Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.

Ví dụ:

  • Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
  • Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí

Câu 14: Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý?Trả lời:- Chân lý là những tri thức, hiểu biết của con người, phù hợp với thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm- Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.- Ba hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội loài người.+ Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động đấu tranh giai cấp, dân tộc, vai trò thúc đẩy sụ phát triển văn minh của xã hội và nhân loại.+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng các phương tiện vật chất của khoa học, thúc đẩy quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan, góp phần nâng cao đời sống của con người- Tính chất của hoạt động thực tiễn:+ Là hoạt động có tính cộng đồng xã hội, không tồn tại ở một cá nhân+ Là hoạt động có tính lịch sử cụ thể+ Là hoạt động có mục đích cải tạo tự nhiên, hoàn thiện con người- Giải thích: Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, hình thành nên quá trình nhận thức, cho nên việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức phải dựa vào thực tiễn, không

phải theo lối lập luận chủ quan. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

hoangnhi rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lời

Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

  • huutin202
  • Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

  • 20/11/2019

  • Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
    Cảm ơn 9


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK GDCD 10 - TẠI ĐÂY

Chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Lấy ví dụ?

Thực tiễn và chân lí chính là những mặt đối lập với nhau, tuy nhiên nó lại tồn tại song song trong cuộc sống của chúng ta. Chân lí chính là lý thuyết còn thực tiễn chính là thực hành. Vậy thực tiễn có phải là tiêu chuẩn của chân lý hay không? Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Lấy ví dụ? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?

Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý.

Nhờ có thực tiễn, chúng ta phân biệt được chân lý và sai lầm, tức thực tiễn đóng vai trò là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Trên thực tế khi nhắc về các vấn đề thực tiễn chúng ta hiểu ngay đây chính là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn luôn vận động, và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó là mà thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. Nó thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.

Qua đó ta cũng có thêm những nhận định về vai trò của thực tiễn để làm tiêu chuẩn và thực tiễn cũng chính là một loại thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. C.Mác đã viết “vấn đề tìm hiểu tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”.

Thực tiễn có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định đâu là cái hợp quy luật, đâu là cái tri thức đúng, đâu là sai lầm cũng như cái gì nên làm, cái gì không nên làm, đâu là cái không hợp với quy luật mà chân lý chính là cái tri thức đúng, cái hợp quy luật hay là đúng với quy luật.

Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức còn phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế mà thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Và khi nhấn mạnh điều này thì V.I. Lênin đã viết:

“Quan điểm về đời sống và thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”.

Như vậy từ đó có thể thấy là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng, có đúng thời mới phù hợp được với hiện thực khách quan còn tri thức sai, sai lầm thì không thể phù hợp với hiện thực khách quan được.

Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Chân lý lại khác với thực tiễn đó là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền với đối tượng xác định, diễn ra nên bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

Lợi ích và vai trò của trân lý được thể hiện rất rõ cụ thể là có thể năm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Việc xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm phải dựa trên quan điểm lịch sử – cụ thể để vận dụng vào thực tiễn và xác định được rõ chân lý.

Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn, mà thực tiễn lại còn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức để từ đó giúp con người hiểu và biết thêm được về các quy luật, đã là quy luật thì không thể phủ định được và sẽ tồn tại và là chân lý.

Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối.

Tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất, tương đối vì bản thân thực tiễn luôn luôn biến đổi, phát triển. Sự biến đổi này dẫn đến chỗ tiếp tục bổ sung, phát triển những tri thức đã có trước đó.

Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Mà thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra độ chuẩn xác trong kết quả nhận thức. Mà nhận thức là một quá trình có tính tích cực, chủ động và sáng tạo của những hoạt động vật chất có tính mục đích, lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới.

Cụ thể đối với mỗi một chân lý chúng ta luôn thấy ở nó có tính đích thực, xác thực và luôn được thực tiễn kiểm nghiệm bởi chân lý là sản phẩm của quá trình nhận thức con người là tri thức đúng.

Và chân lý và thực tiễn có quan hệ mật thiết bởi chính trong thực tiễn mà con người tìm ra được những chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.

2. Lấy ví dụ?

Trước khi đưa ra ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý thì cần lý giải thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý là gì?

– Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý:

Như chúng tôi đã nêu như phần trên thì vấn đề thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn.

Thông qua các giá trị của thực tiễn để biết được thế nào là cái hợp quy luật, đâu là cái đúng, đâu là sai, cái nào nên làm…

Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn.

Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.

Những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm chính là những tri thức đúng.

– Chân lý có tính cụ thể, có đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Như vậy ta có thể nhận ra là đối với mỗi một loại tri thức đúng bao giờ cũng có một nội dung nhất định, nội dung đó luôn gắn liền với đối tượng xác định nên chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể và vậy nên việc chúng ta nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.

Nhận thức là những tri thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn mà thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức.

– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối

Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.

Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, tức là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.

Ví dụ: Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.

Ví dụ: Trái đất quay quanh mặt trời

Ví dụ: Không có gì quý hơn độc lập tự do

Nhưu vậy thông qua ví dụ trên chúng tôi đưa ra đủ để chúng ta tìm ra các luật điểm để chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới có thể khẳng định được tính đúng đắn.

Trên đây là các thông tin hữu ích chúng tôi cung cấp về nội dung “Chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý? Lấy ví dụ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý và các nội dung khác có liên quan tới vấn đề này. Hi vọng các nội dung trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.