quay lại con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, Điều đó là không thể, bởi các lý do sau:

Một là,dân tộc Việt Nam không thể giành được độc lập nếu không có đường lối cách mạng vô sản.Ngay từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta (năm 1858) đến trước năm 1930, đã có hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, nhà yêu nước nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách mạng đúng theo một hệ tư tưởng tiên tiến, khoa học và cách mạng, phù hợp với tiến trình lịch sử.

Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường duy nhất đúng để cứu nước, giải phóng dân tộc, là con đường giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp; giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với với chủ nghĩa xã hội thì cách mạng nước ta mới thành công. Người chỉ rõ: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản[2]. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn đó bằng những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Vì vậy, cần khẳng định, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của toàn dân tộc Việt Nam, là sự phù hợp quy luật của tiến trình lịch sử nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đã rút ra bài học cơ bản: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử[3].

Hai là,giành được độc lập dân tộc mà không gắn vớichủ nghĩa xã hội thì chẳng những không giữ được độc lập dân tộc mà còn không thể mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.Trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thì việc đấu tranh lật đổ ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt của mọi quốc gia, dân tộc bị áp bức, của các dân tộc thuộc địa. Song, việc xác định mục tiêu lâu dài, con đường phát triển tiếp theo của mỗi nước, mỗi dân tộc lại tùy thuộc vào quan điểm, lập trường của giai cấp cầm quyền. Một số nước sau khi kiên trì đấu tranh giành được độc lập dân tộc quyết định đưa đất nước tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì[4]. Chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột, bất công, mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở thành người làm chủ xã hội; độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc[5]. Chủ nghĩa xã hội bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn con đường và mô hình phát triển đất nước; bảo đảm quyền và phát huy năng lực làm chủ của nhân dân, xóa bỏ triệt để tình trạng áp bức, bóc lột. Chủ nghĩa xã hội tạo ra sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự hoành hành của tội ác, của tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mới ngày một giàu mạnh thêm[6].

Ba là,giành độc lập dân tộc mà đưa đất nước theo con đường tư bản chủ chủ nghĩa là đi ngược lại ước mơ, nguyện vọng, ý chí và phủ nhận sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam.Trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân[7]. Vì vậy, sau khi giành được độc lập dân tộc, không có lý do gì để lùi lại giai đoạn dân chủ nhân dân mà lịch sử đã vượt qua. Đảng ta ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam[8]. Do đó, không thể đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, không thể đưa giai cấp bóc lột quay trở lại địa vị thống trị, đưa dân ta trở lại con đường lầm than, cơ cực, tiếp tục chịu thân phận trâu ngựa. Không thể tự tước đoạt, tự hủy hoại thành quả cách mạng với bao sự hy sinh xương máu của hàng triệu người dân Việt Nam mới có được. Giành được độc lập dân tộc, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa đối với nước ta là sự lựa chọn hợp quy luật phát triển của nhân loại, đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm của dân tộc ta, nguyện vọng, ý chí của nhân dân ta. Thực tiễn một số nước châu Phi sau khi giành được độc lập những năm 60 của thế kỷ 20 đã không phát huy thành quả giành được, lựa chọn con đường phát triển không phù hợp cho đến nay vẫn chìm đắm trong đói nghèo, lạc hậu, dịch bệnh và xung đột sắc tộc triền miên, đất nước rơi vào các cuộc khủng hoảng nhân đạo phải nhờ đến cứu trợ của Liên Hợp Quốc

Bốn là,độc lập dân tộc mà không gắn với chủ nghĩa xã hội thì nhân dân ta sẽ không được hưởng một nền dân chủ thực sự và một xã hội ổn định.Dân chủ tư sản phục vụ cho lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản và giai cấp này nắm mọi quyền hành trong tay chi phối toàn xã hội. Đó là một nền dân chủ cho số ít, chuyên chính cho số đông và là căn nguyên mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tư bản không được hưởng một nền dân chủ thực sự. Thực tiễn đã chứng minh chủ nghĩa tư bản hiện nay đang khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc[9], các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, ngay cả trong nội bộ nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại xã hội mà bản thân chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn"[10]. Trái lại, dân chủ xã hội chủ nghĩa, với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cho nên, luôn đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về tay nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của mình. Điều đó cho thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ[11], Bao nhiêu lợi ích đềuvì dân. Bao nhiêu quyền hạn đềucủa dân[12].

Năm là,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Ngày nay, Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập thì dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một. Chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới thực hiện được ước mơ lâu đời của nhân dân lao động là vĩnh viễn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu. Đó là điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới[13]. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới, quán triệt tư tưởng đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân tộc với mục tiêu xuyên suốt là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở cả về lý luận và thực tiễn để chúng ta vận dụng sáng tạo các bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữ vững độc lập, tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế; triển khai các hoạt động đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện. Theo đó, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới có thể phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh nhằm giữ vững độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là chăm lo xây dựng kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất[14]. Do vậy, cho dù thế giới ngày nay và trong những năm tới có thể có nhiều đổi thay, nhưng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mãi mãi là mục tiêu, con đường duy nhất đúng, là tất yếu lịch sử của dân tộc ta trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệtlà sau 35năm đổi mới, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách thế nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ðó là con đường hợp quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam, của cách mạng Việt Nam để có một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Qua 35 năm đổi mới, nhờ vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng, sự nỗ lực phấn đấu, chung sức đồng lòng của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân và sự giúp đỡ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới[15], tạo ra thế và lực mới để đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu về đổi mới cho chúng ta niềm tin về sự lựa chọn đúng đắn của mô hình chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020, đạt 342,7 tỷđô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD. Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020, đạt trên 540 tỷUSD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷUSD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷUSD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỷUSD vào cuối năm 2020[16] Văn kiện Ðại hội XIII của Ðảng nhận định: lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa [] Ðất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"[17]. Tất nhiên trong suốt hành trình cách mạng sáng tạo nhưng cũng gặp phải rất nhiều trở ngại, gian nan, không phải chúng ta không có một số hạn chế, yếu kém khi thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của việc xây dựng nền độc lập dân tộc và hướng tới chủ nghĩa xã hội; song chúng ta đã sớm nhận ra để điều chỉnh và khắc phục, từ đó tự hoàn thiện để vững vàng đi tiếp trên con đường cách mạng.

Phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định: Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động[18].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp ở nhiều phương diện, trong đó có sự quan tâm, đóng góp, ủng hộ của toàn xã hội. Các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025, 2030, 2045 mà Văn kiện Đại hội XIII xác định nhận được sự đánh giá cao và đồng tình của người dân. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được dư luận đánh giá cao, đặc biệt là sự tham gia trên 99% của cử tri, có nơi đạt 100% cử tri đi bầu. Các đại biểu trúng cử cơ bản tập trung, đúng người có tài, có đức, số phiếu tín nhiệm rất cao. Trong cuộc chiến chống "giặc" COVID-19, cả thế giới đều ghi nhận nước ta là số ít quốc gia kiểm soát và chống dịch hiệu quả nhất, trong đó có sự ủng hộ, đồng tình tuyệt đối, tham gia của các cấp, các ngành và toàn dân... Thực tế đó đã chứng minh, người dân Việt Nam luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vào con đường đi lênchủ nghĩa xã hội - con đường mà Đảng, Bác Hồ, các thế hệ cha anh đã lựa chọn và đổ biết bao mồ hôi xương máu mới giành được. Đồng thời, điều này cũng là minh chứng sát thực nhất để bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

Ðã qua hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động và cũng đồng thời mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn là mục tiêu, lý tưởng trong ý thức và trong hành động, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, chắc chắn nhân dân ta sẽ tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa Việt Nam đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa[19] sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.

PGS, TS HOÀNG PHÚC LÂM

Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I, tr. 109.

[2] Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 9, tr. 314

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70

[4] Hồ Chí Minh (2021), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 4, tr.64.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 65

[6] Hồ Chí Minh (2021), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 11, tr.401

[7]https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

[8]https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

[9]https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

[10]https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

[11] Hồ Chí Minh (2021), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 7, tr.434

[12] Hồ Chí Minh (2021), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 6, tr.232

[13] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 70

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 169

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I, tr. 25

[16]https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-646305/

[17] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I, tr.103-104

[18] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I, tr. 33

[19] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập I, tr. 36

Nguồn tin: Đảng ủy khối các CQTW

Đáng quan tâm

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt thăm, tặng quà cho công nhân lao động tỉnh Phú Yên
3 ngày trước

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương cắt băng khánh thành nhà Đại đoàn kết tại thị xã Đông Hòa tỉnh Phú Yên
4 ngày trước

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phiên thường kỳ tháng 01/2022
6 ngày trước

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022
10 ngày trước


Các bài viết khác

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Trọng dụng nhân tài, bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng hiện nay
1 tháng trước

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền dân tộc trong bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử
4 tháng trước

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Công tác nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng tham mưu của các cơ quan Trung ương
5 tháng trước

Vì sao giai cấp tư sản tiến hành cách mạng công nghiệp

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần xây dựng và chỉnh đốn Đảng
5 tháng trước

Việt Nam kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (6 tháng trước)

Mạng xã hội và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia (1 năm trước)

Một số vấn đề về cải cách thể chế hành chính và chế độ công vụ (2 năm trước)

Xây dựng và phát triển văn hóa công sở trong các cơ quan, đơn vị ở Trung ương hiện nay (2 năm trước)

Bảo vệ Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới (3 năm trước)

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị trong Đảng (3 năm trước)

Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay (3 năm trước)

Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết hoạt động thực tiễn góp phần vào công tác xây dựng Đảng (3 năm trước)

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng (3 năm trước)

Vai trò của công tác tư tưởng trong tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay (3 năm trước)