1 giờ lao động được bao nhiêu tiền năm 2024

Từ ngày 1.7.2022, Nghị định 38/2022/NĐ-CP (quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động) chính thức có hiệu lực. Theo Nghị định này, lần đầu tiên lương tối thiểu giờ được ấn định trong thực tế.

1 giờ lao động được bao nhiêu tiền năm 2024
Nhân viên làm việc tại cửa hàng cà phê của anh N.T.S. Ảnh: Lương Hạnh.

Chủ sử dụng lao động nói gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2022 được chia thành mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ, quy định cho theo 4 vùng.

Về mức lương tối thiểu theo tháng: Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng; vùng II: 4.160.000 đồng/tháng; vùng III: 3.640.000 đồng/tháng; vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng (bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành).

Về mức lương tối thiểu theo giờ: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; vùng II: 20.000 đồng/giờ; vùng III: 17.500 đồng/giờ; vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Trước thông tin về việc lần đầu tiên lương tối thiểu vùng theo giờ được áp dụng, anh N.T.S - quản lý một cửa hàng cà phê tại phường Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, đa phần nhân sự của cửa hàng anh không có hợp đồng lao động bằng văn bản.

Nhân viên phục vụ được trả mức lương từ 17.000 - 18.000 đồng/giờ, nhân viên pha chế được trả mức lương từ 20.000 - 25.000 đồng/giờ, tùy theo năng lực.

Sau khi biết tin Chính phủ yêu cầu tăng lương tối thiểu theo giờ cao nhất là 22.500 đồng/giờ áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I, anh S. cho biết, việc này rất khó thực hiện. “Mức lương chúng tôi trả cho nhân viên đã được cả 2 bên thỏa thuận trước khi họ vào làm. Công việc phục vụ khách hàng không đòi hỏi quá cao, cũng không quá vất vả. Nếu trả hơn mức lương hiện tại thì không hợp lý và cũng khó cho chúng tôi” - anh S. thông tin.

Cũng theo quản lý này, việc áp dụng mức lương tối thiểu với điều kiện là phải có hợp đồng lao động. Trong khi cửa hàng anh đều không ký hợp đồng cho nhân viên.

“Đối với nhân viên phục vụ, chúng tôi không đòi hỏi họ phải gắn bó quá lâu. Có người chỉ làm được 1-2 tháng, cũng có người vừa làm được khoảng 1-2 tuần đã nghỉ. Việc ký hợp đồng sẽ làm mất thời gian cả 2 bên”, anh S. chia sẻ.

Còn đối với cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống của anh Nguyễn Trần Nam Khánh, mức lương của các nhân viên tại đây đều được trả cao hơn mức lương tối thiểu mới được quy định. Nhân viên phục vụ đã có mức lương thấp nhất cửa hàng là 23.000 đồng/giờ.

Theo anh Khánh, mức lương này được trả tương xứng với vị trí làm việc, tính chất công việc.

“Quy định mới này cũng chỉ nhằm để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Nhà hàng chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lương đối với nhân viên làm tốt, gắn bó lâu dài với nhà hàng” - anh Khánh bày tỏ.

Mức xử phạt là bao nhiêu nếu vi phạm?

Khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như sau: Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động; từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Mức phạt tiền đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ).

Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng có thể bị phạt đối đa đến 75 triệu đồng. Trong trường hợp người trả lương là tổ chức, doanh nghiệp, mức phạt tối đa có thể lên đến 150 triệu đồng.

Trên thực tế bà Thêu làm việc ca đêm với thời gian từ 20 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau (có ngày được nghỉ giữa ca từ 0 giờ đến 1 giờ và có ngày không được nghỉ giữa ca).

Công ty tính lương ca đêm cho bà Thêu như sau:

- Thời gian làm ca đêm từ 20 giờ đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, công ty tính trả lương hệ số 1,0. Cụ thể: 300.000 đồng x 1,0 = 300.000 đồng.

- Thời gian làm thêm giờ từ 4 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau được tính là làm thêm giờ của ca ngày và nhân hệ số 1,5. Cụ thể: 300.000 đồng: 8 giờ x 4 giờ x 1,5 = 25.000 đồng).

Bà Thêu hỏi, công ty tính tiền lương làm ca đêm và tiền lương làm thêm giờ của bà như vậy là đúng hay sai? Nếu sai thì cách tính đúng là như thế nào?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bà Phạm Thị Thêu như sau:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động, thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Điều 105 Bộ luật này quy định, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Khoản 2, Điều 106 Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Được sự đồng ý của người lao động; bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm.

Theo Điều 108 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 6 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

Điều 97 Bộ luật Lao động quy định, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Trường hợp bà Phạm Thị Thêu phản ánh, công ty chia thành 2 ca làm việc như sau:

Ca ngày thời gian làm việc buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ và buổi chiều từ 14 giờ đến 18 giờ. Tổng thời gian làm việc là 8 giờ. Tiền lương áp dụng 300.000 đồng/ngày/8 giờ.

Ca đêm thời gian làm việc từ 20 giờ đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, tiền lương tính hệ số 1,0 bằng 300.000 đồng/ngày/8 giờ.

Trên thực tế bà Thêu phải làm việc ca đêm từ 20 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau. Có ngày được nghỉ giữa ca từ 0 giờ đến 1 giờ và có ngày không được nghỉ giữa ca.

Công ty tính trả lương ca đêm cho bà Thêu như sau: Thời gian làm ca đêm từ 20 giờ đến 4 giờ, bằng 8 giờ, tiền lương được tính hệ số 1,0 với mức lương 300.000 đồng.

Thời gian làm thêm giờ từ 4 giờ đến 8 giờ, bằng 8 giờ, được tính là làm thêm giờ của ca ngày và nhân hệ số 1,5. Cụ thể: 4 giờ x 300.000 đồng : 8 giờ x 1,5 = 225.000 đồng.

Tổng số tiền bà Thêu được công ty trả khi làm việc ca đêm từ 20 giờ đến 8 giờ sáng (tổng thời gian làm việc là 12 giờ, trong đó có 8 giờ ca đêm, 4 giờ làm thêm) là 300.000 đồng 225.000 đồng = 525.000 đồng.

Theo luật sư, việc công ty tính trả tiền lương làm ca đêm và tiền lương làm thêm giờ trước và sau ca đêm cho bà Thêu là chưa đúng quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể:

Căn cứ quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Việc tính trả lương đối với thời gian làm việc từ 20 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau của bà Thêu, được chia thành 3 thời điểm như sau:

- Từ 20 giờ đến 22 giờ là thời gian làm thêm giờ trước khi vào ca đêm. Tiền lương làm thêm giờ áp dụng Điểm a, Khoản 1, Điều 97 Bộ luật Lao động, như sau: (300.000 đồng : 8 giờ) x 2 giờ x 150% = 112.500 đồng.

- Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau là thời gian làm việc ca đêm. Tiền lương làm việc ca đêm, áp dụng Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động: 300.000 đồng (300.000 đồng x 30% )= 390.000 đồng.

- Từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng ngày hôm sau, là thời gian làm thêm giờ sau khi làm xong ca đêm. Tiền lương tính thêm giờ áp dụng Điểm a, Khoản 1, Điều 97 Bộ luật Lao động, như sau: (300.000 đồng : 8 giờ) x 2 giờ x 150% = 112.500 đồng.

Nếu tính đúng quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động thì, tổng cộng tiền lương trả cho thời gian bà Thêu làm việc vào ngày thường, từ 20 giờ đến 8 giờ sáng ngày hôm sau là: 112.500 đồng 390.000 đồng 112.500 đồng = 615.000 đồng, cao hơn 90.000 đồng so với cách tính của Công ty.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tập thể người lao động trong công ty thông qua tổ chức công đoàn cơ sở ký kết thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp hoặc đề nghị với người sử dụng lao động: Bố trí các ca làm việc phù hợp với đặc thù công việc, nhưng phải bảo đảm thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày, trong đó giờ làm việc ca đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Bố trí giờ nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

Khi làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) phải trả lương làm việc vào ban đêm. Khi cần thiết điều động làm thêm giờ phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động.

1 giờ lao động bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng theo giờ đang được áp dụng như sau: - Vùng I: 22.500 đồng. - Vùng II: 20.000 đồng. - Vùng III: 17.500 đồng.

1 giờ làm thêm ở Việt Nam bao nhiêu tiền?

Tiền lương làm thêm giờ được trả cho người lao động như sau: ít nhất 150% mức lương bình thường vào các ngày trong tuần; ít nhất là 200% mức lương bình thường vào ngày nghỉ hàng tuần; và ít nhất 300% mức lương bình thường vào các ngày lễ và ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ phép năm).

Người lao động làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường thì được trả lương như thế nào?

Điều 98 Bộ Luật Lao động quy định người lao động đi làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Lao động phổ thông bao nhiêu 1 giờ?

Mức lương giờ phổ biến được trả cho người lao động từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/giờ.