Xử phạt hàng hóa không có hóa đơn

Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc tao, lập hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi bán hàng hóa, dịch vụ, theo đó, khi bán hàng hóa, bên bán phải lập và giao hóa đơn cho bên mua đối với hàng hóa có giá trị từ 200.000 đồng trở lên và hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng khi bên mua có yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Từ quy định trên có thể thấy, khi vận chuyển hàng hóa trên đường đối với những trường hợp trên thì phải có hóa đơn. Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với hàng hóa có giá trị dưới 200.000 đồng thì phải có bảng kê bán kê bán lẻ hàng hóa. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.

2. Mức xử phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn

Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.1. Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn thì một trong các hành vi cụ thể bị xử phạt được quy định bao gồm:

- Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. (điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2013/NĐ-CP).

- Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (khoản 4 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP).

2.2. Xử phạt về hành vi trốn thuế

Việc xử phạt đối với hành vi trốn thuế được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC. Theo đó, nếu người nộp thuế có hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá thì bị xử lý cụ thể như sau:

Một là, hình thức xử phạt chính:

  • Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên;
  • Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ;
  • Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Hai là, hình thức xử phạt bổ sung:

Ngoài hình thức phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

Xử phạt hàng hóa không có hóa đơn
Cách xử lý khi mua hàng không có hóa đơn GTGT đầu vào

Hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn phải xử lý như thế nào? Dich Vụ Trái Đất xin hướng dẫn cách hạch toán và xử lý chi phí mua hàng không có hóa đơn GTGT đầu vào.

Trước khi đi vào việc xử lý mua hàng không có hóa đơn, các bạn cần chú ý điểm sau: Theo Công văn 3512/TCT-CS ngày 22/08/2014 của Bộ tài chính:

- Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế. - Nếu người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Theo Công văn 244/TCT-CS ngày 18/01/2013 của Bộ tài chính: - Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ: +/ Trong thời hạn 12 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 200.000 đến 2.000.000 đồng

+/ Trong thời hạn 12 – 24 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 300.000 đến 3.000.000 đồng .I. Nếu mua của hộ gia đình, cá nhân có mức doanh thu < 100 triệu /năm

1. Cách xử lý mua hàng không có hóa đơn đầu vào:

Kể từ ngày 02/08/2014 khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. (Mới nhất từ ngày 6/8/2015: Theo Thông tư 96/2015/TT­BTC ngày 22/06/2015): Nếu DN các bạn mua hàng trong các trường hợp sau:

- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công

không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra; - Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; - Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra; - Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh < 100 triệu đồng/năm.

Tất cả các trường hợp mua hàng không có hóa đơn đầu vào nêu trên. DN muốn được ghi nhận vào chi phí thì

phải làm bộ hồ sơ như sau:- Hợp đồng mua bán. - Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì không có hóa đơn). - Biên bản bàn giao hàng hóa. - Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).Lưu ý: Bảng kê phải do người đại diện theo pháp luật của DN (hoặc người được ủy quyền) ký và chịu trách nhiệm. - Giá mua hàng trên bảng kê phải tương tự như giá trên thị trường (Nếu cao hơn sẽ bị loại)

VD 1:

DN bạn đi thuê nhà của hộ gia đình, cá nhân làm văn phòng:

- Nếu tổng số tiền thuê nhà

< 100.000.000/năm: Thì bạn phải làm bộ hồ sơ như trên : Hợp đồng thuê nhà, biên bản bàn giao, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TNDN.

Vì:

Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT- BTC: - Những hộ gia đình, cá nhân cho thuê tài sản mà tổng số tiền thuê nhà < 100.000.000/năm thì: Không phải khai, nộp thuế GTGT, TNCN (chỉ cần nộp thuế môn bài) và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ (Như vậy là không có hóa đơn).

- Nếu tổng số tiền nhà mà

\> 100.000.000/năm: Thì hộ gia đình, cá nhân cho thuê (hoặc DN đi thuê) phải khai, nộp thuế. Sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân. Dựa vào hóa đơn đó DN được hạch toán vào chi phí.

Chi tiết xem tại đây: Cách đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lý.

VD2: DN bạn đi mua xe ô tô đã sử dụng của cá nhân, hộ gia đình:

- Vì cá nhân bán tài sản đã qua sử dụng (không kinh doanh) thì không phải khai, nộp thuế, nên cơ quan thuế không cấp hóa đơn (Không có hóa đơn).

Như vậy: DN cần phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như trên: Hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TNDN. Quan trọng nhất: Là DN phải làm thủ tục sang tên đổi chủ nhé! - Sau khi đã nộp thuế trước bạ và Ô tô mang tên DN thì DN được trích khấu hao bình thường. Chi tiết về thủ tục và cách trích khấu hao xem tại đây:

2. Cách hạch toán mua hàng không có hóa đơn đầu vào: - Sau khi đã xử lý xong việc đưa các khoản chi phí đó vào chi phí hợp lý, thì các bạn căn cứ vào chứng từ thanh toán để hạch toán như chi phí bình thường thôi.

Chú ý: Theo khoản 2.5 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015. Về chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân: - Bổ sung quy định không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế đối với chi trả tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ như sau:

- Nếu DN thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

- Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

- Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

II. Nếu mua của hộ gia đình, cá nhân có mức doanh thu từ 100 triệu /năm trờ lên:

- Trường hợp này thì hộ gia đình, cá nhân kinh doanh phải lên cơ quan thuế để nộp thuế, sau đó cơ quan thuế sẽ bán cho 1 hóa đơn bán hàng để đưa cho DN đi thuê.

->

Dựa vào hóa đơn bán hàng đó, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng, phiếu chi thì DN được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.