Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

Vì sao Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về quê?

...

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một cuộc đời thanh cao

T. DũngNgười Hà Nội
05:36 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Sáu, 2014

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay thuộc Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), xuất thân trong một gia đình trí thức, thuở thiếu thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người nổi tiếng thông minh, học giỏi, sớm bộc lộ những đức tính cao quý...

Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. Người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "An Nam lý số hữu Trình Tuyền". Ông tinh thông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là "Sấm Trạng Trình".

Ham học, cương trực và dạt dào lòng nhân ái. Sử sách còn ghi rằng, trí nhớ của ông thật đặc biệt, xếp vào hạng siêu phàm. Năm lên 4 tuổi, ông đã thuộc làu hàng loạt kinh truyện mà mẹ ông đã dạy. Khi còn là cậu học trò, ông theo học thầy bảng nhãn Lương Đắc Bắc, được thầy phả cho "luồng sinh khí" từ trong bộ sách "Thái ất thần kinh" của đời nhà Minh nên đã khơi mạch, mở tầm, thông hiểu được lẽ huyền vi của tạo hóa, sự chuyển vận của vũ trụ về tự nhiên, xã hội, con người. Bạn bè nhất mực kính yêu và khâm phục nên tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử. Nhưng mãi đến năm 1535, lúc khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại chính 6, đời Mạc Đăng Doanh, ông mới đi thi và đỗ Trạng Nguyên. Về sau, triều đình nhà Mạc chiêu mộ hiền tài nhằm khôi phục xã hội để cho trăm họ một cuộc sống thái bình và thịnh trị từ hậu tàn của sự suy đồi, thối nát của các vương triều cuối Lê. Ông cũng được triều Mạc hết lòng trọng đãi, ban cho nhiều chức quan cao và phong tước Trình truyền hầu, từ đó thiên hạ gọi ông là Trạng Trình.

Năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộng quyền, ông mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảm sớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản; song không được nhà vua chấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trường dạy học, viết văn, làm thơ, biên dịch sách, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo pháp ngoại lai, bổ sung vào đó tính chất giản dị mà sâu sắc của người Việt để giáo hóa người đời và dạy dỗ học trò thành người có đức có tài - hữu ích cho đất nước. Với tên hiệu Bạch Vân Cư sĩ lan truyền rộng khắp, học trò khắp nơi đổ về thụ giáo ngày một đông... Nhiều học trò của ông sau này đã rạng danh, trở thành nhân tài kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn học... như Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ... Nguyễn Bỉnh Khiêm mất vào năm 1585.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như tập thơ Bạch Vân, gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình Quốc công Bạch vân thi tập và Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi, (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm) hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế lấy đức bao trùm lên tất cả, mục đích để răn dạy đời.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cả cuộc đời thanh cao, nhân ái gắn bó với dân với nước. Ông đã dành quá nửa đời mình đào tạo ra những nhân tài cho đất nước... Nhà sử học Phan Huy Lê có viết về ông: "Hơn 40 năm mà không một ngày nào quên đời, lòng lo thời thương đời thể hiện ra văn thơ. Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành, không cần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà có ý vị đều có quan hệ đến việc dạy đời".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:10:27 SA @ 16/06/2014
lịch sửvăn hóalàm ngườigiáo dụcNguyễn Bỉnh KhiêmViệt Nam

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
    • 1.1 Gia thế và những năm thơ ấu
    • 1.2 Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ
    • 1.3 Thi cử và làm quan dưới triều Mạc
    • 1.4 Những năm cuối đời
  • 2 Gia đình và hậu duệ
  • 3 Tác phẩm
    • 3.1 Thể loại sáng tác
      • 3.1.1 Thơ chữ Hán
      • 3.1.2 Thơ chữ Nôm
      • 3.1.3 Các thể loại khác
    • 3.2 Giá trị tư tưởng và nghệ thuật
  • 4 Di ngôn, bút tích
  • 5 Tiên tri và sấm ký
  • 6 Ảnh hưởng và di sản
    • 6.1 Những đóng góp trong tiến trình phát triển của ngôn ngữ văn chương và lịch sử tư tưởng Việt Nam
    • 6.2 Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự chuyển biến về nhận thức và ứng xử chính trị của giới trí thức phong kiến Việt Nam
    • 6.3 Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà dự báo, hoạch định chiến lược
      • 6.3.1 Sách lược phân vùng ảnh hưởng địa chính trị
      • 6.3.2 Tầm nhìn chiến lược về biển Đông
    • 6.4 Kết tinh Tam giáo Nho-Lão-Phật trong nhân cách và tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
    • 6.5 Nguồn gốc tên gọi Việt Nam
  • 7 Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách một nhà hoạt động từ thiện
  • 8 Đánh giá về Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các thời đại
    • 8.1 Những quan điểm phê bình
  • 9 Hình tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tôn giáo
  • 10 Những hiện vật lịch sử gắn liền với Nguyễn Bỉnh Khiêm được lưu giữ tới nay
  • 11 Giai thoại
  • 12 Ghi nhận
  • 13 Tham khảo
  • 14 Xem thêm
  • 15 Chú thích và nguồn dẫn
  • 16 Liên kết ngoài

Tiểu sử

Sử liệu Đại Việt thuộc địa phận nhà Mạc cai quản ở thế kỷ 16 do các sử thần triều Mạc biên soạn hầu như thất lạc (có thể trong giai đoạn chiến tranh ác liệt Lê-Mạc) và không được lưu truyền về sau. Cũng có thể do thời gian cầm quyền ngắn mới có 65 năm ở Thăng Long và lại đang bận tâm nhiều đến việc chiến sự đương thời nên nhà Mạc chưa chú trọng viết sử của triều đại mình. Khi nhà Lê-Trịnh đánh bại nhà Mạc vào năm 1592, thì sử thần nhà Lê Trung Hưng cũng là những người biên soạn hầu hết những dữ liệu lịch sử về thời Mạc như chúng ta biết ngày nay. Các sách chính sử Việt Nam do những sử thần của nhà Lê-Trịnh (bao gồm cả Phạm Công Trứ và Lê Quý Đôn) biên soạn trong các thế kỷ 17 và thế kỷ 18 (như Đại Việt sử ký toàn thư bản bổ sung, Đại Việt thông sử) không ghi chép đầy đủ và rõ ràng về Nguyễn Bỉnh Khiêm, chủ yếu chép 2 sự kiện khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên và lúc ông xin về quê. Người đầu tiên có những nghiên cứu và biên soạn tương đối chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bản Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký viết năm 1743.[31][32][33]

Bên cạnh bản phả ký của Vũ Khâm Lân, có 2 nguồn thông tin quan trọng về Nguyễn Bỉnh Khiêm được giới nghiên cứu ngày nay (bao gồm nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu) đánh giá cao về độ tin cậy là nguồn thơ văn (chữ Hán và chữ Nôm) của chính ông và nguồn thông tin lịch sử từ các bản văn bia thời Mạc còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn xung quanh vùng Tiên Lãng (Hải Phòng), Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Quỳnh Phụ (Thái Bình). Vào năm 2000, đoàn cán bộ của Viện nghiên cứu Hán Nôm tiến hành sưu tầm tư liệu Hán Nôm tại huyện Quỳnh Phụ thuộc tỉnh Thái Bình đã phát hiện 2 tấm bia (có tên Diên Thọ kiều bi ký và Tu tạo thạch Phật bi ký) thời Mạc do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm biên soạn và chứa nhiều thông tin lịch sử rất có giá trị về cuộc đời thực của ông. Chẳng hạn, qua 2 tấm văn bia được phát hiện ở huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), các nhà nghiên cứu có thể xác nhận một sự thật lịch sử là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được vua Mạc phong tước Trình Quốc công (程國公) từ trước năm 1568, tức là sớm hơn 17 năm trước khi ông qua đời.[8][9]

Phần lớn cuộc đời gần trọn một thế kỷ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trải qua ở quê nhà Trung Am (trước thời ông có tên là Trình Tuyền), Vĩnh Lại thuộc xứ Đông, cũng là đất phát nghiệp của nhà Mạc. Ông chỉ bước vào chốn quan trường khi đã gần 50 tuổi, sau nhiều năm đứng ngoài quan sát thời cuộc. Đường quan lộ của ông kéo dài chưa đầy 30 năm, tính từ năm ông đậu Trạng nguyên ở tuổi 45 (1535) cho tới khi chính thức cáo quan về nghỉ hưu ở độ tuổi 73 như trong thơ văn của ông đã xác nhận. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một sai sót lịch sử cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông chỉ có 7 năm (1535–1542) làm quan dưới triều Mạc rồi cáo quan về sống và dạy học ở quê nhà Trung Am cho đến lúc mất. Sự thật không hoàn toàn như vậy. Khoảng thời gian gần hai chục năm tính từ năm ông 53 tuổi tới lúc 73 tuổi, ông chủ yếu làm quan tại gia, đóng vai trò cố vấn từ xa cho vua và chỉ về triều khi cần bàn việc chính sự hay theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn.

Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời, từ khoảng hơn 20 năm trước khi ông mất.[7][8][9] Dưới thời quân chủ của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm "văn nhân thuần túy" (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng đích thân cầm quân ra trận) được phong tới tước Quốc công ngay từ khi còn sống. Điều này cho thấy nếu không có công tích đặc biệt lớn với triều đình thì một "văn nhân thuần túy" như ông rất khó có thể được phong đến tước Quốc công (Trình Quốc công) ngay từ lúc còn sống như nội dung 3 tấm văn bia còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình đã cho biết.[7][8][9] Ông không phải người thân thích trong hoàng tộc nhà Mạc, cũng không phải quan tướng nắm binh quyền. Ông là hình mẫu của một "văn nhân thuần túy" như sử sách và cả thơ văn của chính ông vẫn thường mô tả. Việc phong tước hiệu Quốc công cho Nguyễn Bỉnh Khiêm ngay từ lúc sinh thời đã chứng tỏ sự trân trọng vô cùng lớn mà vua Mạc dành cho ông và có thể xem đây là một sự ghi nhận mang tính biểu tượng của nhà vua đối với những đóng góp của ông cho triều đại này. Cần nhớ rằng trong lịch sử Trung Quốc cũng như Việt Nam, hai tước hiệu hàng đầu như tước Công và Vương có quy chế rất khắt khe để vua ban phong cho những người không có quan hệ thân thích với hoàng tộc. Kiểu "văn nhân thuần túy" và lại không có quan hệ thân thích với hoàng tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi là khó hơn cả các trường hợp xét duyệt khác để được phong tới tước công (dù là Quốc công hay Quận công) ngay khi còn sống. Kiểu "văn nhân cầm quân" chẳng hạn như Nguyễn Nghiễm hay Nguyễn Công Trứ thậm chí còn có nhiều cơ hội để lập quân công với triều đình hơn kiểu "văn nhân thuần túy" nên họ thường được phong tước hiệu cao hơn. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một nhận định sai sót là Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được truy phong tước hiệu Quốc công sau khi ông đã qua đời.

Một trường hợp khá tương tự là tấm bia hộp hay còn gọi là "sách đá" được tìm thấy khi người ta tình cờ đào phải mộ thân phụ Trạng nguyên Giáp Hải (1515–1586?) tại Bắc Giang năm 1998. Bản bia hộp hay "sách đá" này đã giúp giải đáp nhiều nghi vấn và cả hiểu nhầm (bao gồm cả ở những học giả nổi danh như Phan Huy Chú) về cuộc đời và sự nghiệp của Giáp Hải, một trọng thần của triều Mạc và đồng thời là một người bạn vong niên thân cận của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tấm bia hộp cũng cho ta biết được thông tin quan trọng là một văn nhân thuần túy như Giáp Hải chỉ được thăng đến tước Quốc công giống Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông đã ở gần độ tuổi cáo quan về hưu sau khi đã có nhiều năm hết lòng phụng sự triều Mạc.[34][35]

Gia thế và những năm thơ ấu

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13 tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này,[36] nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.

Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: "Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế", qua đó cho thấy người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.[37]

Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Thi cử và làm quan dưới triều Mạc

Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng "Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc".

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi,[38] Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời)), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như "Lực phù nhật cốc trụ kình thiên" (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay "Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt" (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua).

Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là "Tuyết Giang phu tử". Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông).[39]

Những năm cuối đời

Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: "... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng". Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là "Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ".

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Cuộc đời và giai thoại

Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao, đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây, Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy, Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông…

Cuộc đời thanh cao

Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra. Trước cảnh bầy tôi lộng quyền, ông dâng sớ hạc tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên xin cáo quan năm 1542. Tuy trọng nể ông ông là người ngay thẳng, nhưng Vua không nghe, vì những người ông đòi chém đều là những sủng thần trong triều.

Khi về ở ẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ, mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò còn gọi ông là “Tuyết giang Phu tử”. Bạn của ông là những người tài danh lỗi lạc như: Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Dữ - tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính… Dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải vẫn phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, giống như (Trình Y Xuyên, Trình Minh Hạo bên Trung Hoa).

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị như tập Bạch Vân,gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán (còn lưu lại) và hai tập Trình quốc công Bạch vân thi tậpvà Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập,hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi(với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Hiện còn lưu lại được một quyển của Bạch Vân thi tập gồm 100 bài và 23 bài thơ trong tập Bạch Vân Gia Huấn mang nhiều chất hiện thực và triết lý sâu xa, thể hiện đạo lý đối nhân xử thế, nhằm mục đích răn đời.

Nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương loại chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.

La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ Quá Trình tuyền mục tự(Qua đền cũ Trình tuyền) đã ca ngợi Trình tuyền là người có tài “Huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được huyền lí xen vào công việc của tạo hóa).

Tiến sĩ thời nhà Hậu Lê Vũ Khâm Lân đã làm bia ở đền thờ Trạng Trình và nói rằng danh tiếng Trạng:

Như núi Thái Sơn, sao Bắc Đẩu

Nghìn năm sau như vẫn một ngày.

An Nam lý học hữu Trình tuyền”

Đây là câu nói mà người Trung Hoa khen Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về khả năng tiên tri của ông. Còn dân gian ta quen gọi những lời tiên tri của ông là “sấm Trạng Trình”.

Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau này. Trước khi mất, Trạng có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi,, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: "Thánh nhân mắt mù" thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói:

Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tầu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn.

Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tầu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta lấy làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra: tạm dịch nghĩa:

"Ngày nay mạch lộn xuống chân

Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu

Biết gì những kẻ sinh sau?

Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?"

Đọc tới đâu vị khách Tầu đổ mồ hôi hột đến đó, ra Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. So với Trạng, có lẽ ông còn thua xa!

Hoành sơn nhất đái

Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hoá. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông.

Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hoá là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hoá. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Namlúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hoá trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.

Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm không khỏi lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên đã ngấm ngầm ngăn trở, và vì thế Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và thốt lên một câu:

“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời. Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình đã bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam . Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.

Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức, thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.

Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau câu: “Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân”ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm Tuất ngày 02-05-1802, trải qua 13 triều đại. Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945 .

Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, tuy nhiên con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ…

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi. Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.

Nguồn: T/c Môi trường & Sức khỏe, số 85, 5/2008, tr 18

Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Quảng cáo

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.

- Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.

- Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

- Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (Người thầy sông Tuyết).

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.

- Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính:

* Thơ chữ Hán

- Về thơchữ Hán, ông cóBạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.

- Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: "... Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân" (Bạch Vân am thi tập tiền tự).

* Thơ chữ Nôm

- Về thơchữ Nôm, ông cóBạch Vân quốc ngữ thi tập(còn gọi làTrình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.

- Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. TheoPhả ký(Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) củaVũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

* Các thể loại khác

- Ngoài di sảnvăn họcvới hơn 800 bài thơ (cảchữ Hánvàchữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bàivăn bia(bi ký) nổi tiếng nhưTrung Tân quán bi ký,Thạch khánh ký,Tam giáo tượng bi minh... Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyệnQuỳnh Phụcủa tỉnhThái Bình(nằm giáp với huyệnVĩnh BảocủaHải Phòngquasông Hóa).

- Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát nhưTrình quốc công sấm ký,Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

b. Giá trị văn hóa và tư tưởng

- Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc.

- Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri... Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.

- Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI.

- Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

- Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển truyền thống thi ca dân tộc kể từ sau thờiNguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thờiNguyễn Du, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất quaSấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS.Nguyễn Huệ Chi(Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt (Viện Triết học) có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duybiện chứngtrong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tínhtriết họcthể hiện qua thơ văn của ông.

- Ngoài những sáng tác thơ ca còn lưu truyền, những văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của ông.

Loigiaihay.com

  • Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Tác giả Đỗ Phủ

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

THPT Sóc Trăng Send an email
0 35 phút

Đề bài: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trong thế kỉ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là cây đại thụ văn hóa dân tộc hay nói cách khác Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là nhân vậttiêu biểu nhất về phát triển văn hóa nước ta trong thời kì này.

Tại sao lại có thể đưa ra những nhận xét như vậy về ông, cùng THPT Sóc Trăng xem xét dàn ý chi tiết cho đề bài Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng những bài văn thuyết minhvề nhà văn này theo nhiều góc nhìn.

Bạn đang xem: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nội dung

Bài viết gần đây
  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

    Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

    Dàn ý phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

    Dàn ý phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

    Phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

  • 1 Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
    • 1.1 Dàn ý chung
    • 1.2 Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết
  • 2 Văn mẫu thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đối với những bài văn thuyết minh về tác giả, sẽ có những dàn ý chung để từ đó các em học sinh triển khai ý theo từng tác giả cụ thể. Đối với nhà văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, các em có thể tham khảo dàn ý chung thuyết mình về Nguyễn Bỉnh Khiêm sau đây.

Dàn ý chung

1. Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho tài đức vẹn toàn, là một người có nhiều đóng góp lớn trong thi đàn văn học Việt Nam.

2. Thân bài

a. Giới thiệu về tiểu sử

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585), quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

– Ông đỗ trạng nguyên năm 1535, sau đó ra làm quan dưới triều nhà Mạc.

– Là một người tính ngay thẳng, không ưa xu nịnh luồn củi. Có lần ông dâng sớ lên triều đình muôn vạch tội bọn lộng thần nhưng nhà vua không nghe theo. Ông cáo quan về quê dạy học, lấy hiệu là Bạch Vân và sống cuộc đời ẩn dật ở quê nhà.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, biết nhìn xa trông rộng, nhiều lần ông đã mách bảo kín đáo cho vua chúa nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc cho người vô tội.

b. Giới thiệu về sự nghiệp

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc, ông đế lại khoảng 700 bài thơ chữ Hán và hơn 170 bài thơ chữ Nôm.

– Tư tưởng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là những giáo huấn, những triết lí ca ngợi chí khí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói xấu trong xã hội.

3. Kết bài

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương sáng về tài năng và nhân cách. Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.

Sau đó, từ dàn ý chung này các em học sinh sẽ thêm những chi tiết cụ thể, những thông tin, nhận định của mình về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và các em sẽ có được dàn ý chi tiết cho đề bài Thuyết mình về Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết

1. Mở bài

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho tài đức vẹn toàn, là một người có nhiều đóng góp lớn trong thi đàn văn học Việt Nam.

2. Thân bài

2.1. Tiểu sử – Cuộc đời

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

– Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.

– Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.

– Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

– Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (Người thầy sông Tuyết).

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.

– Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

2.2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính:

* Thơ chữ Hán

– Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.

– Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “… Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự).

* Thơ chữ Nôm

– Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.

– Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

* Các thể loại khác

– Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh… Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình(nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa).

– Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

b. Giá trị văn hóa và tư tưởng

– Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc.

– Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri… Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc.

– Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI.

– Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển truyền thống thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ Chi – Giáo sư Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt – Viện Triết học,có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn của ông.

– Ngoài những sáng tác thơ ca còn lưu truyền, những văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của ông.

3. Kết bài

– Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương sáng về tài năng và nhân cách. Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.

Sau nội dung về dàn bài Thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm, các em học sinh sẽ được THPT Sóc Trăng chia sẻ cho một bài văn mẫu để các em có thể tham khảo cách viết bài.

Văn mẫu thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài mẫu số 1: Thuyết minh về Nguyễn Bỉnh Khiêm ngắn gọn

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc (cháu ngoại quan thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn, cả hai thân mẫu đều là những người có văn tài học hạnh nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương. Nhất là phụ mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tương truyền bà là người giỏi giang văn tài và tinh thông địa lý, tướng số. Ngay từ khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cất tiếng khóc chào đời, thấy con mình có tướng mạo khác thường, bà đã dốc lòng đào tạo con trai thành một tài năng giúp nước, cứu đời. Niềm thôi thúc đó khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm tìm được thầy học có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Với trí tuệ mẫn tiệp, thông minh từ nhỏ, lại gặp thầy giỏi khác nào như rồng gặp mây. Nguyễn Bỉnh Khiêm sớm thành tài năng kiệt xuất nổi tiếng. Và sau này, tài học vấn uyên thâm của ông đã vượt xa thầy. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông.

Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe phái trong triều đố kỵ, chém giết lẫn nhau. Năm 1572, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra một triều đại mới. Thế là suốt cuộc đời thanh niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535. Lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông hy vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Lúc này, Mạc Đăng Dung đã nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và rút về làm Thái thượng hoàng. Doanh là người tỏ ra có chí khí đảm lược. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà học giả uyên thâm, một trí thức dân tộc đã nhìn thấy điều đó. Và ông hy vọng: với nhân vật này, triều đại mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren mà vua tôi nhà Lê và các tập đoàn phong kiến trước đó gây ra.

Nhưng niềm tin đó bị thất vọng. Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơ ông hay nhắc tới sự thăng trầm “thương hải biến vi tang điền” (biển xanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như “phù vân”. Ông thương xót cho “vận mệnh” quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của “dân đen”, “con đỏ”. Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tương truyền, hình như để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìn thấy trước thời cuộc, “vận mệnh” của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể có những lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phong kiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế “chân vạc”. Năm 1568, Nguyễn Hoàng thấy anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm sát hại, lo cho “số phận” nên đã ngầm cho người hỏi kế an thân, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (ngụ ý nói: Dựa vào một dải Hoành sơn có thể lập nghiệp được lâu dài). Thế là Nguyễn Hoàng tức tốc xin anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa (từ Đèo Ngang trở vào).

Tại Thăng Long, thời ấy chúa Trịnh cũng ra sức ức hiếp vua Lê và muốn phế bỏ, liền cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời và lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”, ngụ ý muốn khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành tất giữ được. Nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao. Còn đối với nhà Mạc, sau những cuộc chiến tranh liên miên, phải bỏ chạy lên Cao Bằng thế thủ, vua Mạc cho người về hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông đã trả lời: “Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thể” (Cao Bằng tuy đất hẹp, nhưng có thể giữ được vài đời). Quả nhiên, mãi đến năm 1688, sau ba đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt. Các truyền thuyết trên đây muốn chứng tỏ rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài tiên đoán, đo nắm được bí truyền của sách Thái ất thần kinh. Vả lại còn truyền thuyết nữa về Trạng Trình với tập Trình quốc công sấm ký. Tương truyền trong tập sách đó, ông đã tiên tri và biết trước các sự việc nhân tình thế thái, thời cuộc xảy ra “năm trăm năm sau”. Thực, hư thế nào, còn là vấn đề cần phải nghiên cứu khẳng định hay phủ định của các nhà học giả Việt Nam sau này để trả lại giá trị xứng đáng cho Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đương nhiên, một điều cần khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là nhà học giả “thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự” (trên trời hiểu thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân (gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán còn lưu lại) và hai tập: Trình quốc công Bạch vân thi tập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Ông phê phán gay gắt bọn tham quan ô lại hút máu, hút mủ của dân. Thơ ông còn truyền đạt cho đời một đạo lý đối nhân xử thế, đạo vua tôi, cha con và quan hệ bầu bạn, hàng xóm láng giềng. Đọc thơ ông là thấy cả một tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết với đạo lý: “Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Vì thế khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang tế thế”. Học trò của ông cũng có người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền…

Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông “không bận tâm đi vào xu hướng duy lý… đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào sự câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi rắc rối, hoặc chẻ sợi tóc làm tư để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Với sự uyên thâm vốn có, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện – hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), hoặc đời còn gọi ông là cụ Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát “luật” đời bằng những phạm trù triết học. Vì lẽ đó, ông rất hay dùng đến những cặp phạm trù đối lập như: đen – trắng, tốt – xấu, đầy – vơi, sinh – diệt, vuông – tròn, để giãi bày quan niệm triết lý nhân sinh của mình.

Tuy nhiên, “một hạn chế dễ nhận thấy trong tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép biện chứng, nhưng vẫn nặng về duy tâm. Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép kín chứ chưa phải là vòng tròn xoáy ốc. Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu dịch… ông đã nhận được trong nền giáo dục Nho học đương thời, cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo đức kinh. Đó cũng là những hạn chế đương nhiên của rất nhiều nhà triết học cổ đại” (Đào Thái Tôn).

Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là “cây đại thụ”, nhà học giả, nhà triết gia của thế kỷ.

Bài số 2: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tựlà Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều (Lê – Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535)và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.

Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.Về hành trạng của bà Nhữ Thị Thục, các tài liệu nghiên cứu đến nay vẫn chưa thống nhất về tính xác thực của những giai thoại trong dân gian kể rằng bà chê ông Nguyễn Văn Định không biết cách dạy con nên đã bỏ về nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ(bởi với biệt tài lý số của mình, bà Nhữ Thị Thục đã tiên đoán nhà Lê sơ 40 năm sau thời thịnh trịcủa Lê Thánh Tông sẽ đi vào suy tàn nên bà muốn dạy Nguyễn Văn Đạt học cách làm vua để có thể giành được ngôi vị đế vương về sau, điều này trái với ý muốn của ông Nguyễn Văn Định). Nhiều nguồn sử liệu trước đây khẳng định rằng sau khi bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bà đã vượt qua lễ giáo phong kiến mà đi bước nữa để rồi sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (người làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Nhưng nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi bà Nhữ Thị Thục sinh ra Nguyễn Văn Đạt khi đã luống tuổi (ngoài 20 tuổi) trong khi Phùng Khắc Khoan sinh sau Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Văn Đạt) tới 37 năm. Một điều nữa là bà Nhữ Thị Thục sau khi qua đời lại được an táng bên nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ mà không phải tại làng Trung Am bên nhà chồng như quan niệm truyền thống xưa nay.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ cònghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ. Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứThanh đểtầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người vềphong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc”.

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính,lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua).

Trong những năm trí sĩ cũng nhưthời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mởtrường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)… Nhiều tài liệu văn học sử cho rằng Nguyễn Dữ(tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông và được ông phụ chính tác phẩm để Truyền kỳ mạn lục trở thành một áng thiên cổ kỳ bút như Vũ Khâm Lân đã ca ngợi. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Dữ chưa từng là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chỉ là một người sống cùng thời với ông. Vấn đề này đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất của giới nghiên cứu văn học cũng như lịch sử.

Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ởtuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “… Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ”.

Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cảcủa ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng mẹ Nhữ Thị Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên Lãng ngày nay.

Những đóng góp cho Phật giáo

Nếu Nguyễn Trãi có nhiều lần đọc “Pháp Bảo đàn kinh” (tác giả từng viết “Môn Thiền nhất phái Tào Khê thủy”, “Vô thụ phi đài ngữ nhược tâm” –”Du Nam Hoa tự”);
Nguyễn Du sau này đã viết “Ngã độc Kim Cương thiên biến kinh” (Tụng đọc “Kinh Kim Cương” hơn nghìn vạn lần) (“Lương Chiêu Minh thái tửphân kinh thạch đài”) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài “Độc Phật kinh hữu cảm”. Ông đã chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều trong cuộc đời và sáng tác.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có cái nhìn thời thếrất sâu sắc, độc đáo. Ông học được những kiến thức Nho học từ Lương Đắc Bằng (thuộc phái Tượng số học của Tống Nho). Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử–một bậc chân nho.

Tuy nhiên ta vẫn gặp thái độnhư không mấy lạc quan trong cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết những câu tương tự Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi: “Nho quan tự tín đa thân ngộ” (Tự biết “cái mũ nhà nho” đã làm cho tấm thân mắc nhiều lầm lỡ – “Ngụ hứng, 3”, “Bạch Vân am thi tập”). Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan với nhà Mạc nhưng ông cũng thấy được sự đổ nát từ bên trong. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng. Về trí sĩ ông lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ như là một tín đồ nhà Phật. (Cha ông là Văn Định cũng đã từng lấy đạo hiệu là Cù Xuyên).

Về quê ông tích cực xây chùa, mở trường học. Thường ngày ông cùng với vài nhà sư, một số bạn bè dạo chơi các danh thắng trong đó có núi Yên Tử – trung tâm thiền học Việt Nam. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chơi chùa Phổ Minh (ngôi chùa được xây dựng từthời nhà Trần), ông đã sánh Pháp giới của nhà Phật với quan niệm Trời của Nho gia: “Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại” (Pháp giới sánh ngang tầm rộng lớn của trời) “Du Phổ Minh tự”). Điều này chứng tỏông đã nhận thức được tư tưởng “Nhất thế chư pháp vô phi Phật pháp” ở “Kinh Kim Cang” [7, 56]. Đến tiết Trung nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm hy vọng ở lòng yêu thương rộng lớn:”Từ bi ta muốn nhờ công sức, Cứu được bao người chịu khổ oan” (“Trung nguyên tiết xá tội” –Đinh Gia Khánh dịch). Nhà thơ rất cảm hứng khi đọc kinh Phật (“Độc Phật kinh hữu cảm”). Ông tâm đắc triết lý sắc không: “Xuân hoa phong nguyệt không mà sắc” (“Tân quán ngụhứng, 12”). Đây là tư tưởng “Sắc tức thịkhông, không tức thịsắc” nổi bật của “Kinh Bát nhã” Tư tưởng Thiền có lẽ đã gây chấn động trong nhận thức của tác giả: “Vị Phật na tri vô hữu tướng, Đáo thiền phương ngộ bổn lai ky (cơ)” (Chưa Phật nào hay vô hữu tướng, Đạt thiền mới biết bổn lai cơ –”Tân quán ngụ hứng, 18″). Tư tưởng này được tìm thấy ở”Kinh Kim Cang”. Khi Phật nói với Tu –bồ-đề: “Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu các ông thấy các pháp (tướng) đều hư vọng, không thật (phi tướng) tức là thấy được Như Lai (thật tướng các pháp)” [7, 41]. Tư tưởng này cũng được tiếp nối ở”Pháp Bảo Đàn kinh”. Tác giả nói “Bổn lai cơ” trong trường hợp này không ngoài mệnh đề “Bổn lai vô nhất vật” (“Pháp Bảo Đàn kinh”). Khái niệm “cơ” ở cuối câu có thể có nguồn gốc xuất pháp từ Tượng Số học –vốn là sở trường của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chính tư tưởng Thiền và kinh Phật đã làm phong phú và nâng cao bản lĩnh Nho học cùng bản sắc trí tuệ trong thơ và đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tác phẩm

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri…Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sựphát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉcủa thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong lời đềtựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “… Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự).

Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký soạn năm 1743, có đôi dòng nhận định về di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “không cần gọt dũa mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà có nhiều ý vị… như gió mát trăng thanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy”. Danh sĩ thời nhà Nguyễn là Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí ở phần Văn tịch chí cũng gần như có chung quan điểm với Vũ Khâm Lân khi nhận xét về thơ văn Trạng Trình: “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên”.

Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) đã đánh giá, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt Nam.

Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉlà số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ riêng không lẫn. Ai cũng biết một nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng của thơ thời trung đại là “thơ ngôn chí”, nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của thơ và ngay các nhà thơ cổcũng không phải đều nhất nhất tuân theo. Thế nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách “triệt để” và với một cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. Với ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí, và phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ những vần thơ ngôn chí ấy. Thơ văn của ông thể hiện sự ưu thời mẫn thế, đậm chất triết lý, giáo huấn nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận.

Theo đánh giá của GS. Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận “Bước đầu suy nghĩ vềVăn học Mạc”, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự. Bởi vậy thơ có tính phát hiện, hiện thực rất đáng kể. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của xã hội mà bức tranh ấy diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực. Vì là tư duy thế sự nên cũng nhìn sâu vào tâm lý con người. Trong khi ở thời trước đó (điển hình là thời của Lê Thánh Tông) mọi thứ trong xã hội đều được ước lệ hoá, công thức hoá, được mỹ hoá thành một xã hội chung chung đâu cũng như nhau.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là người tiếp nối cho sự phát triển và hoàn thiện của nền thơ ca dân tộc kể từ sau Nguyễn Trãi, đồng thời bổsung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt (Viện Triết học) có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong lịch sửtư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn của ông.

Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh… Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình (nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa). Những văn bia đó không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong số đó, có giá trị nhất là bài văn bia tại quán Trung Tân do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn với nội dung như sau: “… Tôi viết biển đề tên Quán Trung Tân. Có người hỏi tôi: Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi trảlời rằng: Trung là đạo trung, giữ được toàn Thiện là Trung, trái lại thì không phải là Trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ chí Thiện… Xin ghi vào đá đểlưu lại lâu dài. Tháng Mạnh xuân, niên hiệu Quảng Hoà thứ ba (1543) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi (1535) Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ Tư chính Khanh Trung Am, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn” (Bản dịch của nhà sửhọc Ngô Đăng Lợi). Qua bài văn bia này, ông không chủ trương trung với một cá nhân nào dù đó là một ông vua, mà làtrung với lẽ phải, với chân lý, với điều thiện và với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.

Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm kí Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

Di ngôn

…Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗdừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543)

…Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọkiều bi ký, 1568)

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giảcủa Đoan Quận công Nguyễn Hoàng)Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc)

Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong (Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về mối quan hệ giữa vua Lê và chúa Trịnh)

Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ/ Thập tam thếhậu, dị nhi đồng (Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu họ Mạc)

Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Thơ gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải)

Tiền trình vĩ đại quân tu ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam (Thơ gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến)

Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ/ Hưng tộ diên trường ức vạn xuân (Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thời vận mới của nước Việt)

Cổ lai quốc dĩ dân vi bản / Đắc quốc ưng tri tại đắc dân (Thơ chữ Hán, Cảm hứng)

Cổ lai nhân giả tư vô địch / Hà tất khu khu sự chiến tranh (Thơ chữ Hán)

Nho quan tự tín đa thâm ngộ/ Đình thực thùy năng vị quốc mưu (Thơ chữ Hán, Ngụ hứng)

Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ/ Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu (Thơ chữ Hán, Ngụ hứng)

Có thuở được thời mèo đuổi chuột / Đến khi thất thế kiến tha bò (Thơ chữ Nôm, Bài số 75)

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến / Ang không mật mỡ kiến bò chi (Thơ chữ Nôm, Bài số 53)

Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa / Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi (Thơ chữ Nôm, Bài số 52)

Thế gian biến cải vũng nên đồi / Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi (Thơ chữ Nôm, Bài số 77)

Làm người hay một chớ hay hai / Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài (Thơ chữ Nôm, Bài số 65)

Làm người chớ thấy tài mà cậy / Có nhọn bao nhiêu lại có tù (Thơ chữ Nôm, Bài số 11)

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79)

Làm người có dại mới nên khôn / Chớ dại ngây si, chớ quá khôn (Thơ chữ Nôm, Bài số 94)

Chớ cậy rằng khôn khinh rẻ dại / Gặp thời, dại cũng hoá ra khôn (Thơ chữ Nôm, Bài số 94)

Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng / Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen (Thơ chữ Nôm, Bài số 5)

Đạo ở mình ta lấy đạo trung / Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104)

Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương sáng về tài năng và nhân cách. Tấm gương đó còn sáng soi đến mãi ngày nay và sau này.

Trên đây là tuyển chọn những bài văn mẫu thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhất dành cho các em học sinh lớp 10 tham khảo. Mặt khác Đọc cũng muốn các em có thể tham khảo thêm văn mẫu lớp 10 chọn lọc cả năm theo đúng chương trình học để nâng cao khả năng làm văn thuyết minh của mình nhé!

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm bao gồm các nội dung: Dàn ý chi tiết thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và những bài văn mẫu hay nhất cho đề bài này.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 10
THPT Sóc Trăng Send an email
0 35 phút

Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày đăng:18/12/2018 - 08:27

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt (阮文達), tên tự là Hanh Phủ(亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công (程國公) mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.

Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người xứng đáng kế thừa và phát triển ngôn ngữ thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du. Hai tập thơ của ông là Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng văn học chạm chân vào hiện thực, đã mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của văn học dân tộc.

Ngoại trừ quãng thời gian dưới 10 năm thời thơ ấu có thể xem là bình yên cuối triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gần trọn thế kỷ 16, một thế kỷ nhiều biến chuyển mang tầm ảnh hưởng chưa từng có trước đó trong lịch sử dân tộc, mà ông vừa là nhân chứng vừa là nhân tố quan trọng tạo nên chúng. Là một người xuất thân từ tầng lớp trí thức quan lại nhưng cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa bao giờ coi việc làm quan là lý tưởng cao nhất của sự nghiệp, cũng như là một nhà nhân đạo chủ nghĩa ông luôn đề cao tư tưởng thân dân trong sách lược trị nước.

Ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Những lời cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn (nói theo lời của danh sĩ Nguyễn Thiếp là phiến ngữ toàn tam tính) đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước ngoặt đối với tiến trình của lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của cả khu vực Đông Nam Á trở về sau. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đôngngay từ thế kỷ 16. Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay.

1. Tiểu sử

Các sách chính sử Việt Nam không ghi chép rõ về Nguyễn Bỉnh Khiêm, chính sử chỉ chép 2 sự kiện khi Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên và lúc ông xin về quê. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Năm 1535, Nhà Mạc mở khoa thi Hội, lấy Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Khắc Đốc, Nguyễn Thừa Hưu đỗ tiến sĩ cập đệ; bọn Nguyễn Di Lượng 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; Nguyễn Trùng Quang 22 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sách Đại Việt thông sử chép: Tháng 9, Lại bộ Tả thị lang Trình Xuyên Hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm xin trí sĩ, đi về làng hưu dưỡng điều viên. Phúc Hải ưng cho. Khi biên soạn bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, phần Nhân vật chí, sử gia Phan Huy Chú chép về những người phò tá có công lao qua các đời, gồm 4 người đời Lý, 10 người đời Trần, 18 người đời Lê, 1 người đời nhà Mạc. Nhân vật thời nhà Mạc duy nhất được Phan Huy Chú chép, theo lời ông là có công danh rõ rệt là Giáp Hải, Nguyễn Bỉnh Khiêm không được chép.

Đến đầu thế kỷ 20, ông Phan Kế Bính sưu tầm các sự tích, các truyện trong dân gian, mà theo lời ông hoặc có, hoặc không, tùy người xem nên lấy nghĩa lý mà đoán, chớ cũng không dám chắc là có những việc ấy cả viết nên sách Nam Hải dị nhân. Sách Nam Hải dị nhân không phải là sách chính sử, không phải là tài liệu tin cậy về mặt sử học nhưng có một số sử gia ở Việt Nam dùng tài liệu này để làm tư liệu viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sách Nam Hải dị nhân cho rằng nhân vật Lương Đắc Bằng tinh thông lý số và là thầy của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, ông Phan Huy Chú chép riêng một phần về nhân vật Lương Đắc Bằng, không viết gì về việc Lương Đắc Bằng tinh thông lý số cả. Những gì viết dưới đây lấy từ sách Nam hải dị nhân, chép vào để người đọc tham khảo.

2. Gia thế và những năm thơ ấu

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13 tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.

Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.

3. Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

4. Thi cử và làm quan dưới triều Mạc

Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc”.

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua).

Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông).

5. Những năm thángcuối đời

Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “… Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là “Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ”.

(st)

Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn

  • Chia sẻ:
  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn
  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn
  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn
  • |
  • Vì sao nguyễn bỉnh khiêm cáo quan về ở ẩn
    In bài viết