Ăn ba khía có tốt không

Ba khía muối là món ăn dân giã, đặc trưng của vùng Nam Bộ được rất nhiều bà bầu yêu thích. Trong giai đoạn mang thai việc ăn ba khía muối có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?

Ăn ba khía có tốt không

Bà bầu ăn ba khía muối được không?

Bà bầu ăn ba khía muối được không?

Ba khía muối là một món ăn đặc sản của bà con vùng Nam Bộ. Ba khía thuộc họ nhà cua do trên mai (lưng) nó có 3 cái gạch (khía) nên được gọi là con ba khía. Đã từ lâu ba khía muối là món ăn đặc trưng của bà con miền Tây nhưng cũng được người dân vùng miền khác rất yêu thích. Vậy Bà bầu ăn ba khía muối được không?

Ba khía là món ăn gắn liền với người dân Nam Bộ, nhất là người dân Cà Mau. Ba khía muối ngon là con ba khía có thịt chắc, khi bẻ càng ba khía ra thịt không bị dính lại ngoe, càng. Người ta nói ba khía ngon nhất là loại ba khía đang ôm trứng.

Ba khía ngon, ăn hao cơm tốn gạo nhưng những người bị cao huyết áp và phụ nữ mang thai thì tuyệt đối tránh xa món ba khía muối này.

Nếu mẹ bầu là fan của món ba khía muối thì cũng phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Dù ba khía rất protein hay canxi là những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên ba khía muối lại làm từ những con ba khía con sống, đây là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Các bác sĩ sản khoa đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

Ngoài ra ba khía cũng sinh trưởng ở đáy nước, ngay lớp cát và bùn nên chưa rất nhiều ký sinh trùng. Mẹ bầu muốn ăn phải chọn ăn loại còn tươi, đem vệ sinh, ngâm rửa kĩ và nấu chín. Nếu vỏ của chúng chưa mở thì mẹ không nên ăn vì có thể con đó còn sống.

Nhắc đến con ba khía, hẳn nhiều người vẫn chưa hình dung ra cụ thể đó là con gì và ăn như thế nào. Tuy nhiên, đối với người dân vùng sông nước phương Nam thì con ba khía lại rất đỗi thân quen và mắm ba khía là món ăn thú vị nhất trong các bữa cơm gia đình.

Ăn ba khía có tốt không

Con ba khía thuộc loài giáp xác, hình dáng và kích cỡ giống như con cua đồng, sống ở vùng nước mặn, lợ, ven sông rạch, nhất là dưới chân rừng ngập mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên được đặt tên ba khía. Cách bắt và muối ba khía không cầu kỳ, nhưng vẫn làm nên món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực thời khẩn hoang.

Khoảng cuối tháng 5 Âm lịch hàng năm, cư dân những vùng có trồng nhiều rừng đước như Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang... lại đi vào mùa khai thác ba khía. Loài giáp xác này cách bắt duy nhất là soi đèn vào ban đêm và phải chụp bằng tay. Theo người dân Đồng bằng sông Cửu Long, con ba khía thích đào hang ở những khu rừng rậm rạp, gần mé sông hoặc bãi biển, hàng đêm bò ra rủ nhau đi kiếm ăn. Đặc biệt là mùa mưa, vào những đêm tối trời, con ba khía sống bu đen những gốc đước, gốc dừa nước nên người ta có thể tha hồ mà bắt về muối thành mắm để dành ăn quanh năm.

Ba khía sau khi bắt xong, người dân sẽ xóc rửa cho sạch bùn đất rồi đổ vào lu, khạp có nước muối và đậy nắp kín lại. Từ khi muối cho đến lúc ăn được có thể 5-10 ngày. Chất lượng của ba khía phụ thuộc độ mặn của nước muối, bởi nếu nhạt quá thì ba khía sẽ hư nhưng mặn quá sẽ rụng càng, đen da, chát thịt... Ba khía muối chính là món ăn ăn mà hầu như không một người dân nào ở miền sông nước nào không biết đến, đặc biệt đây còn được xem là món khoái khẩu của nhiều người.

Ăn ba khía có tốt không

Người sành ăn ba khía muối cho rằng, ba khía muối mang trộn với chanh, tỏi, ớt, đường rồi ăn với cơm nguội thì mới đậm đà và đúng điệu. Bạn có thể ngậm từng cái que nhỏ, cắn vỡ càng, nhón lấy miếng thịt mềm, dịu, chan nước trộn ba khía mặn, ngọt, chua, cay vào cơm, rồi ăn trong lúc trời mưa thì quả là không gì có thể sánh bằng.

Ngày nay, nhiều nhà hàng, quán ăn đã biến tấu con ba khía thành nhiều món theo những cách riêng như ba khía rang me, rang mỡ hành, ba khía luộc, ba khía nấu chao…, nhưng chưa có thứ hương vị nào đi vào lòng người và rất đỗi thân quen với người dân miệt vườn như món ba khía muối. Chính mùi thơm đặc trưng cùng cái chất mằn mặn và beo béo của gạch ba khía thấm vào đầu lưỡi đã tạo nên một cảm giác thú vị khó tả, khó quên trong lòng mỗi người.

Ăn ba khía có tốt không


3 giờ chiều. Anh bạn ở Cà Mau gọi điện thoại: “Chuẩn bị ra bến xe Phương Trang nhận hàng độc nghen. Gởi cách đây 6 tiếng rồi”. Chỉ nói vậy rồi hắn cúp máy. Non tiếng đồng hồ sau thì có điện thoại của nhà xe gọi ra lấy hàng. Tôi đoán già đoán non. “Hàng độc” của anh bạn tôi thì chỉ quanh quẩn khô và mắm nhưng có đến mấy chục loại. Chẳng biết lần này hắn gởi gì cho tôi đây.


Tôi ký nhận cái gói vuông vuông, dài dài, nặng chừng 5 ký. Về nhà mở ra thì thấy sau mấy lớp giấy báo và giẻ rách là một cái keo nhựa chứa đầy thứ chất nước đen thui như nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Trời mẹ ơi, đúng là hàng độc rồi. Ba Khía  Rạch  Gốc đây mà. Tôi mở tờ giấy dán trên nắp keo. Anh bạn dặn kỹ: “Cái này tui làm riêng cho vợ chồng bà. Nhớ ngâm trong nước sôi 16 phút rồi hẳng trộn”.


Đã thành thói quen, năm nào cũng vậy, từ rằm trung thu đến rằm tháng mười, thế nào anh bạn cũng tự tay muối một hủ ba khía gởi cho tôi. Hủ ba khía gởi tới Sài Gòn vẫn lễnh lãng nước muối vì “như vậy mới ngon, chớ vớt ra để ráo nó mất vị, lại hôi lắm”.


Tôi lật đật gắp ba khía ra, đổ nước trong bình thủy ngâm ngay. Những con ba khía thân hình màu nâu sẫm nhưng hai cái càng đỏ au, chỉ lớn hơn 2 ngón tay một chút. Tôi chưa bao giờ được anh bạn giải thích vì sao phải ngâm trong nước sôi 16 phút mà không phải 10 phút hay 20 phút, nhưng lần nào hắn cũng dặn như vậy. Có lẽ để con ba khía nhả bớt mặn chăng?


Ai ở Cà Mau cũng biết, mùa này ba khía mập ú, bụng đầy trứng vàng ươm; vạch cái mu lên, một lớp gạch son thật đầy. Người ta bảo, thời gian này ba khía ăn trái mắm đen rụng xuống nên có gạch son, thịt thơm và rất chắc…


Những lần theo bạn bè về quê, tôi đã được thưởng thức ba khía mới vớt lên được chế biến đủ món: luộc hoặc hấp chấm muối tiêu, rang me, nấu canh chua... Nhưng tôi đặc biệt thích món mắm ba khía bởi nó gắn với quãng đời sinh viên của tôi. Ngày ấy, đi học ở ký túc xá trên Thủ Đức không có gì ăn, mấy anh bạn ở Minh Hải vác lên một lần cả bao khô và ba khía. Chúng tôi ăn rau lang, rau dền gai, rau muống luộc chấm ba khía trường kỳ, đến nỗi mọi người hay nói đùa, mồ hôi tụi mình cũng có mùi ba khía!


Tôi vừa lui cui đâm tỏi ớt, vừa nghĩ đến bạn bè. Cái cách trộn ba khía cũng do mấy anh bạn ở Cà Mau dạy cho: ớt sừng giã nhuyễn với thật nhiều tỏi, thêm chanh, đường, chút bột ngọt. Tôi canh đúng 16 phút thì vớt ba khía ra, tách mu (mai), gỡ càng ngoe, lấy chày đâm tiêu đập dập hai cái càng cho mau thấm gia vị. Xong đâu đó, tôi đổ mọi thứ vào chung trong một cái tô, trộn thật đều, hít hà một hồi rồi gọi điện cho ông  xã: “Anh ghé qua chợ An Đông mua cho em mấy bó rau lang. Có ba khía của anh Bình mới gởi lên...”.

Ăn ba khía có tốt không

Riêng tôi vẫn cứ thích món rau lang luộc chấm nước ba khía...


Nhiều người thích ăn ba khía với dưa leo, chuối chát, rau thơm, rau răm, rau dừa, bông lục bình… Riêng tôi vẫn cứ thích món rau lang luộc chấm nước ba khía như thời còn đi học. Ông xã tôi nghe nói thì hỏi: “Vậy hả?” rồi cúp máy.


Trời mưa lâm râm. Gần 6 giờ chiều, ông xã tôi về tới với lỉnh kỉnh đủ thứ trên tay. Anh hí hửng: “Đâu, ba khía đâu? Bữa nay mình làm đại tiệc ba khía đãi hai đứa nhỏ nghen”. Tôi phì cười: “Tụi nó có ăn được đâu mà đãi? Anh còn định làm gì nữa vậy? Em đã trộn xong rồi kìa”. Ông xã tôi lắc đầu: “Để  đó mai thấm ăn mới ngon! Bây giờ em lấy ba khía ra ngâm nước sôi cho anh đi. Anh làm thử cái món này, mới học được của anh bạn dân Cà Mau làm chung công ty”.


Nói vậy rồi anh xắn tay áo, lấy trong bọc ra nào khóm, nào chuối, nào khế rồi xoài tượng, cóc non, rau răm... Lúc này anh như người đầu bếp lành nghề, còn tôi như người  thợ phụ để anh sai vặt. Anh sai lấy gì, tôi chạy đi lấy cái đó. Anh bắt đầu gọt, cắt, bằm mọi thứ: khóm thì bằm nhỏ; xoài, khế, chuối chát thì xắt sợi, cóc non thì đập dập; rau răm xắt nhuyễn; tỏi ớt thì đâm cho nát nhừ... Rồi anh bắt đầu xé ba khía ra và trộn chung tất cả mọi thứ lại, sau đó nêm nếm... Tôi nhìn anh làm, bất giác nuốt nước bọt...


“Em dọn cơm đi”- xong đâu đó, anh giục. Tôi dọn cơm lên. Hai đứa nhỏ cũng vừa về tới. Chúng nó nhìn mâm cơm đạm bạc với ánh mắt tròn xoe: “Ủa, sao hôm nay không có cá thịt gì hết vậy mẹ? Toàn rau là rau...”. Ông xã tôi lừ mắt nhìn con: “Ăn đi. Ba bảo đảm, ăn vô là chết liền!”.


Tuy nói vậy nhưng tôi cũng dọn lên cho con mấy miếng sườn nướng. Còn ông xã tôi thì cởi trần, ngồi chồm hổm trên ghế y như những đận về miền Tây mùa nước lũ. Tôi hết nhìn anh lại nhìn đĩa gỏi ba khía đầy tú hụ với đủ mà sắc xanh xanh, đỏ đỏ, nâu nâu... Anh gắp một đũa cho vào chén của tôi: “Em ăn thử đi!”.


Tôi cho vào miệng nhai chầm chậm rồi giật mình. Vị giác của tôi bị đánh thức rần rần. Đúng như lời ông xã tôi nói: ngọt thì thật là ngọt, chua thì thật là chua, thơm thì thật là thơm, cay thì thật là cay, béo thì thật là béo… Gom chung mọi thứ lại thì là ngon đến vô cùng tận. “Trời ơi, đúng là ngon!”. Ông xã tôi khoái chí: “Thấy chưa? Ba bảo hai đứa ăn thử một miếng đi rồi biết”. Hai đứa con tôi cũng e dè thò đũa ra gắp. Kết quả là, tụi nó đẩy đĩa sườn nướng về phía tôi: “Mẹ ăn đi, con ăn đặc sản của ba”.


Tối hôm đó, dù phải uống nước no bụng nhưng tôi phải công nhận, cái món gỏi ba khía mà ông xã tôi vừa học lóm đúng là độc chiêu. Ngày mai tôi còn có món rau lang luộc chấm ba khía trộn tỏi ớt. Chỉ mới nghĩ tới đã thấy thòm thèm…