Bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng

Bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng

Đơn vị đo khối lượng là phần kiến thức quan trọng theo sát học sinh từ bậc Tiểu học cho đến các cấp học cao hơn. Ngoài ra đây là phần nội dung có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Cô Mai Quỳnh – giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập về đơn vị đo khối lượng.

Khi muốn đo lường, phân chia, tính toán khối lượng của một vật nào đó người ta sử dụng đơn vị đo khối lượng. Bảng khối lượng gồm 7 đơn vị đo, ngoài ki – lô – gam ( kg ) còn có những khối lượng có giá trị cao hơn hoặc bé hơn.

Đơn vị Yến – Tạ – Tấn

Dùng để đo các vật có giá trị nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki – lô – gam.

Quy đổi:

1 yến = 10 kg

1 tạ = 10 yến = 100 kg

1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg

Héc – tô – gam (hg), Đề – ca – gam (dag)

Dùng để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm gam, và nhỏ hơn 1 ki-lo-gam

Quy đổi:

1 dag = 10 g

1 hg = 10 dag = 100g

Bảng đơn vị đo khối lượng

Lớn hơn ki – lô – gam Ki – lô – gam Bé hơn ki – lô – gam
Tấn Tạ  Yến  Kg Hg Dag gam
1 tấn

= 10 tạ

= 1000 kg

1 tạ 

= 10 yến 

= 100 kg

1 yến

= 10 kg

1 kg

= 10 hg

= 1000 g

1hg

= 10 dag

= 100 g

1 dag

= 10 g

1 g

Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé hơn liền kề, ta lấy số đó nhân với 10

Ví dụ: 3 yến = 3 x 1000 = 3000 dag

Khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề, ta lấy số đó chia cho 10

Ví dụ: 5hg = 5/1000 tạ

Sơ đồ biến đổi đơn vị

Bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng

Bài tập áp dụng

Dạng 1: Đổi những đơn vị đo sau:

Gợi ý: Với dạng bài tập này học sinh áp dụng bảng đơn vị đo khối lượng và sơ đồ biến đổi đơn vị

  • 18 yến = ………. kg 430 kg = ……… yến

200 tạ = ………. kg 25000 kg = ……. tạ

  •   2kg 326 = ……. g 4008g =  …… kg …….g

  6kg 3g = ……… g 9050kg = …… tấn ……kg

  • 1 tấn 230 kg = ……… tấn 2 tấn 35 kg = ………… tấn

Hướng dẫn giải bài tập

  • 18 yến = 180 kg 430 kg = 43 yến

200 tạ = 20.000 kg 25000 kg = 25 tạ

  •   2kg 326 = 2326 g 4008g =  4 kg 8g

  6kg 3g = 6003 g 9050kg = 9 tấn 50 kg

  • 1 tấn 230 kg = 1 23/100 tấn 2 tấn 35 kg = 2 7/200 tấn

Dạng 2: Đổi đơn vị đo và thực hiện phép tính

Gợi ý: Với dạng bài này, học sinh rút gọn kết quả về đơn vị bé nhất 

  • 2 yến + 150 hg + 5 kg = ?
  • 3 tạ 2 kg + 1500 dag = ?
  • 2500 kg + 12 tạ = ?
  • 1kg 1/10 hg  + 1 dag = ?

Hướng dẫn giải bài tập

2 yến + 150 hg + 5 kg = 200 hg + 150 hg + 50 hg = 400 hg

  • 3 tạ 2 kg + 1500 dag = 30000 dag + 200 dag + 15000 dag = 31700 dag
  • 2500 kg + 12 tạ = 25 tạ +12 tạ = 37 tạ
  • 1kg 1/10 hg  + 1 dag = 100 dag + 1 dag + 1 dag = 102 dag

Dạng 3: Giải bài toán đơn vị đo

Bài 1: Một thùng dầu cân nặng 15 kg. Sau khi dùng ½ lượng dầu trong thùng thì thùng dầu còn lại cân nặng 8 kg. Hỏi thùng không có dầu cân  nặng mấy ki – lô – gam?

Hướng dẫn giải bài tập

½ lượng dầu đã dùng ứng với 7 kg

Lượng dầu trong thùng là

7 : ½ = 14 ( ki – lô – gam )

Thùng không còn dầu nặng là:

15 – 14 = 1 ( kg )

Đáp số: 1 kg

Bài 2: Liên đội trường Hòa Bình thu gom được 1 tấn 300kg giấy vụn. Liên đội trường Hoàng Diệu thu gom được 2 tấn 700kg giấy vụn. Biết rằng cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50.000 cuốn vở học sinh. Hỏi từ số giấy vụn mà cả hai trường đã thu gom được có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở học sinh?

Hướng dẫn giải bài tập

Khối lượng giấy vụn cả hai trường thu gom được là:

1 tấn 300kg + 2 tấn 700kg = 4 tấn 

 Số vở sản xuất được từ 4 tấn giấy thu gom được là:

( 4 : 2 ) x 50000 = 100.000 ( cuốn )

Đáp số: 100.000 cuốn

Với toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập áp dụng cô Mai Quỳnh đã hướng dẫn hi vọng các bạn học sinh có được cái nhìn tổng quát về 7 đơn vị đo khối lượng, nắm được cách quy đối và ứng dụng làm các bài tập.

Để con học tập và ôn luyện toàn diện hơn, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 5 mong muốn thi vào lớp 6 chất lượng cao, cha mẹ hãy tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2020 – 2021: Các khóa học được trang bị kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, các con có thể lựa chọn phù hợp với năng lực của mình. 

>> Cha mẹ hãy đăng ký và nhận hỗ trợ miễn phí tại đây <<

Bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

\n<title></title> \n<title></title>

Nhận xét:

Trong bảng đơn vị đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần, tức là:

- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;

- Đơn vị bé bằng $\frac{1}{10}$ đơn vị lớn.

 2. Một số dạng bài tập đo khối lượng

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

Phương pháp: Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng: hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 10 lần.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 2 tạ = …yến

Ta có: 1 tạ = 10 yến

Vậy: 2 tạ = 20 yến

b) 9 tạ = …kg

Ta có: 1 tạ = 100 kg

Vậy: 9 tạ = 900 kg

c) 5000g = ...kg

Ta có: 1000g = 1kg

Vậy 5000g = 5kg

d) 23kg = ... tấn

Ta có: 1kg = $\frac{1}{1000}$  tấn

Vậy : 23kg = $\frac{23}{1000}$  tấn

e) 8 tấn 8kg = ...kg

Ta có:  8 tấn 8kg = 8 tấn + 8kg = 8000kg + 8kg = 8008kg .

Vậy:  8 tấn 8kg = 8008kg

g) 728kg = … tạ …kg

Ta có: 728kg = 700kg + 28kg = 7 tạ + 28kg = 7 tạ 28kg.

Vậy:   728kg = 7 tạ 28kg

Dạng 2. Các phép tính với đơn vị đo khối lượng:

Phương pháp:

- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện các phép tính như bình thường.

- Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.

- Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.

Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 16kg + 33kg = ...kg

Ta có: 16 + 33 = 49

Vậy : 16kg + 33kg = 49kg

b) 102g - 75g = ...g

Ta có: 102 - 75 = 27

Vậy 102g - 75g = 27g

c) 3tấn + 8 yến = …yến

Ta có:  3 tấn + 8 yến = 300 yến +8 yến = 308 yến

Vậy:     3 tấn + 8 yến = 308 yến

d) 41kg - 18hg = ...hg

Ta có:  41kg - 18hg = 410hg - 18hg = 392hg.

Vậy 41kg - 18hg = .392 hg

e) 28kg x 4 = ...kg

28kg x 4 = 112kg

f) 57g : 3 = ...g

57g : 3 = 19g

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng

Phương pháp:

- Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.

- Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.

Ví dụ: 

a) 25kg ... 52kg

25kg < 52kg ( vì 25 < 52)

b) 205g ... 183g

205g > 183g ( vì 205 > 183)

c) 5 tấn 50kg…5500kg

Ta có 5 tấn 50kg =5 tấn + 50kg = 5000kg + 50kg = 5050kg.

Mà 5050kg < 5500kg

Vậy 5 tấn 50kg< 5500kg

d) 2 tạ 63kg …2 tạ 7 yến

Ta có :

2 tạ 63kg = 2 tạ + 63kg = 200kg + 63kg = 263kg

2 tạ 7 yến = 2 tạ + 7 yến = 200kg + 70kg = 270kg

Mà 263kg < 270kg.

Vậy 2 tạ 63kg < 2 tạ 7 yến

Dạng 4: Toán có lời văn:

Ví dụ: Một cửa hàng buổi sáng bán được 6 yến gạo. Buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 5kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Phương pháp:

- Đổi 6 yến thành đơn vị kg .

- Tìm số gạo bán được trong buổi chiều.

-Tìm số gạo bán được trong cả hai buổi.

Cách giải:

Đổi 6 yến = 60kg gạo

Buổi chiều cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 - 5 = 55(kg)

Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:

60 + 55 = 115(kg)

Đáp số: 115kg