Cục thuế tphcm hóa đơn phải ký sống năm 2024

Cơ quan Thuế sẽ phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan liên quan khác tăng cường thanh tra, kiểm tra việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm theo pháp luật nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.

Liên quan đến thực hiện quy định xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, Cục Thuế TPHCM vừa có thông báo gửi đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TPHCM.

Theo Cục Thuế, việc này đã được quy định rõ tại Luật Quản lý thuế và Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Theo hướng dẫn của Cục Thuế TPHCM, hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho cá nhân không kinh doanh không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.

Đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.

Cục thuế tphcm hóa đơn phải ký sống năm 2024
Xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng ngày 20-11 tại trạm xăng Petrolimex Petrol trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM). Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ngoài ra, để đôn đốc triển khai hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, trước đây cơ quan thuế đã có Công văn 2122 ngày 20-6-2022 gửi đến Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.

“Để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ, Cục Thuế yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu triển khai đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc đơn vị khi bán xăng dầu cho khách hàng phải thực hiện lập hoá đơn khi kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán cho khách hàng là cá nhân. Đồng thời người bán phải lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu”, Cục Thuế TPHCM yêu cầu.

Cơ quan Thuế sẽ phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan liên quan khác tăng cường thanh tra, kiểm tra việc lập hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, bảo đảm đúng quy định pháp luật, xử lý nghiêm theo pháp luật nếu không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện. Cục Thuế đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khẩn trương hoàn thiện nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, liên hệ các nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để triển khai thực hiện.

Hiện nay, hệ thống cửa hàng xăng dầu của một số đơn vị trên địa bàn TPHCM đã triển khai thực hiện xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Trong thời gian tới, Cục Thuế sẽ tổ chức các buổi hội thảo triển khai hóa đơn điện tử đối với các đơn vị kinh doanh, bán lẻ xăng dầu nhằm hỗ trợ công tác triển khai hệ thống công nghệ thông tin, các giải pháp để thực hiện, giải đáp vướng mắc về việc triển khai lập hóa đơn điện tử việc bán xăng dầu theo từng lần bán hàng đến doanh nghiệp.

Trường hợp có vướng mắc, người nộp thuế gửi thông tin đến các cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn. Cục Thuế cam kết đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật thuế nói chung và hóa đơn điện tử nói riêng.

Theo Cục Thuế TPHCM, giải pháp tối ưu đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là triển khai áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Đặc điểm của bán lẻ xăng dầu là hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng, có thời gian hoạt động thường xuyên, liên tục, giá trị từng hóa đơn không nhiều nhưng số lượng hóa đơn rất lớn. Do đó việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng như:

(i) Có thể xuất hóa đơn điện tử ngay cho khách hàng kể cả ngoài giờ hay đêm khuya do hóa đơn in ra từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế chính là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định;

(ii) Chủ động hơn trong việc điều chỉnh sai sót do hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền được gửi vào cuối ngày không phải gửi từng hóa đơn như loại hóa đơn có mã thông thường;

(iii) Tại một điểm bán hàng có thể thiết lập nhiều máy tính tiền theo quy định để xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi;

(iv) Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng cần hóa đơn để tham dự thưởng do thông tin trên hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có thêm trường thông tin về CMND/CCCD trong trường hợp người mua hàng chưa có mã số thuế hoặc không nhớ mã số thuế.

Nhiều doanh nghiệp lo lắng sau khi nhận được yêu cầu giải trình từ cơ quan thuế về việc mua phải hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cơ quan thuế đang đẩy khó khăn cho doanh nghiệp. Kinh doanh thời điểm này vô vàn khó khăn, doanh nghiệp như con người, nay sống mai chết, làm sao tiên lượng nổi...

Đó là một trong rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online bày tỏ nỗi bức xúc của doanh nghiệp, về việc phải giải trình hóa đơn theo yêu cầu của cơ quan thuế khi doanh nghiệp bên bán hàng bỏ trốn.

Số lượng doanh nghiệp phải giải trình lên đến hàng ngàn do số doanh nghiệp bị liệt vào danh sách rủi ro hóa đơn điện tử lên đến hơn 520 doanh nghiệp.

Kế toán một doanh nghiệp than trời: "Giờ mua bán có hợp đồng, bàn giao, thanh lý còn chưa đủ. Cần có tài tiên tri xem doanh nghiệp bán hàng cho mình tương lai có bỏ trốn hay không".

Doanh nghiệp tốn thời gian, nhân sự giải trình cơ quan thuế

Bạn đọc Hiệp kể: "Công ty tôi có mua khoảng 15 triệu tiền sơn chống rỉ để thi công cải tạo sửa chữa một công trình trường học. Việc mua bán giao cho cán bộ thi công mua hàng, yêu cầu lấy hóa đơn kèm theo.

Sau một hồi giải trình và nghe các câu hỏi của cán bộ cơ quan thuế, chúng tôi đã phải loại trừ chi phí và điều chỉnh tờ khai vì sợ phức tạp và xác minh kéo dài".

Rơi vào trường hợp tương tự, bạn đọc MiMi cho biết: "Công ty mình đây, tự nhiên nhận được email của thuế bảo lên giải trình hóa đơn mua bán với công ty bỏ trốn. Sau đó mình gọi điện lên gặp cán bộ thuế bảo không mua bán gì với công ty đó.

Cơ quan thuế nói rằng không có thì mang hồ sơ lên giải trình để chứng minh! Từ đầu năm đến giờ có làm được gì đâu, doanh thu vài chục triệu".

Hậu quả của việc giải trình này, theo bạn đọc Trung Kiên: "Cái mất lớn nhất là mất thời gian giải trình và phải phân công 1-2 nhân sự chỉ để làm cái việc đi giải trình".

Bạn đọc Thai Binh than: "Doanh nghiệp đã khổ trăm thứ rồi còn phải lo giải trình cho hết cơ quan này đến cơ quan khác. Nỗi khổ không biết kêu ai".

"Doanh nghiệp phải vận dụng tâm trí làm ăn để đóng thuế, chứ không phải chịu cảnh khốn khổ như vầy" - bạn đọc Minh bày tỏ.

Cơ quan thuế đẩy khó cho doanh nghiệp

Nhiều bạn đọc chỉ rõ: cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm trong việc xác định rủi ro hóa đơn điện tử và xử lý doanh nghiệp bỏ trốn, không thể đẩy chuyện khó cho doanh nghiệp.

Bạn đọc Lê Hùng có ý kiến: "Cơ quan thuế đang đẩy khó khăn cho doanh nghiệp. Kinh doanh thời điểm này vô vàn khó khăn, doanh nghiệp như con người, nay sống mai chết làm sao tiên lượng nổi.

Nếu có doanh nghiệp thành lập để bán hóa đơn, cơ quan thuế phải là người phát hiện trước hết, vì chỉ cần xuất hóa đơn mà không kê khai thuế, là đưa vào diện giám sát rồi. Đó là chưa kể khi doanh nghiệp xuất hóa đơn phải qua cơ quan thuế thẩm định.

Tại sao khi doanh nghiệp bên bán bỏ trốn, cơ quan thuế lại đẩy hết trách nhiệm cho doanh nghiệp bên mua, khi chính họ cũng là bên bị hại?".

Cùng nhận định, bạn đọc Châu dứt khoát: "Rõ ràng cơ quan thuế đẩy trách nhiệm và khó khăn cho doanh nghiệp. Ngành thuế quản lý việc xuất hóa đơn của các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp xuất khống hóa đơn là trách nhiệm của ngành thuế.

Việc để các công ty xuất hóa đơn rồi bỏ trốn là trách nhiệm của chính quyền và ngành thuế".

Bạn đọc Huy lập luận thêm: "Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã, trách nhiệm quản lý là ở cơ quan thuế, đừng cứ việc gì khó lại đẩy cho người khác. Nợ thuế thì bị phạt, có khả năng bị truy tố hình sự. Trách nhiệm của ai người đó chịu đi chứ, thuế ơi".

Phụ trách kế toán của doanh nghiệp, bạn đọc Nhung đặt ra câu hỏi với cơ quan thuế: "Doanh nghiệp bỏ trốn, cơ quan thuế không làm gì được thì quay ra truy trách nhiệm, phạt tiền người mua hàng là sao?

Trong khi họ đã mất tiền mua hàng, hóa đơn, chứng từ đầy đủ, lại bắt phạt, loại chi phí khấu trừ. Trách nhiệm của cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn ở đâu, xử lý như thế nào?".