Abs trong đo mật độ quang là gì năm 2024

Các thiết bị xét nghiệm sinh hóa là một dạng của máy quang phổ chuyên dùng cho nghành y, máy quang phổ được chế tạo từ những năm đầu thế kỷ 19 dựa trên định luật hấp thụ Bouger Lambert Beer.

Cường độ chùm sáng đơn sắc khi đi qua một dung dịch chất hấp thụ tỉ lệ nghịch với chiều dày của lớp dung dịch nó đi qua

Sự giảm cường độ ánh sáng khi đi qua một dung dịch chất hấp thụ phụ thuộc vào số lượng các tiểu phân tử vật chất hấp thụ mà ánh sáng gặp phải trên đường đi, nghĩa là phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch chất hấp thụ

Như ta biết mật độ quang D, tỉ lệ với nồng độ C của dung dịch theo biểu thức:

D=ep. C. L

D: mật độ quang học của dung dịch ( chính là hiệu của cường độ tia ló với cường độ tia tới khi đi qua dung dịch)

ep: Hệ số tắt của dung dịch

C: Nồng độ dung dịch

L: Chiều dày lớp dung dịch mà chùm tia sáng đi qua

Trong các tham số trên, hệ số tắt ep là không đổi, chiều dày lớp dung dịch L cũng không đổi, bản chất dung dịch và bước sóng không đổi, nên mật độ quang D chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ dung dịch C

Định luật Bouger-Lambert-Beer khá chính xác với các nồng độ thấp, do đó trong trường hợp dung dịch loãng ta có thể ứng dụng tốt định luật để tính nồng độ dung dịch. Đôi với các dung dịch đạm đặc, định luật không còn chính xác nữa, khi đó D không còn tuyến tính với C nữa (mặc dù cố định). Khi đó, ta thường dùng phương pháp pha loãng dung dịch này sao cho nồng độ giảm xuống khoảng tuyến tính của hàm, đo như bình thường để xác định nồng độ dung dịch được pha loãng, từ đó tính toán ngược lại thu được nồng độ dung dịch ban đầu.

Từ hàm trên có thể coi : C = D x K (factor)

Để tính K, người ta sử dụng mẫu chuẩn std ,có nồng độ Cstd xác định trước, đo mật độ quang Dstd để tính K, theo đó:

Csample = Dsample x K = Dsample x (Cstd / Dstd)

Các phép đo quang

Phép đo điểm cuối (Endpoint)

Là phép đo mật độ quang D của dung dịch chất thử mà trong quá trình thực hiện phản ứng xảy ra hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Tại thời điểm đó phản ứng kết thúc và tạo ra phức hợp màu đặc trưng và bền vững.

Sau khi ủ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, đo mật độ quang D của bệnh phẩm, từ đó tính được nồng độ của bệnh phẩm

Csample = Dsample x K = Dsample x (Cstd / Dstd)

Trong hóa sinh lâm sàng, tất cả các xét nghiệm có phản ứng tạo mẫu đặc trưng, việc chọn bước sóng (kính lọc ) phù hợp là việc làm bắt buộc. Hiện nay, hầu hết các xét nghiệm hóa sinh hiện đại, người ta sử dụng các loại thuốc thử với chế phẩm enzym, sản phẩm của phản ứng mầu thường được thể hiện dưới dạng mầu hồng cánh sen, thích hợp cho việc chọn kính lọc có bước sóng 500 - 546 nm, hoặc dưới dạng phức hợp mầu xanh lục thích hợp cho việc lựa chọn kính lọc có bước sóng 578 - 620 nm.

Riêng kỹ thuật xét nghiệm Bilirubin toàn phần và Bilirubin trực tiếp trong huyết thanh là xét nghiệm sử dụng phép đo điểm cuối nhưng phải dùng “trắng“ bệnh phẩm (End point with sample blank)

Sở dĩ là như vậy vì bản chất huyết thanh nhiều Bilirubin có mầu vàng, làm thay đổi mật độ quang dung dịch. Mỗi người bệnh có nồng độ Bilirubin khác nhau, nên mỗi bệnh nhân khi làm xét nghiệm Bilirubin máu, đều kèm theo việc xác định MĐQ trắng của bệnh phẩm (Sample blank).

Phép đo Endpoint được sử dụng cho hầu hết các xét nghiệm sinh hóa máu:định lượng Glucose, protein, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, HDL_c, LDL_c, Ure ( so màu ), Bilirubin

Phép đo động học 2 điểm ( Two point kinetic - Fix time)

Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh tìm hoạt độ các enzym trong huyết thanh.Phản ứng enzym thường không tạo phức hợp mầu mà làm thay đổi độ đục của dung dịch phản ứng trong khoảng thời gian nhất định. Việc xác định hoạt độ của enzym không thể xác định bằng phép đo điểm cuối mà phải sử dụng phép đo động học ở nhiều thời điểm ( t1, t2, t3, ..., tn ), thông thường đo ở 5 thời điểm t1 = 30s, t2 = 45s, t3 = 60s, t4 = 75s, t5 = 90s

Hiện nay, phương pháp đo quang được sử dụng khá phổ biến trong xét nghiệm sinh hóa. Trong bài viết này, Phương Đông sẽ giúp quý vị hiểu thêm về phương pháp này

Nguyên lý

Bản chất của ánh sáng:

Ánh sáng là một dạng vật chất có tính chất hạt, vừa có tính chất sóng. Dựa vào tính chất sóng người ta giải thích được các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ và phân cực của ánh sáng.

Dựa vào tính chất hạt của ánh sáng người ta giải thích được hiện tượng quang điện, quang hóa và hiện tượng hấp thụ ánh sáng. Ánh sáng được truyền đi trong không gian dưới dạng các hạt photon mang năng lượng còn gọi là quang tử.

Sử chuyển động phân tử và các mức năng lượng của phân tử vật chất:

Cấu tạo phân tử của vật chất phức tạp hơn nhiều so với cấu tạo nguyên tử vì vậy chuyển động phân tử cũng rất phức tạp. Chuyển động của phân tử vật chất bao gồm chuyển động của các nguyên tử, chuyển động dao động và chuyển động quay của bản thân phân tử.

Chuyển động của các điện tử trong phân tử tạo thành đám mây điện tử.

Chuyển động dao động là sự thay đổi tuần hoàn vị trí tương đối của các hạt nhân nguyên tử trong phân tử.

Chuyển động quay của phân tử là sự thay đổi tuần hoàn sự định hướng của phân tử trong không gian. Các dạng chuyển động phân tử xảy ra đồng thời và có tương tác lẫn nhau. Mỗi dạng chuyển động phân tử đều có năng lượng đặc trưng. Năng lượng của phân tử gồm 3 dạng năng lượng: năng lượng điện tử, năng lượng dao động và năng lượng quay.

Sự tương tác giữa ánh sáng và các phân tử vật chất (nguyên lý đo quang):

Nguyên lý đo quang: Dựa trên nguyên lý của hiện tượng quang phổ hấp thụ

Quang phổ hấp thụ thực chất là quá trình tương tác giữa hạt photon của ánh sáng với các phần vật chất. Khi ta chiếu một chùm tia sáng gồm các photon có các mức năng lượng phù hợp với các mức năng lượng điện tử, năng lượng dao động và năng lượng quay của phân tử chất đó.

Như vậy các phân tử vật chất có cấu trúc khác nhau sẽ cho những phổ hấp thụ với các đỉnh và bước sóng đặc trưng khác nhau.

Các phép đo quang:

Phép đo điểm cuối:

Abs trong đo mật độ quang là gì năm 2024

Là phép đo mật độ quang (OD, A) của dung dịch chất thử mà trong quá trình thực hiện phản ứng xảy ra hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Tại thời điểm đó phản ứng kết thúc và tạo ra phức hợp màu đặc trưng và bền vững

Mật độ đo được tỷ lệ thuận với nồng độ

CT=(AT/AM).CM= AT.K

Các xét nghiệm sinh hóa sử dụng phéo đo điểm cuối là định lượng Glucose, protein, Albumin, Cholesterol, Triglycerid, HDL_c, LDL_c, Ure, Bilirubin

Phép đo động học 2 điểm:

Phép đo này sử dụng cho các xét nghiệm hóa sinh có phản ứng xảy ra không hoàn toàn sau một thời gian nhất định. Không thể xác định điểm kết thúc của phản ứng.

Tại thời điểm t1, đo mật độ quang A1

Tại thời điểm t2, đo mật đô quang A2

∆A = A2 - A1: Hiệu số mật độ quang

Nồng độ chất cần tìm được xác định theo công thức sau:

CT= (AT/AM).CM \= ∆A .K

Trong sinh hóa lâm sàng, xét nghiệm Ure và Creatinin máu thường được sử dụng phép đo động học 2 điểm.

Phép đo động học enzyme:

Phép đo này sử dụng các xét nghiệm hóa sinh tìm hoạt động của các enzyme trong huyết thanh.

Phản ứng enzyme thường không tạo phức hợp màu mà làm thay đổi độ đục của dung dịch phản ứng trong khoảng thời gian nhất định. Việc xác định hoạt động của enzyme không thể xác định bằng phép đo điểm cuối mà phải sử dụng phéo đo động học ở nhiều điểm. Người ta thường gọi là phép đo Kinetic