1 điểm trong chứng khoán phái sinh bao nhiêu tiền năm 2024

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngoài các sản phẩm chứng khoán cơ sở, thị trường xuất hiện thêm sản phẩm phái sinh, cụ thể là hợp đồng phái sinh. Hợp đồng phái sinh giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Vậy hợp đồng phái sinh là gì và cách tính giá hợp đồng phái sinh mà bất kỳ nhà đầu tư mới nào phải nắm rõ trước khi quyết định tham gia thị trường phái sinh. Hy vọng những thông tin này giúp các nhà đầu tư mới bớt lo lắng và tự tin hơn khi tham gia vào thị trường phái sinh đầy thử thách.

Thị trường phái sinh là một thị trường được đầu tư sôi nổi tại Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư có phong cách mạo hiểm và lưu động vốn nhanh. Đây chính là lý do các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh để tránh các trường hợp lỗ nặng xảy ra. Cùng Anfin xem qua cách tính cũng như những thông tin liên quan đến chứng khoán phái sinh nhé!

Chứng khoán phái sinh là gì?

Loại chứng khoán phái sinh có những đặc điểm, bản chất riêng mà các nhà đầu tư cần nắm rõ để có thể tự tin đưa ra những quyết định trong các giao dịch phái sinh phát sinh.

Chứng khoán phái sinh là một trong những công cụ tài chính hữu ích. Nhờ vào đó các nhà giao dịch có thể định giá được dựa trên giá trị của một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở khác. Thông thường các tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh gồm những mặt hàng hóa khác nhau như nông sản, kim loại,... hoặc các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,...

1 điểm trong chứng khoán phái sinh bao nhiêu tiền năm 2024

Phân loại

Chứng khoán phái sinh có 4 loại chính:

  • HĐKH - Hợp đồng kỳ hạn: Giao dịch mua hoặc bán một loại tài sản của hai bên tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Mức giá sẽ được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch. Giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên những thỏa thuận pháp lý của cả 2 bên.
  • HĐTL - Hợp đồng tương lai: Đây là một loại hợp động kỳ hạn đã được chuẩn hóa và niêm yết. Mọi giao dịch tại thị trường sẽ được tập trung và thực hiện tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
  • HĐQC - Hợp đồng quyền chọn: Trong quá trình giao dịch, một bên sẽ có quyền đưa ra yêu cầu cho bên còn lại phải thực hiện việc mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở. Mức giá sẽ được xác định tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm nhất định trong tương lai. Mọi giao dịch được thực hiện dựa trên thỏa thuận pháp lý giữa 2 bên.
  • HĐHĐ - Hợp đồng Hoán đổi: Đây là một thỏa thuận pháp lý mà cả 2 bên đều cam kết sẽ hoán đổi dòng tiền trong tương lai theo một phương thức được định sẵn.

Tại Việt Nam, loại chứng khoán phái sinh đầu tiên được áp dụng triển khai chính là hợp đồng tương lai. Dựa vào các nguyên tắc giao dịch của HĐTL, đây được đánh giá có sự tương đồng với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở. Nhờ vào đó đã đáp ứng được những tiêu chí đơn giản và dễ dàng tiếp cận với những đối tượng đầu tư khác.

1 điểm trong chứng khoán phái sinh bao nhiêu tiền năm 2024

Ưu điểm

Một số ưu điểm của chứng khoán phái sinh:

  • Nâng cao bảo vệ: Các nhà đầu tư có thể tự bảo vệ mình hiệu quả hơn. Với HĐTL, các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu sau đó khoản 5 giây, tránh được các trường hợp cổ phiếu giảm mạnh và chịu lỗ khá nhiều.
  • Quản lý rủi ro: Bạn muốn mua hết cả 30 mã cổ phiếu trong rổ VN30 để phân tán rủi ro thì việc này vô cùng khó. Nhưng với HĐTL, việc này vô cùng dễ dàng chỉ với một cú nhấp chuột.
  • Xoay vòng vốn nhanh: Các giao dịch T+ có khả năng xoay nhiều vòng trong ngày của chứng khoán phái sinh. Chính vì thế, công cụ này khá khác biệt so với chứng khoán cơ sở.
  • Áp dụng đòn bẩy cao: Nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn ít hơn nhằm kiếm được nhiều tiền hơn hoặc sẽ trả giá cho những bước đi sai lầm rất nhanh so với mức độ thiệt hại ít hơn.
  • Xây dựng chiến lược linh hoạt: Tùy diễn biến của thị trường, đặc biệt thị trường có biến động thì chiến lược có thể Long (tham gia với vị thế Mua) và có thể Short (tham gia với vị thế Bán).

1 điểm trong chứng khoán phái sinh bao nhiêu tiền năm 2024

Cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh

Quy tắc xác định lãi lỗ vị thế cuối ngày

Cách tính lãi lỗ của chứng khoán phái sinh được xác định dựa trên cơ sở của sự chênh lệch giá thanh toán vào cuối ngày với giá bình quân gia quyền theo số lượng của mỗi loại vị thế. Từ đó sẽ được bù trừ ròng để xác định được nghĩa vụ thanh toán cuối cùng của nhà đầu tư.

Công thức tính lãi lỗ trong chứng khoán phái sinh

Bạn muốn tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh thì hãy áp dụng công thức sau:

VM cuối ngày = (DSPt - VWAP) x số hợp đồng x hệ số

Trong đó:

  • DSPt là sự chênh lệch giá thanh toán vào cuối ngày.
  • VWAP là giá bình quân gia truyền theo số lượng.
  • Khi ở vị thế Long (tham gia với vị thế Mua) thì VWAP = giá bình quân gia quyền mua.
  • Khi ở vị thế Short (tham gia với vị thế Bán) thì VWAP = già bình quân gia quyền bán.
  • Số hợp đồng được biểu thị (+) là Long và (-) là Short.
  • Nếu không phát sinh giao dịch nào thì VWAP = DSPt - 1

Một số ví dụ

Trường hợp mở vị thế mua:

Tại phiên giao dịch phái sinh, B đã mở 5 vị thế mua Hợp đồng Tương lai (HĐTL) VN30F1902 với giá 800. Kế đến, B tiếp tục mở thêm 2 vị thế mua với giá 820,000. Vậy nên giá bình quân gia quyền mua sẽ bằng (5 x 800 + 2 x 820) / 7 = 806.

Vào cuối phiến, đặt trường hợp nếu B vẫn tiếp tục giữ nguyên vị thế mua đến hết phiên và giá DSP= 820. Vậy kết quả sẽ cho ra VM = (820 - 807) x 7 x 100,000 = 9,100,000. Khi đó, tài khoản của B sẽ lãi đến 9,100,000.

1 điểm trong chứng khoán phái sinh bao nhiêu tiền năm 2024

Trường hợp mở vị thế bán:

Tại phiên giao dịch phái sinh, A mở 2 vị thế mua HĐTL VN30F1902 giá 900. Tiếp đó, A tiếp tục mở thêm 3 vị thế mua với giá 920. Suy ra, giá bình quân gia quyền mua sẽ bằng (2 x 900 + 3 x 920)/5 = 912.

Tiếp theo, B mở 2 vị thế bán với giá 915. Vào cuối ngày, nếu A vẫn giữ nguyên trạng thái tài khoản như trên cho đến hết phiên và giá DPS = 920. Vậy ta sẽ tính được như sau: VM = (920 - 915) x 5 x 100,000 + (920 - 915) x (-2) x 100,000 = 1,500,000.

Như vậy, khi đó tài khoản của B sẽ lãi 1,500,000.

Hy vọng với những chia sẻ của Anfin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng khoán phái sinh và cách tính lãi lỗ chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Theo dõi Anfin để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong lĩnh vực đầu tư tài chính nhé!