Vì sao kỷ luật cảnh sát biển

Việt Nam vừa bắt giam 5 tướng lĩnh, bao gồm cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển, và 2 sĩ quan cấp tá của lực lượng này vào ngày 18/4 với cáo buộc “Tham ô tài sản”.

Các tướng tá bị bắt bao gồm: Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển; Trung tướng Hoàng Văn Đồng, cựu Chính ủy; Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, cựu Phó Chính ủy; Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, cựu Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng; Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, cựu Phó Tư lệnh, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm Kỹ thuật và Phó Tư lệnh và Thượng tá Bùi Văn Hòe, Phó Phòng Tài chính.

Các tướng tá trên bị điều tra về tội “Tham ô tài sản”, theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự và các quyết định đã được Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương phê chuẩn, báo chí Việt Nam dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng cho biết.

Vụ bắt giữ theo sau quyết định cách chức và khai trừ đảng các lãnh đạo trên vào tháng 10/2021 vì vai trò của họ trong Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trước đó, ngày 30/9, Đảng Cộng sản công bố ban lãnh đạo nhiệm kỳ này có những “vi phạm rất nghiêm trọng”.

Hàng loạt cán bộ cấp tướng, người đứng đầu bị cáo buộc “suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương, làm thất thoát, thiệt hại rất lớn tiền và tài sản của Nhà nước, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, hình ảnh của Cảnh sát biển và Quân đội nhân dân Việt Nam, gây bức xúc dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng”, theo thông cáo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1/10/2021.

Trong một diễn tiến liên quan, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện đang điều tra một vụ án khác liên quan đến sai phạm về xăng dầu.

Theo đó, Cục Điều tra Hình sự đã khởi tố 14 người về tội “Nhận hối lộ”, trong đó có nhiều người giữ vị trí quan trọng trong lực lượng Cảnh sát biển như Thiếu tướng Lê Xuân Thanh và Thiếu tướng Lê Văn Minh.

Theo quyết định kỷ luật của Ban Bí thư, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh với cương vị Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, đã vi phạm pháp luật trong việc ký các văn bản, hồ sơ để thanh toán chi phí xử lý vụ việc, thuê phương tiện, xăng dầu, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

Thiếu tướng Lê Văn Minh với cương vị Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã vi phạm pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hồ sơ xử lý các vụ việc, thuê phương tiện và đề nghị thanh toán, rút tiền từ ngân sách nhà nước.

Trong vụ án được công bố vào ngày 28/12, nhiều cán bộ Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển đã bị cáo buộc nhận hối lộ, tiếp tay và bảo kê cho đường dây sản xuất hơn 200 triệu lít xăng giả.

Theo ước tính của cơ quan điều tra, trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 cho đến khi bị bắt, đường dây này đã đưa ra thị trường hơn 200 triệu lít xăng giả, với trung bình một triệu lít mỗi ngày.

Vụ án được xem là có tính chất “đặc biệt nghiêm trọng” nên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Theo thông tin này, từ trước đó ông Sơn và ông Đồng cùng bị khởi tố bị can, bị cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về tội “tham ô tài sản”.

Các ông Nguyễn Văn Sơn (trái) và Hoàng Văn Đồng

Cùng ngày 13.4, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 5 cán bộ Cảnh sát biển VN, gồm thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng), thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó tư lệnh), thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị), đại tá Nguyễn Văn Hưng (nguyên Phó tư lệnh), thượng tá Bùi Văn Hòe (Phó trưởng phòng Tài chính). Cả 5 người cùng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “tham ô tài sản” với vai trò đồng phạm với các bị can Sơn và Đồng.

Trước khi bị Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố, ngày 1.10.2021, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với trung tướng Nguyễn Văn Sơn, trung tướng Hoàng Văn Đồng, thiếu tướng Phạm Kim Hậu, thiếu tướng Bùi Trung Dũng, thiếu tướng Doãn Bảo Quyết. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đại tá Nguyễn Văn Hưng.

Tới ngày 22.10.2021, Thủ tướng đã quyết định cách chức Tư lệnh Cảnh sát biển đối với trung tướng Nguyễn Văn Sơn; cách chức Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Cảnh sát biển đối với thiếu tướng Phạm Kim Hậu; cách chức Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Cảnh sát biển đối với thiếu tướng Doãn Bảo Quyết; cách chức Phó tư lệnh Cảnh sát biển đối với đại tá Nguyễn Văn Hưng; xóa tư cách nguyên Chính ủy Cảnh sát biển đối với trung tướng Hoàng Văn Đồng; xóa tư cách nguyên Phó tư lệnh Cảnh sát biển đối với thiếu tướng Bùi Trung Dũng.

Tin liên quan

Ban Bí thư quyết định khai trừ Đảng với 2 thiếu tướng và cách toàn bộ chức vụ trong Đảng với 7 tướng lĩnh khác là tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam và đơn vị trực thuộc; đồng thời, giao Quân ủy T.Ư tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm minh.

Vi phạm rất nghiêm trọng

Ngày 1.10, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển VN nhiệm kỳ 2015 - 2020 và một số cá nhân. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, nghe đại diện Quân ủy T.Ư phát biểu, Ban Bí thư kết luận Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển VN nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc, quy định của Quân ủy T.Ư, để nhiều cán bộ, đảng viên (trong đó có cả các bí thư, phó bí thư Đảng ủy, tư lệnh, phó tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trực thuộc) suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

Bên cạnh đó, còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật tư, hàng hóa; đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Về cá nhân, Ban Bí thư cho rằng, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, với cương vị là Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc. Bản thân ông Sơn suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc khi ký ban hành một số văn bản quan trọng trong công tác trọng yếu. Bên cạnh đó, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiệp vụ và pháp luật, để xảy ra việc xử lý một số vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Trung tướng Hoàng Văn Đồng, trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển, chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, với cương vị là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó chính ủy Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020; bản thân suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020. Bản thân ông Hậu suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đồng thời, chịu trách nhiệm cá nhân trong việc báo cáo kết quả đánh giá năng lực nhà thầu đối với gói thầu mua sắm thiết bị không đúng quy định pháp luật, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, trong thời gian giữ chức Đảng ủy viên, Phó tư lệnh Cảnh sát biển (từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 3.2020), suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đã vi phạm quy định pháp luật trong phê duyệt một số kế hoạch mua xăng dầu. Cạnh đó, với trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng mua sắm vật tư, phê duyệt thanh, quyết toán xăng dầu nhưng thiếu kiểm tra, giám sát, dẫn đến gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

Nhận hối lộ, gây thất thoát lớn

Thiếu tướng Trần Văn Nam, với cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tư lệnh Cảnh sát biển, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 (từ tháng 2 - 8.2020). Trong thời gian giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật, thiếu tướng Trần Văn Nam đã ký phê duyệt nhiều kế hoạch và đề nghị thanh toán tiền thuê phương tiện vượt thẩm quyền, không đúng quy định; để các đơn vị trực thuộc vi phạm trong lập hồ sơ thuê phương tiện, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước. Cạnh đó, ông Nam đã thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên biển, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm; xử lý vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp, với cương vị Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, đã vi phạm quy định của pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hợp đồng để đề nghị và được thanh toán chi phí bắt giữ, xử lý vụ việc, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt một số vụ việc vi phạm không đúng quy định pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cảnh sát biển, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, đã vi phạm pháp luật trong việc ký các văn bản, hồ sơ để thanh toán chi phí xử lý vụ việc, thuê phương tiện, xăng dầu, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; nhận hối lộ, đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Thiếu tướng Lê Văn Minh, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cảnh sát biển, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4, đã vi phạm pháp luật trong việc ký, phê duyệt các văn bản, hồ sơ xử lý các vụ việc, thuê phương tiện và đề nghị thanh toán, rút tiền từ ngân sách nhà nước; nhận hối lộ, đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

Tiếp tục xử lý nghiêm minh

Ban Bí thư cho rằng, vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các cá nhân nêu trên là rất nghiêm trọng, một số cán bộ cấp tướng, người đứng đầu đã suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương, làm thất thoát, thiệt hại rất lớn tiền và tài sản của nhà nước, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức Đảng, hình ảnh của Cảnh sát biển và Quân đội nhân dân VN, gây bức xúc dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.

Từ đó, Ban Bí thư quyết định, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển nhiệm kỳ 2015 - 2020 bằng hình thức cảnh cáo. Về cá nhân, Ban Bí thư quyết định kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với thiếu tướng Lê Xuân Thanh và thiếu tướng Lê Văn Minh; kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với trung tướng Nguyễn Văn Sơn, trung tướng Hoàng Văn Đồng, thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, thiếu tướng Bùi Trung Dũng, thiếu tướng Phạm Kim Hậu, thiếu tướng Trần Văn Nam, thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp.

Ban Bí thư cũng giao cho Quân ủy T.Ư tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ các tổ chức Đảng, cá nhân liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề