258 tỷ nhân dân tệ bằng bao nhiêu vnd năm 2024

(TBTCVN) - Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, ngay lập tức tỷ giá CNY/VND đã vượt ngưỡng tâm lý mạnh 7 CNY/USD.

258 tỷ nhân dân tệ bằng bao nhiêu vnd năm 2024

Việt Nam vẫn có dư địa lớn để đảm bảo ổn định giá tiền Đồng.

Việc căng thăng thương mại chưa có điểm dừng và đồng Nhân dân tệ (CNY) giảm giá mạnh tạo áp lực ít nhiều lên các đồng tiền nội tệ của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với Trung Quốc. Chính vì vậy, áp lực lên tỷ giá VND/USD chắc chắn sẽ lớn hơn, song nhiều nhận định cho thấy, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để ổn định giá tiền Đồng và tỷ giá VND/USD.

258 tỷ nhân dân tệ bằng bao nhiêu vnd năm 2024
Diễn biến đồng CNY, VND và chỉ số DXY từ 1/6/2018 Tỷ giá CNY/VND vượt ngưỡng nhạy cảm

Tâm lý lạc quan khi đón nhận những thông tin kinh tế tích cực của Mỹ và chờ đợi đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sau hơn 10 năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hỗ trợ đồng USD duy trì đà tăng giá từ cuối tuần trước và đạt đỉnh 98,52 điểm vào ngày 31/7. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ không hài lòng với mức giảm lãi suất của FED và tình trạng bế tắc trong đàm phán thương mại với Trung Quốc khi cuộc bầu cử đang đến gần nên tuyên bố Mỹ sẽ áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại từ Trung Quốc bắt đầu từ 1/9. Điều này được cho là nguyên nhân chính tác động tức thì lên đồng CNY, kích hoạt đà giảm trở lại của đồng tiền này. Tỷ giá USD/CNY ngay lập tức tăng mạnh lên mức 6,94 CNY/USD vào cuối tuần trước và ngày 5/8 đã vượt lên trên ngưỡng tâm lý 7 CNY/USD sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh tăng tỷ giá tham chiếu; chỉ số Dollar-Index (DXY) cũng giảm xuống dưới mốc 98 điểm.

Như vậy, việc vượt ngưỡng 7 CNY/USD kể từ năm 2009 đã khiến đồng CNY của Trung Quốc giảm mạnh (1,3%) so với USD. Ngưỡng 7 CNY/USD được giới đầu tư đánh giá là một ngưỡng cản tâm lý mang tính nhạy cảm và đã được giữ ngay cả khi xung đột thương mại Mỹ - Trung bùng phát với đợt áp thuế đầu tiên của Mỹ vào tháng 6/2018.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trước khó khăn từ thương mại với Mỹ, Trung Quốc cũng ít nhiều có động lực để cho đồng CNY giảm giá nhằm hỗ trợ xuất khẩu, nhưng nước này cũng hoàn toàn không muốn một kịch bản giảm giá mạnh của đồng nội tệ. “Trung Quốc không muốn kích hoạt một làn sóng rút vốn nước ngoài mạnh hơn nữa, gây thêm bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời làm xói mòn dự trữ ngoại hối của nước này như đã từng diễn ra trong giai đoạn 2014- 2015” - BVSC nêu lý do.

Trong ngắn hạn, với phiên giảm mạnh bất ngờ ngày 5/8 của đồng CNY, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ sớm có các biện pháp nhằm ổn định lại tâm lý và làm “mềm” lại dao động của CNY. Tuy vậy, “việc tỷ giá CNY/USD xuyên qua mức 7 sẽ khiến đồng tiền của các thị trường mới nổi khác ít nhiều chịu áp lực” – BVSC cho hay.

Tỷ giá VND/USD chịu sức ép, nhưng dư địa ổn định lớn

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và đồng CNY giảm giá mạnh tạo áp lực cho thị trường tiền tệ toàn cầu và tỷ giá VND/USD cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức ảnh hưởng của đồng nội tệ của từng quốc gia sẽ khác nhau phụ thuộc vào độ mở nền kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, đặc biệt là sự linh hoạt của chính sách tiền tệ và dự trữ ngoại hối,…

258 tỷ nhân dân tệ bằng bao nhiêu vnd năm 2024

Với Việt Nam, tỷ giá VND/USD tính đến cuối tháng 7 gần như đi ngang so với cuối năm ngoái nên Ngân hàng Nhà nước vẫn đang còn khá nhiều “dư địa” để điều hành trước diễn biến mới của đồng CNY. BVSC cho rằng, dù có thể chịu sức ép giảm giá theo CNY nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ có các giải pháp điều hành, không để VND giảm giá quá sâu (trên 3%).

Báo cáo thị trường tiền tệ vừa phát hành của Bộ phận Nghiên cứu thuộc Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, bối cảnh quốc tế ổn định trước đó cùng với nguồn cung USD khá dồi dào giúp đồng VND có 7 tuần hồi phục, quay trở về mức tỷ giá tương đương thời điểm cuối năm 2018. Ngân hàng Nhà nước cũng mua vào thêm ngoại tệ cho dự trữ. Trong suốt giai đoạn này, tỷ giá trung tâm vẫn theo chiều hướng đi lên, hiện đang đứng ở mức 23.090 đồng/USD, tăng 11 đồng/USD so với cuối tuần trước và tăng 1,16% so với cuối năm 2018. Diễn biến này cho thấy sự nhất quán trong điều hành của Ngân hàng Nhà nước để có thể ứng phó với những diễn biến bất ngờ từ bên ngoài.

Không phủ nhận áp lực quốc tế bất ngờ gia tăng và sự mất giá mạnh của CNY hiện tại sẽ tạo áp lực nhất định lên VND, tuy nhiên, SSI Research cho rằng, với nhiều dư địa chính sách tiền tệ cùng nguồn dự trữ và nguồn cung ngoại tệ trong nước, tỷ giá VND/USD nếu có biến động sẽ nằm trong vùng dao động của đợt biến động cuối tháng 5 đầu tháng 6 (tức là vùng từ 23.250 đồng đến 23.350 đồng/USD).

Ông Nguyễn Nhật Cường - Phó trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) cũng đồng thuận cho rằng, do không còn dư địa trong việc đánh thuế lên hàng xuất khẩu từ Mỹ, Trung Quốc sẽ phải sử dụng đến biện pháp phá giá đồng CNY để tạo thế cân bằng trong hoạt động xuất nhập khẩu song phương với Mỹ. Việt Nam là nước có quan hệ xuất nhập khẩu lớn với Trung Quốc vì thế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Chuyên gia của CTS cũng đã dự báo 2 kịch bản cho tỷ giá đồng CNY và VND dựa theo các tình huống chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể xảy ra trong thời gian tới. Cụ thể: Ở kịch bản 1: Mỹ áp thuế như hiện tại (25% lên 250 tỷ USD hàng hóa) và 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ 1/9, thì tỷ giá CNY/USD và VND/USD lần lượt là 7,13 CNY/USD và 23.791VND/USD. Kịch bản 2: Mỹ áp thuế 25% lên tổng cộng 540 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dự báo tỷ giá CNY/USD là 7,58 và VND/USD là 24.565./.