Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7

Với bài giải Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 7 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 3.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7

A- Đọc thầm

Cây gạo

   Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi. Hồng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ã mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đây. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ổn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lên, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con vể thăm quê mẹ.

B Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào ô trống trước ý trà lời đúng :

1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7
Tả cây gạo

Tả chim

Tả cây gạo và chim

Trả lời:

[X] Tả cây gạo

2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

Vào mùa hoa

Vào mùa xuân

Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Trả lời:

[X] Vào hai mùa kế tiếp nhau.

3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

1 hình ảnh:

2 hình ảnh:

3 hình ảnh:

Trả lời:

[X] 3 hình ảnh:

- Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi.

- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?

Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

Chỉ có mấy cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa.

Trả lời:

[X] Chỉ có mấy cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

5: Trong câu : “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa bằng cách nào ?

Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo .

Gọi cây gạo bằng một tử vốn dùng để gọi người.

Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

Trả lời:

[X] Dùng một vốn từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo .

'uầtt 2 í ỎN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Tiết 1 1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc : Hai Bà Trưng Bộ đội về làng Báo cáo kết quả tháng thi đua Ở lại với chiến khu Chú ở bên Bác Hồ Trên đường mòn Hồ Chí Minh Viết nội dung các tranh dưới đây kể lại câu chuyện có tên Quả táo. Dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. Thỏ muốn hái quả táo trên cây nhưng cao quá chú không hái tới. Thỏ bèn nhờ anh Quạ hái giúp. Quạ làm rơi quả táo xuống lưng chị Nhím xù. Chị Nhím xù liền mang quả táo trên lưng chạy vào rừng. Thỏ vừa đuổi theo vừa kêu : “Chị Nhím trả lại táo cho tôi’’. Thỏ, Nhím và Quạ, ai cũng muốn quả táo thuộc về mình. Tiếng cãi nhau làm ồn một góc rừng. Bác Gấu từ đằng xa đi lại hỏi: “Có chuyện gì thế các cháu” ? cả ba con vật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bác Gấu nghe. Nghe xong, bác Gấu ôn tồn phân xử : “Ai cũng có công cả, các cháu nên chia quả tảo làm ba phần”. Thỏ, Nhím và Quạ rất bằng lòng về cách phân xử đó. Chúng cắt táo ra làm bốn phần, dành một phần mời bác Gấu để cảm ơn bác đã giúp chúng hiểu lẽ công bằng. Tiết 2 Đọc bài thơ sau : Em thương Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. a) Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hóa làn gió và sợi nắng. Sự vật được nhân hóa Từ chĩ đăc điểm của con người : Từ chĩ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã b) Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A. A B Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ? Tác giả dành cho những người này tình cảm trìu mến, nâng niu và rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa. Tiết 3 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo : Ông tổ nghề thêu Nhà bác học và bà cụ Bàn tay cô giáo Cái đầu Người trí thức yêu nước Chiếc máy bơm 2. Kể tên các nhân vật trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo: Tên bài ... . -V —~ Nhân vật Ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái Người trí thức yêu nước Bác sĩ Đặng Văn Ngữ Nhà bác học và bà cụ Ẽ-đi-xơn Chiếc mảy bơm Ac-si-mét (3) Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài thơ Cái cầu : Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre. Tiết 4 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật: Nhà ảo thuật Dối đáp với vua Em vẽ Bác Hồ Mặt trời mọc ở đằng... tây Ị Chương trình xiếc đặc sắc Tiếng đàn Điền nội dung vào mẫu sau để hoàn chỉnh bản báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “XÂY DựNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI 3B Kính gửi : Cô (thầy) tổng phụ trách Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội 3B trong tháng 02 vừa qua như sau : Về học tập : Toàn chi đội có 60 đội viên, trong đó 20 đội viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, 32 đội viên đạt loại khá và 8 đội viên đạt loại trung bình. Cả chi đội đã tích cực tham gia phong trào “Vở sạch chữ đẹp" do trường phát động. Trong đó phân đội 3B1 đoạt giải “Hăng hải tích cực” nhất. Bạn Xuân Mai thuộc phân đội 3B3 đoạt giải Vô sạch chữ đẹp nhất. Về lao động : Hưởng ứng phong trào “Trồng cây theo lời Bác”, chi đội đã nhận trồng và chăm sóc 03 cây tràm trước sân trưòng, đến nay cây đã xanh tốt. \ỉê công tác khác : Sáng kiến “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường’’ của chi đội đã được thầy cô khen ngợi và đang được cấc chi đội khác học tập. Chi đội trưởng Trần Hoàng Minh Tiết 5 Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh : Chim gõ kiến nổi mõ Gà rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh ! Tre trúc thổi nhạc sáo Khe suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau : Tồi đi qua đình. Trời rét (giét, rét, dét) đậm, rét buốt (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu ngất (ngất, ngấc) ngưởng trụi lá (lá, ná) trước (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm : “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào (lào, nào) khá giả lại (lại, nại) gói bánh chưng (chưng, trưng). Nhà tôi thì không biết (biết, biếc) Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt tay (tay, tai): mười một hôm nữa. Tiết 6 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội: Hội vật Sự tích lễ hội Chủ Đồng Tử Hội đua voi ởi Tây Nguyên Đi hội chùa Hương Ngày hội ở rừng xanh Hước đèn ông sao Giải ô chữ Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây : Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu. Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc. Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rỡ, thường có trong đêm hội. Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu. Dòng 5 : Đi thăm cảnh đẹp, bảo tàng, di tích lịch sử, .... (có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T). Dòng 6 : Cùng nghĩa với đánh đàn (có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C) Dòng 7 : Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ ... Dòng 8 : Hai chữ cuối của dòng thơ Cấc anh về xôn xao làng ... b) Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : PHÁT MINH Tiết 7 BÀI LUYỆN TẬP A - Đọc thầm : Suối Suối là tiếng hát của rừng Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt sương của lá cây Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra. Từ lòng khe hẹp thung xa Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hóa thành sông Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông. B - Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào ] I trước ý trả lời đúng : 1. Suối do đâu mà thành ? ị~x~| Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ? Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển. Trong câu thơ “Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây”, sự vật nào được nhân hóa ? Ị~x~[ Mưa bụi. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hóa ? Ị~X~Ị Suối, sông. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào ? Nói với suối như nói với người. Tiết 8 BÀI LUYỆN TẬP Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. Bài làm Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cd sỗ, hoạt động ở địa phưdng. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cd sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.