Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi gien-ni

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

B. Nguồn bông không đủ để sản xuất

D. Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

James Hargreaves (1720 – 22 tháng 4 1778) là một thợ dệt và nhà phát minh ở Lancashire, Anh. Ông nổi tiếng với phát minh ra máy kéo sợi Jenny năm 1764.

James Hargreaves

Sinhngày 13 tháng 12 năm 1720
Oswaldtwistle, Lancashire, EnglandMấtBản mẫu:D-da
Nottingham, Nottinghamshire, Great BritainNơi an nghỉSt Mary’s Church Yard, NottinghamQuốc tịchBritishNghề nghiệpWeaver, Carpenter, InventorNổi tiếng vìSpinning jennyQuê quánLancashirePhối ngẫu

Elizabeth Grimshaw (cưới 1740)

[1]Con cái13[1]

Cùng với Richard Arkwright, Hargreaves là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong Cách mạng công nghiệp ở Anh, nhưng người ta không biết nhiều về cá nhân ông. Ông sinh ra tại Oswaldtwistle ở Lancashire, ông sống tại Blackburn, khi đó là một thị xã với dân số vào khoảng 5.000 người, nổi tiếng về sản phẩm "Blackburn greys", sợi vải lanh và sợi cotton. Chúng thường được đưa đến London để in hoa.

Hargreves sinh ra vào lúc giai cấp tư sản đang lên, xã hội phong kiến đang suy tàn, sự cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh xảy ra rất kịch liệt. Là con của một gia đình thợ mộc, từ nhỏ Hargreves dã phải sống trong cảnh nghèo khổ. Khi lớn, Hargreves đã phải làm quen với đục, cưa, bào, theo nghề thợ mộc. Được ông nội và cha, hai người thợ mộc giỏi, dìu dắt, Hargreves nhanh chóng trở nên người thợ giỏi.

Vợ của Hargreves là thợ dệt. Hargreves thuê của chủ xưởng một máy xe sợi và một máy dệt để vợ ở nhà trông con mà vẫn có thể dệt vải. Hai vợ chồng phải làm lụng để duy trì cuộc sống gia đình; Hargreves thật ái ngại khi nhìn người vợ đã phải làm việc vất vả cùng chiếc máy xe sợi, máy dệt cổ lỗ.

Năm 1733, một công nhân dệt, xuất thân là thợ chữa đồng hồ đã cải tiến chiếc thoi dệt, phát minh "thoi nhanh" và được ngành dệt công nhận đã làm tăng sản lượng dệt vải lên nhiều lần, tạo nên một thực trạng là khâu kéo, xe sợi không đáp ứng kịp với yêu cầu của khâu dệt vải. Công nhân xe sợi, kéo sợi ở Lancashier vẫn sử dụng máy xe sợi loại cổ có hiệu suất rất thấp, sợi xe ra to, thô, chất lượng kém. Máy xe sợi mà vợ của Hargreves sử dụng chính là loại cổ lỗ ấy. Để vợ đỡ vất vả, Hargreves thường thay vợ xe sợi. Chính qua công việc này, lại có đầu óc nhanh nhạy của một người thợ giỏi, Hargreves rất nhanh nắm vững kỹ thuật xe sợi, và hiểu kỹ càng nguyên lý làm việc và cơ cấu của máy xe sợi không phức tạp gì mấy đó. Từ đó Hargreves nảy ra ý định làm thêm một máy xe sợi nữa, và cải tiến máy sao cho vợ có thể hoàn thành định mức chủ xưởng dệt đòi hỏi, khỏi bị phạt, bị trừ tiền công.

Đâu ngờ từ ý định đó Hargreves đã là người phát minh ra máy xe sợi kiểu mới, giải quyết được mâu thuẫn giữa khâu xe sợi và khâu dệt vải, góp phần đưa ngành dệt nước Anh và thế giới tiến vọt.

  1. ^ a b “James Hargreaves' Family”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.

  • Tiểu luận từ www.cottontown.org về Hargreaves và máy kéo sợi Jenny Lưu trữ 2011-06-14 tại Wayback Machine.
  • Tiểu luận từ www.cottontimes.co.uk/ Lưu trữ 2004-08-12 tại Wayback Machine

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=James_Hargreaves&oldid=68616688”

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn cuộc cách mạng khoa học công nghệ do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắcnghiệm: Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?

A. Giêm-oát

B. Giêm Ha-gri-vơ

C. Ét-mơn Các-rai

D. Xli-phen-xơn

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Giêm Ha-gri-vơ

Giêm Ha-gri-vơlà người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềcuộc cách mạng khoa học công nghệcác em nhé!

Kiến thức tham khảo về cuộc cách mạng khoa học công nghệ

1. Khái niệm cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Cách mạng khoa học - công nghệ là cuộc cách mạng có sự biến đổi về chất và sự kết hợp giữa những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học và những phát triển trong kĩ thuật sản xuất, tạo thành một lực lượng sản xuất mạnh mẽ, trong đó nhấn mạnh yếu tố công nghệ.

2.Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

3.Đặc điểm

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

- Gồm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi làcách mạng khoa học – công nghệ.

4. Những thành tựu tiêu biểu

Trải qua hơn nửa thế kỉ, nhất là từ sau những năm 70, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu.

- Trong những lĩnh vực khoa học cơ bản, loài người đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử các ngành Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học v.v.. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản. con người đã ứng dụng cải tiến kĩ thuật, phục vụ sản xuất và cuộc sống của mình.

+ Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra đượccon cừu Đôlibằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai.

+ Tháng 6-2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của cac nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4-2003, “Bản đồ gen người” mới được giải mã hoàn chỉnh.

=> Những thành tựu này đã mở ra một kỉ nguyên mới của Y học và Sinh học, với những triển vọng to lớn, đấy lùi bệnh tật và tuổi già. Tuy nhiên, những thành tựu này lại gây nên những lo ngại về mặt pháp lí như công nghệ sao chép con người hoặc thương mại hóa công nghệ gen.

- Trong lĩnh vực công nghệ, đã xuất hiện những phát minh quan trọng, đạt được những thành tựu to lớn:

+ Những công cụ sản xuất mới(máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống hóa máy tự động, rôbốt v.v..);

+ Những nguồn năng lượng mới(năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử v.v );

+ Những vật liệu mới(như chất pôlime-chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau, các loại vệt liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn,…)

+ Công nghệ sinh họcvới những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim,…dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt;

+ Những tiến bộ thần kì trongthông tin liên lạc và giao thông vận tải(cấp sợ thủy tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao v.v.);

+ Chinh phục vũ trụ(vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ v.v.).

- Trong những thập niên gần đây,công nghệ thông tinđã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thànhmạng thông tin máy tính toàn cầu(Internet). Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng hơn trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Có thể nói, ngày nay nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới - “văn minh thông tin”.

5. Tác động

- Tích cực:

+ Tăng năng suất lao động.

+ Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

+ Thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.

+ Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

- Hạn chế:Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được:

+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

+ Tạo ra những vũ khí mang tính huỷ diệt cao, đe dọa đời sống con người.

+ Ô nhiễm môi trường, trái đất nóng lên băng tan.

+ Bệnh tật hiểm nghèo, các dịch bệnh lây lan nhanh…

6.Mở rộng

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin.

- Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

→ Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.