Xuất hóa đơn không giao cho khách hàng

Khách hàng không lấy hoá đơn phải xử lý thế nào? Trong thực thế có nhiều trường hợp khách hàng mua hàng nhưng lại không lấy hóa đơn, kế toán phụ thuộc vào giá trị thanh toán để xử lý theo đúng quy định.

Trong bài viết này Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử khách hàng không lấy hóa đơn

Quy định trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn

1. Trường hợp khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng

Căn cứ Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:

"Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ "người mua không lấy hoá đơn" hoặc "người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế."

⇒ Khi bán hàng có giá trị đơn hàng > 200.000 đồng thì bắt buộc phải xuất hóa đơn (dù khách hàng không lấy hóa đơn).

Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

2. Trường hợp khách lẻ mua dưới 200.000 đồng không lấy hóa đơn

Theo Điều 16, Thông tư 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 28/9/2010, trường hợp khách hàng mua lẻ đơn hàng trị giá dưới 200.000 đồng và không lấy hóa đơn xử lý như sau:

"Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn

1. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.7 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”."

Xuất hóa đơn không giao cho khách hàng

Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng

⇒ Như vậy Trường hợp giá trị đơn hàng < 200.000 thì không cần phải lập hóa đơn từng lần, nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Cuối ngày các bạn phải lập một hoá đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

\>>>>>>>>> Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Thực Hành

Cách viết hóa đơn điện tử khách hàng không lấy hóa đơn

Như Kế toán Lê Ánh đã trình bày ở trên, trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì doanh nghiệp vẫn xuất hóa đơn như các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ thông thường.

Tiêu thức "Họ tên người mua hàng" sẽ ghi là "Khách hàng không lấy hoá đơn". Hoặc mua "người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế".

Ví dụ: Ngày 29/2/2020, Công ty Kế toán Việt bán hàng, khách hàng không lấy hóa đơn, thu tiền mặt 2.750.000 đồng

⇒ Để kê khai hóa đơn điện tử khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán thực hiện kê khai thuế như các hóa đơn bình thường.

Mức xử phạt khi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên:

"3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

...

  1. Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê"

(Theo Khoản 3, Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC)

"4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.”

(Khoản 4, Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC)

Trên đây Kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách viết hóa đơn điện tử khách hàng không lấy hóa đơn. Hóa đơn điện tử đã được áp dụng tại hầu hết các doanh nghiệp vì vậy tìm hiểu những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn điện tử sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong công việc thực tế, hãy tham khảo thêm các bài viết dưới đây nhé:

Khách hàng không lấy hóa đơn thì xuất như thế nào?

Như vậy, đối với khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn thì bên mua vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ cho từng lần bán, đồng thời từ thời điểm triển khai hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì bên bán còn cần báo cáo dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định.

Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Mặt khác, theo Khoản 5, Điều 24, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng – 20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua, trừ các trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này.

Bao nhiêu tiền thì xuất hóa đơn điện tử?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC (đã hết hiệu lực) có quy định về việc không cần lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

Xuất hóa đơn đỏ cho cá nhân để làm gì?

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ nhằm thể hiện giá trị hàng hóa bán/cung cấp cho người mua. Hóa đơn đỏ thể hiện thông tin của hai bên người bán, mua do bên cung cấp dịch vụ xuất và là căn cứ để xác định số thuế cần nộp.