Vở mâm chày kin bó bột bao lâu đi đuoc

Hỏi: Chào bác sĩ!! Cháu rất mong bác sĩ bỏ một chút thời gian đọc và tư vấn giúp cháu. Thưa bác sĩ. Ngày 25/08/2014 Cháu bị gãy mâm chày phải, cháu đc phẫu thuật bằng 2 vis xốp ( không nẹp). cháu đã tái khám tại bệnh viện Việt Đức 2 lần rồi. Bác sĩ nói sau 11 tuần kể từ khi phẫu thuật cháu đc tỳ nhẹ 30% trọng lượng cơ thể. Can xương cháu tốt. Bác sĩ hẹn giữa tháng 1/2015 khám lại. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ khi nào cháu đc tỳ 100% cơ thể ạ ? Cháu rất mong hồi âm của bác sĩ.

Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ. <>

Trả lời: Mâm chầy là phần xương chịu lực lớn của cơ thể, liên quan đến các động tác gấp duỗi của gối. Gẫy mâm chầy là loại gãy xương gần khớp, ít có phương tiện nào kết hợp xương vững chắc để có thể tỳ sớm sau mổ. Trường hợp của bạn được kết hợp xương bằng hai vít xốp, bạn chỉ được phép đi lại tỳ hoàn toàn trọng lượng cơ thể (100%) khi xương liền vững chắc. Về thời gian sớm nhất là 6 tháng, tuy nhiên tùy trường hợp cụ thể (kiểu gãy, kỹ thuật mổ, phương tiện kết hợp xương…), tùy tiến triển của liền xương trên film xquang mà thời gian được phép tỳ hoàn toàn có thể lâu hơn hoặc nhanh hơn. Theo tôi, sau lần tái khám thứ hai khoảng 6 tuần bạn nên tái khám tiếp để BS chụp phim kiểm tra, đánh giá lại biên độ vận động khớp gối của bạn, từ đó cho bạn lời khuyên chính xác nhất.

Trân trọng.

TS. BS. LÊ QUANG TRÍ

ĐẠI CƯƠNG

Định nghĩa

Đầu trên xương chày được xác định từ mâm chày trong và mâm chày ngoài xương chày (bao gồm cả mặt sụn phía trên) xuống dưới 10 cm- 12 cm, hoặc xuống dưới lồi củ trước xương chày 1cm, hoặc dưới khớp gối 3 khoát ngón tay (hình 1). Gãy xương vùng này là gãy xương xốp và đường gãy thường phạm khớp [3].

 

Hình 1. Giải phẫu đầu trên xương chày[3]

Dịch tể học[1]

Là loại gãy chiếm 1% các gãy xương và 8% gãy xương ở người cao tuổi.

Nguyên nhân và cơ chế chấn thương [2]

Nguyên nhân trực tiếp thường gặp ở người trẻ tuổi, do tai nạn giao thông và sinh hoạt, lực tác động trực tiếp vào xương gãy, dễ gây gãy hở (hình 2)

 

Hình 2. Nguyên nhân trực tiếp gây gãy đầu trên xương chày [3]

Chấn thương gián tiếp: do gập và xoay cẳng chân quá gấp khi ngã cao. Lực chấn thương tạo nên lực bẻ, xoắn làm xương bị gãy, thường kèm tổn thương dây chằng, sụn chêm (hình 3).

 

Hình 3. Nguyên nhân gián tiếp gây gãy đầu trên xương chày [3]

Phân loại

Phân loại theo mức độ tổn thương

Gãy xương có tổn thương sụn khớp.

Gãy xương không tổn thương sụn khớp.

Phân loại theo Schatzker, đây là phân loại theo Bắc Mỹ gồm sáu độ (hình 4)

Độ I: gãy tách mâm chày ngoài.

Độ II: di lệch ổ gãy mâm chày ngoài.

Độ III: gãy tách và lún mâm chày ngoài.

Độ IV: gãy mâm chày trong.

Độ V: gãy hai mâm chày.

Độ VI: gãy hai mâm chày và đường gãy đến hành- thân xương.

 

Hình 4. Phân loại gãy đầu trên xương chày theo Schatzker A. Độ I  B. Độ II  C. Độ III   D. Độ IV  E. Độ V  F. Độ VI [3]

TRIỆU CHỨNG [1]

Lâm sàng

Toàn thân: bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau 

Shock: do đau, mất máu, mất ý thức, da xanh, niêm mạc nhợt, mũi lạnh, tim đập nhanh, lạnh, vả mồ hôi, tụt huyết áp, …

Thuyên tắc mạch máu, thuyên tắc phổi do mỡ, tổn thương kết hợp, …

Tại chổ chi gãy

Chi gãy đau và bị bất lực vân động chủ động và thụ động.

Gối sưng nề, biến dạng, bàn chân xoay ngoài (bờ ngoài bàn chân chạm vào giường), chân vẹo trong, vẹo ngoài (hình 5).

 

Hình 5. Biến dạng trong gãy đầu gần xương chày [1].

Ấn có điểm đau chói cố định tại ổ gãy, có thể thấy cử động bất thường và lạo xạo xương song không nên cố ý tìm vì dễ gây choáng.

Tràn dịch khớp gối, bập bềnh xương bánh chè (+).

Chú ý kiểm tra tổn thương mạch máu, thần kinh, phát hiện kịp thời hội chứng chèn ép khoang (bắt mạch mu chân, ống gót, hồi lưu mao mạch, dị cảm, lạnh…)

X- Quang

Cần chụp khớp gối 2 tư thế thẳng nghiêng để đánh giá chính xác vị trí và tính chất gãy, đồng thời giúp cho việc chọn lựa phương pháp điều trị và phương tiện kết hợp xương phù hợp (hình 6).

 

Hình 6. X- Quang gãy mâm chày [2].

Đối với gãy phức tạp, nhiều mảnh, có thể chụp CT scanner, MRI khớp gối.

Chụp mạch máu có thuốc cản quang, siêu âm rất cần thiết nếu nghi ngờ tổn thương mạch máu.

ĐIỀU TRỊ

Sơ cứu [2]

Phòng và chống shock: giảm đau, truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim mạch, cho uống nước chè đường ấm, …

Giảm đau

Dùng các thuốc giảm đau toàn thân (promedol 0,02 x 1ống hoặc morphin 0,01 x 1ống), nếu không có thể dùng các loại thuốc giảm đau ngoại vi (Profenid 1g x 1lọ hoặc fendel 20mg x 1ống), ….

Phóng bế Novocain 0,25% x 80 -120ml tại gốc đùi. + Giảm đau ổ gãy bằng Novocain 1% x 20-30ml.

Bất động tạm thời

Có thể dùng nẹp tre, nẹp gỗ hoặc nẹp cramer 

Vận chuyển

Khi tình trạng bênh nhân ổn định hết shock vận chuyển nhẹ nhàng trên cán cứng về các tuyến điều trị thực thụ.

Điều trị thực thụ [1]

Mục đích điều trị

Mang lại chức năng duỗi hoàn toàn, gấp tối thiểu được 120°.

Trả lại mặt khớp bình thường và sửa chữa dây chằng, bao khớp nhằm tránh sự mất vững của khớp gối sau này.

Điều trị bảo tồn

Nắn chỉnh bó bột được chỉ định cho gãy mâm chày với di lệch và lún không quá 4 mm.

Gãy không di lệch: bó bột đùi bàn chân, gấp gối 5°, hoặc dung nẹp chỉnh hình.

Gãy có di lệch: nắn kín có hoặc không có xuyên đinh kéo tạ, bó bột đùi bàn chân, gấp gối 5° (hình 7).

 

Hình 7. Phương pháp bó bột điều trị bảo tồn gãy mâm chày ít di lệch [1].

Phẫu thuật

Phẫu thuật kết hợp xương bên trong[3]

Chỉ định

Mặt sụn khớp di lệch > 2 mm.

Di lệch chồng ngắn thân xương- hành xương > 1 cm.

Biến dạng mở góc > 10°.

Gãy hở.  

Gãy xương kèm theo hội chứng khoang.

Gãy kèm tổn thương dây chằng cần sửa chữa.

Mổ, nắn chỉnh và kết hợp xương bên trong với vít xốp, một hoặc hai nẹp vít, kim Kirschners, … (hình 8). 

 

Hình 8. Kết hợp xương đầu trên xương chày bằng vít xốp và nẹp vít [2].

Cố định ngoài với gãy xương hở, nguy cơ nhiễm trùng cao, gãy nát (hình 9)  

 

Hình 9. Kết hợp xương đầu trên xương chày bằng cố định ngoài [1]

Kéo liên tục qua xương gót thường áp dụng đối với người già tổng trạng kém, gãy hở, gãy vụn, gãy bệnh lý hoặc kéo trong thời gian chờ mổ.  

 

Hình 10. Kéo liên tục xương gót trong điều trị gãy đầu trên xương chày [1]

BIẾN CHỨNG

Biến chứng

Toàn thân

Sớm

Shock: do mất máu, đau.

Tắc mạch do mỡ: mỡ trong tủy trong các xoang tĩnh mạch chảy vào máu gây tắc mạch phổi.

Muộn: viêm phổi, viêm đường tiết liệu, loét các điểm tỳ do nằm bất động lâu.

Tại chỗ

Sớm: 

Tổn thương mạch máu- thần kinh do đầu xương gãy chọc vào.

Đầu xương chọc ra ngoài gây gãy hở xương.

Muộn

Liền lệch,vẹo, gập góc, chồng, xoay → thay đổi điểm tì của các khớp.

Teo cơ cứng khớp gối do bất động lâu ngày nếu điều trị bằng nắn chỉnh bó bột.[3]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Phúc- Gãy mâm chày- chấn đoán và điều trị 2002.

Nguyễn Văn Quang- Gãy mâm chày, Bài giảng bệnh học CTCH và PHCN

John Ebnezar - Textbook of Orthopedics, Devaraj Urs Medical College Kolar, Karnataka, 2010, p: 284-288.

Video liên quan

Chủ đề