Soạn văn 10 hưng đạo đại vương trần quốc tuấn năm 2024

Soạn văn 10 hưng đạo đại vương trần quốc tuấn năm 2024

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 22 bài: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

  1. Đền Trần- Nam Định Đền Bảo Lộc – Nam Định Đền Kiếp B¹c - Hải Dương Đền Trần – TP Hå ChÝ Minh
  2. Ảnh Hưng Đạo Đại Vương Tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Trần Quốc Tuấn ở TP Nam Định
  3. Hà Tây 1. Tác giả: Ngô Sĩ Liên - Người làng Chúc Lí, nay thuộc Chương Mĩ, Hà Tây. - Đỗ tiến sĩ năm 1442, từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giám - Là một trong những nhà sử học nổi danh thời trung đại. - Là tác giả chính biên soạn “Đại Việt sử kí toàn thư”.
  4. Thánh Tông giao cho Ngô Sĩ Liên soạn bộ “Đại Việt sử ký toàn thư”
  5. 2. Tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư”: - Là bộ chính sử lớn nhất Việt Nam thời trung đại, hoàn tất vào năm 1479. - Nội dung: ghi chép những lịch sử của nước ta từ thời Hồng Bàng khi Lê Lợi lên ngôi. - Giá trị: + thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ; + vừa có giá trị sử học vừa có trị văn học cao
  6. Trang bìa cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”
  7. - Bố cục: 3 phần cục: + Đoạn 1: Từ đầu đến “giữ nước vậy”  Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn + Đọan 2: Tiếp theo đến “mới cho Quốc Tảng vào viếng”  Trần Quốc Tuấn thử lòng gia tướng và các con + Đoạn 3: Còn lại  Những đặc điểm, phẩm chất của Trần Quốc Tuấn
  8. 1. Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương TQT: a. Kế sách giữ nước của TQT. - Trong đánh giặc: “Nó cậy trường trận … tùy thời tạo thế.”  nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không nên khuôn mẫu. - “Có được … dùng được”  có tướng giỏi và có một đội quân đoàn kết - Điều kiện quan trọng: “Vả lại, phải biết … giữ nước vậy”  phải “khoan thư sức dân” (giảm thuế má, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân).
  9. Binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt
  10.  TQT không những là một vị tướng có tài năng mưu lược có lòng trung quân, mà còn biết trọng dân, lo cho dân.
  11. b. Trần Quốc Tuấn thử lòng gia tướng và các con: * Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với lời cha dặn: - Cha Trần Quốc Tuấn có hiềm khích với vua, trước lúc mất căn dặn: “Con mà không … nhắm mắt được.”  đặt Trần Quốc Tuấn vào tình huống mâu thuẫn giữa trung và hiếu. - Thái độ của Trần Quốc Tuấn: “để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”.  đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình, không hiểu chữ hiếu một cách cứng nhắc.
  12. * Câu chuyện với gia nô và các con: - Hỏi ý kiến của hai người gia nô:  muốn nghiệm lại chủ kiến của mình và tìm người chia sẻ - Trước lời can gián của Dã Tượng và Yết Kiêu: “cảm phục đến khóc và khen ngợi hai người”.  thấy lòng trung nghĩa, cương trực của họ cũng đúng với lòng mình. - Với câu trả lời của Hưng Vũ Vương: khuyên không nên giành ngôi vua  “ngầm cho là phải”. - Với câu trả lời của Quốc Tảng: khuyên cướp ngôi  nổi giận rút gươm định trị tội và khi chết không cho gặp mặt.
  13. Sách truyện về Dã Tượng và Yết Kiêu
  14.  là người hết lòng trung với vua với nước, không tư lợi, thẳng thắn và nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái.
  15. c. Những đặc điểm, phẩm chất của Trần Quốc Tuấn: - Lòng trung quân ái quốc: + hết lòng trình bày kế sách giúp vua ngay cả khi lâm bệnh + luôn có trách nhiệm cao trong việc đánh giặc giữ nước đã được vua ủy thác: “Quốc Tuấn … liên tiếp đánh bại chúng” + khi thế giặc mạnh, nhà vua vờ bảo hàng, Quốc Tuấn trả lời: “Xin bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng!” + gạt bỏ hiềm khích gia đình, đặt chữ trung lên trên chữ hiếu
  16. c. Những đặc điểm, phẩm chất của Trần Quốc Tuấn: - Là một vị anh hùng, có công lớn, vua ban cho nhiều quyền nhưng ông không bao giờ sử dụng -  khiêm nhường, cẩn thận. - Với các tướng sĩ dưới quyền: Dày công sọan sách dạy kinh nghiệm đánh giặc, khích lệ và tiến cử người tài  tận tình
  17. Dày công sọan sách dạy kinh nghiệm đánh giặc
  18. Khích lệ và tiến cử người tài

- Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách và đóng góp lớn lao của Hưng Đạo Đại Vương cho đất nước qua ứng xử của bề tôi đối với vua, của con đối với cha.

- Thấy được cách xây dựng nhân vật lịch sử qua lời nói, cử chỉ và hành động; nghệ thuật kết hợp giữa biên niên và tự sự; lối kể chuyện kiệm lời, giàu kịch tính

  1. Trọng tâm kiến thức - kĩ năng

(Như chuẩn KT - KN)

  1. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV, G/án + TLTK khác

  1. Phương pháp dạy học

- Gợi dẫn, TĐTL, phát vấn, diễn giảng + tích hợp Kt lịch sử

  1. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Thế nào là người hiền tài? Vì sao hiền tài lại lafd nguyên khí quốc gia? Việc khắc bia tiến sĩ có ý nghĩa gì?

3. Bài mới:

* Lời vào bài:

Thương quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương TQT không chỉ là hiền tài mà hơn thế còn là một vị hiền tài đặc biệt, anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng toàn thế giới bởi hai lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Nguyên- Mông xâm lược . Để hiểu rõ hơn về con người ông, hôm nay chúng ta....

Hoạt động của GV và HS

TG

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hd HS tìm hiểu TD

  1. Đọc - tiếp xúc văn bản

GV:Gọi hs đọc phần Tiểu dẫn

1. Tác giả

( ?) E biết gì về tác giả NSL?

HS: đọc & TLCH

Soạn văn 10 hưng đạo đại vương trần quốc tuấn năm 2024

- NSL là người huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây ngày nay. Ông đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đỗ tiến sĩ năm 1442- là một trong những nhà sử học nổi tiếng của nước ta thời trung đại

2. Tác phẩm

(?) E biết gì vầ sách "Đại Việt sử kí toàn thư"?

HS: TL dựa sgk

  1. Sách " Đại Việt sử kí'

- Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học

GV:Giải thích : Văn sử bất phân"

- Tác phẩm được viết theo thể biên niên

GV: Cung cấp cho hs khái niệm sử biên niên

GV: gọi hs đọc

( ?) Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?

( ?) Em biết gì về HĐV Trần Quốc Tuấn?

HS: xác định

GV: thuyết giảng

Căn cứ vào những sự kiện, chi tiết trong tác phẩm xác định bố cục đt?

  1. Đoạn trích: Hưng Đạo Vương TQT

+ Bố cục: Chia làm 3 đoạn

-> Đoạn 1: Tháng 6 ngày 24...giữ nước vậy

-> Đoạn 2: Quốc Tuấn ...Q. Tảng vào viếng

-> Đoạn 3: còn lại

Hoạt động 2: Hd Hs đọc hiểu VB

II. Đọc - hiểu văn bản

Soạn văn 10 hưng đạo đại vương trần quốc tuấn năm 2024

1. Hình tượng nhân vật Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

  1. Đoạn 1

(?) Trong đoạn này, để nêu bật phẩm chất của TQT, tác giả đã đưa ra chi tiết nào?

HS: tái hiện

+ Nhà Vua đến thăm HĐV , hỏi và nghe Vương trả lời về kế sách giữ nước

GV: Ghi ra bảng phụ các sự kiện chi tiết

(?) TQT đã đưa ra những kế sách nào để giữ nước?

(?) Câu nói nào có ý nghĩa sâu sắc nhất trong việc giữ nước và dựng nước( sau này được NT và HCM tương tự)

- Sách lược mềm dẻo , phù hợp với thời thế, binh pháp vận dụng linh hoạt

- Điều kiện tiên quyết để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng

- Kế sách giữ nước lâu dài : " sâu rễ bền gốc""khoan thư sức dân" ( - Giảm thuế khóa, bớt hình phạt)

(?) Những lời tâu trình ấy với Vua, thể hiện phẩm chất gì ở TQT?

Soạn văn 10 hưng đạo đại vương trần quốc tuấn năm 2024

-> Ngươi anh hùng mưu lược có tầm nhìn xa trông rộng am tường về binh pháp

- Tình yêu tha thiết với đất nước

Yêu thương khoan dung với nhân dân

  1. Đoạn 2

(?) Lời cha dặn đã đặt TQT trước một tình huống ntn?

HS; tái hiện

GV: kể câu chuyện Trần Liễu( cha ông) và Trần Cảnh

+ Lời cha dặn đã đặt TQT vào một tình huống mâu thuẫn: Thực hiện đạo hiếu với cha - Lòng trung đối với vua với nước

(?) Ông đã giải quyết ntn? Đánh giá về cách giải quyết đó ?

HS

:

đánh giá

- Cách giải quết: " Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải"

-> Đặt trung nên trên hiếu, nợ nước trên thù nhà

GV: Kể chuyện tháo bỏ đầu gậy bịt sắt, tắm cho thái sư em họ Trần Quang Khải

(?) Khi quyền quân, quyền nước đã trong tay, ông đã dùng chuyện gì để thử lòng gia nô và các con?

HS; phát biểu

+ Dùng chuyện cũ của gia đình để thử gia nô và các con

GV: Đọc

(?) Em có nhận xét gì về đoạn văn này?

HS: TL & TLCH

(?) trong đoạn 3 này có ~ chi tiết gì về nhân vật?

(?) E biết gì thêm về phẩm chất của nv?

- Đoạn văn không làm nhiệm vụ kể việc bình thường mà còn ghi lại lời lẽ, của chỉ, ngôn ngữ phản ứng của nhân vật. Điều này góp phần khắc họa chân dung tính cách nhân vật một cách sinh động , có sức sống mà vẫn đảm bảo được tính khách quan chân thực

  1. Đoạn 3

- Chưa phong tước cho người nào dù được Vua cho phép, Viết " Hịch tướng sĩ"để dạy đạo trung...

- Có đức độ, không chuyên quyền

*Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:

(?) Dựa vào các chi tiết đã phân tích , hãy xem chân dung nhân vật được thể hiện trong các tình huống và mqh ntn?

Soạn văn 10 hưng đạo đại vương trần quốc tuấn năm 2024

- Nhân vật được đặt trong các tình huống có kịch tính, có độ căng đầy thử thách

-> Phẩm chất nhân vật được hiện lên qua nhiều mối quan hệ , nhiều góc nhìn: quan hệ với vua, quan hệ với dân, quan hệ với tướng sĩ dưới quyền , quan hệ với con cái, quan hệ đối với bản thân

(?) Từ đó hãy khái quát những phẩm chất tiêu biểu của nhân vật TQT?

HS: phát biểu

-> Trần Quốc Tuấn là con người trung quân ái quốc

+ Là vị anh hùng đầy tài năng , mưu lược

+ Là người có đức độ lớn lao

  1. Tìm những dấu hiệu cho thấy đây là tác phẩm viết theo thể biên niên?

HS: tìm, xđ

2. Nghệ thuật kể chuyện

- Đây là tác phẩm biên niên, dấu hiệu biên niên biểu hiện ở hai mốc thời gian cụ thể: "Tháng 6 ngày 24, sao sa"," Mùa thu tháng 8 ngày 20"

GV: Nêu câu hỏi thảo luận: E thử nhận xét xem cách kể chuyện về nhân vật (Sắp xếp các chi tiết sự kiện ) có tuân thủ chặt chẽ không?

HS: thảo luận

GV: Diễn giảng

- Câu chuyện không tuân thủ việc trình bày các chi tiết về nhân vật theo trật tự ngày tháng đơn điệu. Tài năng của nhà viết sử NSL thể hiện ở cách đảo thời gian khi kể về nhân vật.

Đặc điểm của sử là tôn trọng sự thật khách quan không hư cấu, nhưng qua việc lựa chọn sắp xếp các chi tiết NSL đã làm nổi bật chân dung nhân vật lịch sử một cách chân thực nhưng cũng rất sinh động

+ Phía sau các chi tiết là mạch kể nhất quán lô gíc của người kể

+Nghệ thuật kể chuyện phức hợp nhiều chiều thời gian, vừa liên tiên, vừa hồi ức

+ Kết hợp trong lời kể là những lời nhận xét của người viết , nhằm bộc lộ chính kiến và định hướng cho người đọc

(?) Nêu hiệu quả của cách kẻ chuyện ấy?

HS: TL &TLCH

(?) Hãy cho biết thế nào là hiện tượng văn sử bất phân?

HS: TL &TLCH

\=> Hiệu quả NT : Đem lại hứng thú cho người đọc klhi tiếp xúc với nhân vật qua văn bản . Chính điều này đã tạo nên màu sắc văn chương cho một tác phẩm chính sử ( hiện tượng văn sử bất phân)