28 8 2023 ngày truyền thống của ngành nào năm 2024

(HQ Online) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật về tài chính là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý của Bộ Tài chính.

28 8 2023 ngày truyền thống của ngành nào năm 2024
Hàng năm, Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật có tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Ảnh: ST

Chính sách tài chính khơi thông huyết mạch của nền kinh tế

Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện công tác quản lý, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ nhiều lĩnh vực như: ngân sách nhà nước, chính sách tài khóa, tài sản công, thị trường chứng khoán, bảo hiểm… Do đó, hàng năm, Bộ Tài chính xây dựng, ban hành và tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành số lượng rất lớn văn bản quy phạm pháp luật có tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Bộ Tài chính luôn nỗ lực xây dựng các thể chế, chính sách theo hướng tạo điều kiện cho tài chính nhà nước - tài chính dân cư - tài chính doanh nghiệp phát triển, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Trong năm 2022, công tác xây dựng văn bản QPPL đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Theo đó, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội. Trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), cho ý kiến đối với dự án Luật Giá (sửa đổi) và thông qua 3 nghị quyết của Quốc hội; trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 3 nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, trình Chính phủ ban hành 34 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định và 48/55 đề án; ban hành 77 thông tư.

Mặc dù số lượng văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tài chính được giao chủ trì soạn thảo là rất lớn, nhiều nội dung phức tạp nhưng với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo cùng những định hướng và giải pháp đồng bộ đã giúp công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tài chính cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – NSNN.

Định hướng lớn của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính trong giai đoạn hiện nay là cải cách, đổi mới và hội nhập; khơi thông huyết mạch của nền kinh tế, thúc đẩy, mở đường cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững, kịp thời xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật tài chính, lãnh đạo Bộ đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về đề xuất, lập chương trình xây dựng pháp luật, nghiên cứu, đánh giá tác động chính sách... nhờ đó, hiệu quả công tác này ngày càng được nâng cao.

Trong những tháng đầu năm 2023, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội thông qua Luật giá (sửa đổi), hoàn thành 16/26 đề án nhiệm vụ được giao, trong đó có 5 đề án, nhiệm vụ được giao bổ sung trong quá trình điều hành. Đến ngày 30/6/2023, Bộ Tài chính đã xây dựng các dự án quan trọng như: trình Chính phủ ban hành 9 nghị định, xem xét ban hành 15 dự thảo nghị định và 5 đề án khác; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định, xem xét ban hành 1 quyết định; ban hành theo thẩm quyền 39 thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính - NSNN.

Bên cạnh đó, Bộ thường xuyên rà soát, hệ thống hóa danh mục văn bản pháp luật; cập nhật thông tin về văn bản mới ban hành, đăng tải đầy đủ, kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, chính sách chế độ mới; hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp, người dân. Cùng với đó, công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản tại Bộ Tài chính đã đi vào nề nếp. Công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật góp phần kịp thời phát hiện ra những vấn đề vướng mắc, bất cập, không phù hợp với thực tiễn, từ đó tham mưu Bộ Tài chính có hướng giải quyết triệt để, hiệu quả.

Chính sách pháp luật tài chính tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Có thể nói, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được Bộ Tài chính thực hiện chủ động, cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – NSNN; kịp thời đề xuất, ban hành các văn bản pháp luật đối phó linh hoạt với các thách thức do khủng hoảng kinh tế đặt ra, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, kích thích mở rộng sản xuất, tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã bám sát yêu cầu của thực tiễn, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, kiểm soát áp lực tăng giá cả, lạm phát, góp phần hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó linh hoạt với các thách thức do tình hình dịch Covid-19, thiên tai, những tác động không thuận của kinh tế thế giới.

Với định hướng vì người dân, doanh nghiệp, từ đầu năm năm đến nay, trước bối cảnh nền kinh tế hết sức khó khăn, Bộ Tài chính đã xây dựng, triển khai nhiều chính sách tài chính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận đánh giá cao, như: chính sách giảm 2% thuế GTGT; giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước; giảm thuế BVMT cho xăng, dầu, mỡ nhờn; gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN... Một loạt chính sách tài chính hỗ trợ đã được thực hiện với tổng số tiền hỗ trợ lên tới gần 110 nghìn tỷ đồng trên tổng số khoảng 200 nghìn tỷ đồng dự kiến thực hiện của cả năm 2023. Đây là những quyết sách dài hơi, giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, quay trở lại đóng góp vào ngân sách.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế tài chính trong giai đoạn tới là hết sức nặng nề. Với yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi ngành Tài chính phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa hoàn thiện thể chế tài chính. Những nội dung trọng tâm được Thứ trưởng nhấn mạnh là hoàn thiện thể chế tài chính phải góp phần phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội; gắn và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho cải cách thủ tục hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi phương thức quản lý, hiện đại hóa công tác quản lý tài chính, đáp ứng đòi hỏi cao của sự phát triển khoa học công nghệ...