Anti dumping duty là gì

Anti dumping duty là gì

imposition of anti-dumping duty

anti-dumping measures

anti-dumping tax

anti-dumping tariffs

anti-dumping investigations

anti-dumping lawsuits

áp thuế chống bán phá giá

thuế chống bán phá giá được

mức thuế chống bán phá giá

thuế chống bán phá giá hiện

giảm thuế chống bán phá giá

thuế chống bán phá giá đối với tôm

Mục lục bài viết

  • 1. Các yêu cầu về thông tin:
  • 2. Các yêu cầu về bằng chứng:
  • 2.1. Để kiện chống bán phá giá, ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện gì?
  • 2.2. Tuy nhiên, ADP có dự liệu một số ngoại lệ:
  • 2.5. Khi nào thì lượng sản phẩm tương tự bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu được coi là không đáng kể ?
  • 3. Các văn bản nào trong WTO qui định về chống bán phá giá, bao gồm những nội dung cơ bản gì?
  • 3.1. Có phải mọi trường hợp bán phá giá đều có thể bị áp đặt thuế chống bán phá giá không?
  • 3.2. Tại sao có hiện tượng bán phá giá ?
  • 3.3. Bán phá giá (dumping) là gì?
  • 3.4. Thuế chống bán phá giá (anti-dumping duty) là gì?
  • 3.6. Điều kiện để áp đặt thuế chống bán phá giá?
  • 3.7. Giá xuất khẩu (export price) là gì và được tính như thế nào?
  • 3.8. Giá thông thường (normal value) là gì và được tính như thế nào?
  • 3.9. Giá thông thường được tính như thế nào trong trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường (non-economic market)?
  • 4. Trường hợp thiệt hại còn do những nguyên nhân khác ?
  • 5. Các điều kiện đối với Đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá (Đơn kiện) ?

Các điều kiện đối với Đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá? Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành vụ điều tra chống bán phá giá, ngành sản xuất nội địa liên quan phải nộp Đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải đáp ứng những điều kiện liên quan đến các thông tin trong Đơn và các bằng chứng kèm theo.

1. Các yêu cầu về thông tin:

ADP qui định chủ thể có yêu cầu, trong phạm vi có thể, phải cung cấp trong Đơn yêu cầu các thông tin dưới đây:

- Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mô tả về số lượng và giá trị SPTT do chủ thể nộp đơn sản xuất ra.

- Nếu đơn được nộp nhân danh ngành sản xuất trong nước thì phải nêu rõ tên của tất cả các nhà sản xuất nội địa sản xuất ra SPTT được biết đến (hoặc tên các hiệp hội các nhà sản xuất SPTT trong nước), mô tả về số lượng và giá trị SPTT do các chủ thể đó sản xuất ra;

- Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên của nước hoặc các nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của những sản phẩm đó; danh tính của mỗi nhà xuất khẩu hoặc sản xuất nước ngoài được biết đến và danh sách các chủ thể nhập khẩu sản phẩm đó;

- Thông tin về giá thông thường (thông tin về bán sản phẩm tương tự tại thị trường nước (hoặc các nước) xuất khẩu hoặc xuất xứ (hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm đó từ nước xuất khẩu hoặc xuất xứ sang một (các) nước thứ ba hoặc thông tin về giá tự tính toán)

- Thông tin về giá xuất khẩu (hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm liên quan cho người mua độc lập đầu tiên trên lãnh thổ nước nhập khẩu)

- Thông tin về sự gia tăng số lượng sản phẩm nhập khẩu bị nghi là bán phá giá; ảnh hưởng của việc này đến giáảnh hưởng của việc này đối với ngành sản xuất nội địa (thể hiện qua các yếu tố liên quan thể hiện tình trạng của ngành sản xuất nội địa) của SPTT tại thị trường nội địa;

2. Các yêu cầu về bằng chứng:

Đơn yêu cầu phải bao gồm các bằng chứng xác thực về:

- việc bán phá giá; và

- thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước; và

- mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại nói trên;

2.1. Để kiện chống bán phá giá, ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện gì?

Phần lớn các vụ điều tra chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng bởi ngành sản xuất trong nước (hoặc đại diện của họ). ADP qui định chủ thể yêu cầu phải mang tính đại diện cho ngành sản xuất nội địa, tức là phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Yêu cầu tiến hành điều tra phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất trong nước chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của SPTT được sản xuất ra bởi tổng số các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến (tán thành hoặc phản đối) về việc điều tra; và

- Các nhà sản xuất tán thành cuộc điều tra chiếm tối thiểu 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

ADP cũng ghi nhận khả năng người lao động tại các nhà máy trong nước sản xuất ra các SPTT hoặc đại diện của họ có thể tự nộp Đơn yêu cầu hoặc có ý kiến ủng hộ Đơn yêu cầu (nhưng không qui định gì về việc loại chủ thể này có thể có ý kiến phản đối Đơn kiện không).

Việc kiểm tra xem chủ thể yêu cầu có đáp ứng được các điều kiện này hay không sẽ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn “tiền tố tụng” (giai đoạn kiểm tra các điều kiện sơ bộ trước khi ra quyết định chính thức bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá).

Trường hợp việc kiểm tra tính đại diện không thể tiến hành trên tất cả các nhà sản xuất nội địa do số lượng quá lớn thì cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể kiểm tra mức độ ủng hộ hoặc phản đối Đơn kiện của các nhà sản xuất trong nước thông qua việc chọn mẫu thống kê hợp lý.

+ Ngành sản xuất SPTT nội địa nước nhập khẩu bao gồm những chủ thể nào?

ADP định nghĩa “ngành sản xuất nội địa” là “tập hợp/tổng thể các nhà sản xuất trong nước của nước nhập khẩu sản xuất SPTT (với sản phẩm bị điều tra) hoặc những nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần đáng kể trong tổng sản lượng sản xuất trong nước những sản phẩm đó”.

2.2. Tuy nhiên, ADP có dự liệu một số ngoại lệ:

Ngoại lệ 1: Trường hợp bị loại trừ khỏi khái niệm “ngành sản xuất SPTT nội địa”

Thực tế có những nhà sản xuất nội địa có thể được lợi từ việc bán phá giá của sản phẩm nhập khẩu hoặc bản thân họ có liên quan đến việc này, bao gồm các trường hợp sau:

- Nhà sản xuất nội địa đồng thời là nhà nhập khẩu những sản phẩm đang bị điều tra chống bán phá giá;

- Nhà sản xuất có quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra chống bán phá giá ADP qui định những trường hợp như thế này bị loại trừ khỏi danh sách các nhà sản xuất nội địa được xem xét trong vụ việc có liên quan.

Ngoại lệ 2: Trường hợp thu hẹp khái niệm “ngành sản xuất trong nước”

Trong một số trường hợp, lãnh thổ nước nhập khẩu có thể được chia thành hai hoặc nhiều thị trường cạnh tranh riêng biệt và tập hợp các nhà sản xuất tại một trong những thị trường đó có thể được coi là ngành sản xuất nội địa độc lập (hoặc ngành sản xuất nội địa vùng - regional industry) nếu:

(i) các nhà sản xuất tại thị trường đó bán toàn bộ hoặc gần như toàn bộ sản phẩm của họ tại thị trường đó; và

(ii) nhu cầu của thị trường này đối với sản phẩm liên quan không được cung ứng ở mức độ đáng kể bởi các nhà sản xuất SPTT ngoài vùng lãnh thổ đó.

Khi xảy ra trường hợp như thế này, có thể coi là có thiệt hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất trong lãnh thổ nước nhập khẩu không bị tổn hại gì (do nằm ở các vùng khác) nếu:

- Có sự tập trung lượng hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trường (vùng) đó; và

- Hàng nhập khẩu được bán phá giá gây tổn hại (thiệt hại) đối với các nhà sản xuất sản xuất ra toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lượng sản phẩm tại thị trường đó.

Ngoại lệ 3: Trường hợp mở rộng khái niệm “ngành sản xuất nội địa”

Các trường hợp này xảy ra khi thị trường hai hoặc nhiều quốc gia đã đạt đến một mức độ hội nhập cao, có những đặc tính của một thị trường thống nhất (ví dụ: trường hợp của Liên minh châu Âu). Khi đó, ngành sản xuất trong toàn bộ khu vực kinh tế đã hội nhập được hiểu chung là “ngành sản xuất nội địa”: điều này có nghĩa là thiệt hại được xem xét là thiệt hại đối các ngành sản xuất của tất cả các quốc gia trong khu vực kinh tế hội nhập đó chứ không riêng ngành sản xuất của quốc gia nào.

2.3. Qui định về việc nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường có thể gây ra những bất lợi gì cho phía các nhà sản xuất/xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra?

Việc sử dụng giá cả tại một nước thứ ba thay thế khi xác định giá thông thường đối với hàng hoá nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường có thể đem đến nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan, ví dụ:

- Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở nước này có thể khác xa giá cả tại nước xuất khẩu do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau;

- Rất có thể các nhà sản xuất SPTT tại nước thứ ba được lựa chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất nước xuất khẩu đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá XK với giá TT (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất nước xuất khẩu...

2.4 Giá thông thường được tính như thế nào nếu sản phẩm được xuất sang một nước thứ ba (nước trung gian) trước khi vào thị trường nước nhập khẩu?

Trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước sản xuất sang nước nhập khẩu mà được xuất sang một nước thứ ba trung gian trước khi vào nước nhập khẩu thì giá TT sẽ được xác định theo giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nước trung gian đó (trong trường hợp này nước trung gian được coi là nước xuất khẩu).

Tuy nhiên, giá TT vẫn có thể được xác định theo các cách bình thường (giá bán tại nước sản xuất) như khi sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp không qua nước thứ ba trung gian trong các trường hợp sau:

- Sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển qua cảng của nước thứ ba; hoặc

- Nước thứ ba không sản xuất sản phẩm đó hoặc không có mức giá nào có thể đem ra so sánh được.

2.5. Khi nào thì lượng sản phẩm tương tự bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu được coi là không đáng kể ?

Một trong các yếu tố khiến giá TT không được tính theo cách tính chuẩn (tính theo giá bán tại thị trường nội địa nước XK) là SPTT được bán tại thị trường nội địa với khối lượng không đáng kể.

Khối lượng SPTT bán cho tiêu dùng trong nước sẽ bị coi là không đáng kể nếu thấp hơn 5% lượng sản phẩm xuất khẩu sang nước đang tiến hành điều tra.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn có thể sử dụng giá bán tại thị trường nội địa để xác định giá TT nếu có bằng chứng cho thấy dù lượng sản phẩm bán ra thị trường nội địa không đạt tỷ lệ 5% nhưng số lượng này cũng đủ để so sánh được với giá XK một cách hợp lý để tính biên độ phá giá.

2.6. Thế nào là hàng hoá được bán theo điều kiện thương mại thông thường (sales of the like product in the ordinary course of trade)?

Một trong các điều kiện để có thể sử dụng cách tính giá TT chuẩn (giá TT được tính theo giá bán của SPTT tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu) là SPTT được bán tại thị trường này trong điều kiện thương mại thông thường.

Hiện không có định nghĩa cụ thể thế nào là hàng hoá bán trong điều kiện thương mại thông thường. Tuy nhiên, ADP có nêu một trường hợp có thể được coi là không được bán theo điều kiện thương mại thông thường: đó là khi SPTT được bán tại thị trường nội địa hoặc bán sang một nước thứ ba với mức giá không đủ bù đắp chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (giá thành sản xuất + chi phí bán hàng, quản trị, chi phí chung) (bán lỗ vốn).

Tuy vậy, sản phẩm tương tự bị bán lỗ vốn tại thị trường nội địa chỉ bị coi là không được bán theo các điều kiện thương mại thông thường và do đó, giá bán sản phẩm tại thị trường nội địa không được coi là giá thông thường khi:

- Việc bán hàng lỗ vốn đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài (thường là 1 năm, và trong mọi trường hợp cũng không được ít hơn 6 tháng); và

- Hàng hóa bị bán lỗ vốn này được bán với một số lượng đáng kể, tức là:

+ Lượng sản phẩm bán lỗ vốn không ít hơn 20% tổng số sản phẩm được bán (trong giao dịch đang được xem xét để xác định giá trị thông thường); hoặc

+ Giá bán bình quân gia quyền thấp hơn chi phí bình quân gia quyền.

Tuy nhiên nếu sản phẩm bị bán với giá thấp hơn mức chi phí sản xuất nhưng giá bán này vẫn cao hơn chi phí bình quân gia quyền trong khoảng thời gian được điều tra thì việc bán lỗ vốn này được xem như hành động bán hàng để thu hồi vốn (bù đắp các chi phí) trong khoảng thời gian hợp lý và vẫn được coi là việc bán hàng theo các điều kiện thương mại thông thường.

3. Các văn bản nào trong WTO qui định về chống bán phá giá, bao gồm những nội dung cơ bản gì?

Chống bán phá giá được qui định tại Điều VI GATT 1994 và Hiệp định về việc Thi hành Điều VI GATT 1994 (thường được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá” ADP).

Hiệp định về chống bán phá giá (ADP) qui định về các nhóm vấn đề cụ thể sau:

- Các qui định về nội dung: bao gồm các điều khoản chi tiết về cách thức, tiêu chí xác định việc bán phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;

- Các qui định về thủ tục: bao gồm các điều khoản liên quan đến thủ tục điều tra áp đặt thuế chống bán phá giá như thời hạn điều tra, nội dung đơn kiện, thông báo, quyền tố tụng của các bên liên quan, trình tự áp dụng các biện pháp tạm thời, quyền khiếu kiện,...

- Các qui định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến thuế chống phá giá: qui định tại Điều 17 ADP, bao gồm các qui tắc áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO liên quan đến biện pháp áp đặt thuế chống bán phá giá của một quốc gia thành viên.

- Các qui định về thẩm quyền của Uỷ ban về Thực tiễn Chống bán phá giá (Committee on Anti-dumping Practices): bao gồm các qui định về thành viên, chức năng và hoạt động của Uỷ ban trong quá trình điều hành về các biện pháp chống bán phá giá thực hiện tại các quốc gia thành viên.

3.1. Có phải mọi trường hợp bán phá giá đều có thể bị áp đặt thuế chống bán phá giá không?

Bán phá giá (vào thị trường nước ngoài) thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì có thể mua hàng với giá rẻ hơn; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể là yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó; giá giảm có thể là động lực thúc đẩy ngành sản xuất trong nước tự đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh,...

Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị lên án và phải chịu thuế chống bán phá giá. Theo qui định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện cụ thể.

3.2. Tại sao có hiện tượng bán phá giá ?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá của nhà sản xuất, xuất khẩu. Nhiều trường hợp việc bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt được những lợi ích nhất định như:

- bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó chiếm thế độc quyền;

- bán giá thấp tại thị trường nước nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần;

- bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh...

Đôi khi việc bán phá giá là việc không mong muốn do nhà sản xuất, xuất khẩu không thể bán được hàng, cung vượt cầu, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại ... nên đành bán tháo hàng hoá để thu hồi một phần vốn.

Theo qui định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và pháp luật các nước về vấn đề chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.

3.3. Bán phá giá (dumping) là gì?

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.

Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được xuất khẩu sang thị trường nước B với giá (Y) (Y

Khái niệm này khác với “bán phá giá” trong nội địa từng nước (vốn thường được hiểu là hành vi bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất của từng đơn vị sản phẩm)

3.4. Thuế chống bán phá giá (anti-dumping duty) là gì?

Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra.

3.5. Các qui định của WTO về chống bán phá giá có mối liên hệ như thế nào với pháp luật về chống bán phá giá của từng quốc gia thành viên?

Mỗi quốc gia thành viên WTO có quyền ban hành và áp dụng pháp luật về chống bán phá giá tại nước mình nhưng phải tuân thủ đầy đủ các qui định mang tính bắt buộc về nội dung cũng như thủ tục trong Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) của WTO. Ngoài ra WTO cũng xây dựng Luật Mẫu về chống bán phá giá. Đây là một văn bản mang tính gợi ý, khuyến nghị ể các quốc gia tham khảo khi xây dựng pháp luật ề chống bán phá gía của mình, không có giá trị bắt buộc áp dụng. Pháp luật về chống bán phá giá của mỗi quốc gia có thể cụ thể hóa nhưng không được trái với các qui định liên quan tại Hiệp định ADA của WTO.

3.6. Điều kiện để áp đặt thuế chống bán phá giá?

Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây:

(i) Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;

(ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể;

(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.

Việc bán phá giá (dumping) được xác định như thế nào?

Việc bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh về giá giữa giá thông thường và giá xuất khẩu theo công thức:

Giá thông thường - Giá xuất khẩu = X

(trong đó các giá này phải được đưa về cùng một cấp độ thương mại mà thường là "giá xuất xưởng")

Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá

Biên độ phá giá (dumping margin) được tính như thế nào?

Biên độ phá giá được tính theo công thức:

Biên độ phá giá= (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu

3.7. Giá xuất khẩu (export price) là gì và được tính như thế nào?

Giá xuất khẩu (giá XK) là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất khẩu) sang nước nhập khẩu.

Các cách thức tính giá XK (tuỳ thuộc vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể) bao gồm:

- Cách 1: Giá XK là giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu;

- Cách 2: Giá XK là giá tự tính toán (constructed export price) trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một trị giá tính toán theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Cách 1 là cách tính giá XK chuẩn và được áp dụng trước tiên (ưu tiên áp dụng) khi tính giá XK (trong các điều kiện thương mại thông thường). Chỉ khi hoàn cảnh cụ thể không đáp ứng các điều kiện áp dụng cách 1 thì giá XK mới được tính theo cách 2.

3.8. Giá thông thường (normal value) là gì và được tính như thế nào?

Giá thông thường (giá TT) là giá bán sản phẩm sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra (SPTT) tại thị trường nước xuất khẩu. Có ba cách xác định giá TT (áp dụng với các điều kiện cụ thể):

- Cách 1: Giá TT được xác định theo giá bán của SPTT tại thị trường nước xuất khẩu (tại thị trường nội địa của nước nơi sản phẩm đó được sản xuất ra)

- Cách 2: Giá TT được xác định theo giá bán của SPTT từ nước xuất khẩu liên quan sang thị trường một nước thứ ba

- Cách 3: Giá TT được xác định theo trị giá tính toán (constructed normal value) = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng, hành chính (SG&A) + Lợi nhuận Trong các cách thức nêu trên, cách 1 là cách thức tính giá TT tiêu chuẩn, được ưu tiên xem xét áp dụng trước trong tất cả các trường hợp. Chỉ khi không đáp ứng được các điều kiện để sử dụng cách 1 thì giá TT mới được tính theo cách 2 hoặc cách 3.

3.9. Giá thông thường được tính như thế nào trong trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường (non-economic market)?

Điều VI GATT 1994 cho rằng trong trường hợp hàng hóa bị điều tra chống bán phá giá được nhập khẩu từ một nước nơi chính phủ có độc quyền hay gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định toàn bộ giá cả nội địa, việc so sánh giá xuất khẩu với giá tại thị trường nội địa nước xuất khẩu có thể là không phù hợp. Qui định này thực tế cho phép cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu bỏ qua các cách thức tính giá thông thường và tự mình xác định một cách thức tính mà mình cho là hợp lý.

Thường thì trong những trường hợp như thế này, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi kết luận rằng nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí, giá cả nội địa nước xuất khẩu và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính Giá thông thường của sản phẩm đang điều tra.

Việc sử dụng giá cả tại một nước thứ ba thay thế khi xác định giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường thường là bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan vì:

- Giá cả ở nước thay thế có thể khác xa giá cả tại nước xuất khẩu do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau;

- Rất có thể các nhà sản xuất sản phẩm thông thường tại nước thứ ba được lựa chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất nước xuất khẩu đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá xuất khẩu với giá thông thường (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất, xuất khẩu của nước xuất khẩu liên quan...

Giá thông thường và giá xuất khẩu được so sánh với nhau như thế nào?

Có ba cách so sánh giá thông thường (TT) với giá xuất khẩu (XK):

Cách 1: So sánh giá TT bình quân gia quyền với giá XK bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu;

Cách 2: So sánh giá TT và giá XK của từng giao dịch (hoặc của các giao dịch thực hiện trong cùng một ngày hoặc gần như trong cùng một ngày);

Cách 3: So sánh giá TT bình quân gia quyền với giá XK của từng giao dịch nếu cơ quan có thẩm quyền cho rằng có sự chênh lệch đáng kể về cơ cấu giá XK giữa những người mua, vùng hoặc thời điểm khác nhau và có giải thích chính thức về việc tại sao việc sử dụng hai cách trên không thể tính đến các khác biệt trên một cách hợp lý.

Khi so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Một số qui tắc cần tuân thủ khi tiến hành so sánh hai loại giá này:

- Hai giá này phải được so sánh trong cùng một cấp độ thương mại (ví dụ: cùng là giá xuất xưởng/bán buôn/bán lẻ)

- Hai loại giá này phải được xác định tại cùng một thời điểm (hoặc tại các thời điểm gần nhau nhất);

- Khi tiến hành so sánh cần phải tính đến những khác biệt (ví dụ khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng sản phẩm, đặc tính vật lý...) có thể ảnh hưởng đến việc so sánh về giá để có sự điều chỉnh phù hợp;

- Nếu giá thông thường và giá xuất khẩu được xác định theo hai loại đơn vị tiền tệ khác nhau dẫn đến việc phải chuyển đổi để phục vụ cho việc so sánh giá thì tỷ giá chuyển đổi là tỷ giá có hiệu lực tại thời điểm bán hàng (ngày bán, ngày ghi trên hóa đơn thương mại, lệnh mua...).

Biên độ phá giá được tính chung cho tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu hay được tính riêng cho từng chủ thể ?

Biên độ phá giá phải được tính cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Trên cơ sở biên độ phá giá, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ tính toán mức thuế chống phá giá (trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ phá giá) cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu.

Tuy nhiên, nếu số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan quá lớn khiến cho việc tính toán biên độ phá giá đơn lẻ không thể thực hiện được thì cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể chỉ lựa chọn một số lượng thích hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu để điều tra (sẽ có biên độ đơn lẻ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu này) và tính một biên độ bán phá giá chung cho nhóm các nhà sản xuất, xuất khẩu (biên độ cho nhóm) không tham gia điều tra theo nguyên tắc lấy bình quân các biên độ đơn lẻ.

Việc xác định thiệt hại (determination of injury) bao gồm những nội dung gì?

Việc xác định thiệt hại được tiến hành trên hai khía cạnh sau:

(i) khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của việc này đến giá của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước nhập khẩu;

Cụ thể, về khối lượng sản phẩm nhập khẩu bị điều tra, cơ quan điều tra phải xem xét xem trên thực tế có sự tăng đáng kể (tuyệt đối hoặc tương đối) của hàng nhập khẩu bán phá giá so với mức sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng tại nước nhập khẩu hay không.

Về tác động của hàng nhập khẩu bán phá giá đối với giá của sản phẩm thông thường (SPTT) tại thị trường nước nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét trên hai khía cạnh:

- Hàng nhập khẩu bán phá giá có phải là đã được bán với giá thấp hơn một cách đáng kể so với giá của SPTT tại thị trường nước nhập khẩu hay không?; hoặc

- Việc hàng nhập khẩu bán phá giá đó có đúng là đã làm giảm giá của SPTT trên thị trường nước nhập khẩu ở mức đáng kể hoặc ngăn không cho giá tăng đáng kể hay không (điều mà lẽ ra sẽ không xảy ra nếu không bán phá giá hàng nhập đó)?

(ii) hậu quả của việc nhập khẩu này đối với các nhà sản xuất các sản phẩm này của nước nhập khẩu

Hệ quả của việc bán phá giá đối với ngành sản xuất nội địa nước xuất khẩu được xem xét trên một loạt các nhân tố khác nhau của ngành sản xuất đó và những thiệt hại của ngành sản xuất cũng có thể được xem xét ở nhiều dạng khác nhau.

Thiệt hại (injury) đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu là những thiệt hại loại gì ?

Thiệt hại được xem xét trong quá trình xác định thiệt hại do việc bán phá giá hàng nhập khẩu liên quan gây ra bao gồm ba loại:

(i) Thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu (thiệt hại thực tế); hoặc

(ii) Nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể đối với một ngành sản xuất nội địa (thiệt hại trong tương lai/nguy cơ thiệt hại); hoặc

(iii) Ngăn cản việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.

Các yếu tố cần xem xét khi xác định thiệt hại thực tế (actual injury) ?

Thiệt hại phải được xem xét trên tất cả các yếu tố và chỉ số kinh tế có thể có tác động đến thực trạng của ngành sản xuất, ví dụ:


- Mức suy giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỷ lệ lãi đối với đầu tư, tỷ lệ năng lực được sử dụng, giá,...;

- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước;

- Các nhân tố ảnh hưởng xấu thực tế hoặc tiềm ẩn đối với quá trình chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, lương, tăng trưởng, khả năng huy động vốn, nguồn đầu tư...;

- Độ lớn của biên độ bán phá giá;...

Các yếu tố cần xem xét khi xác định nguy cơ thiệt hại (threat of injury) ?

Các yếu tố cần xem xét khi xác định nguy cơ thiệt hại bao gồm:

- tỉ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được bán phá giá vào nước nhập khẩu và đó là dấu hiệu cho thấy có nhiều khả năng hàng nhập khẩu sẽ gia tăng ở mức lớn;

- năng lực sản xuất lớn (trong thực tế hoặc trong tương lai gần) của nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan là dấu hiệu cho thấy sẽ có sự gia tăng đáng kể của hàng xuất khẩu được bán phá giá sang thị trường nước nhập khẩu;

- vấn đề liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có tác động làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể giá trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu thêm nữa hay không;

- số thực tồn kho của sản phẩm đang bị điều tra;..

Trường hợp hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu với số lượng quá nhỏ thì có bị điều tra chống bán phá giá không ?

Việc điều tra chống bán phá giá chỉ được thực hiện khi số lượng, khối lượng hàng bị bán phá giá nhập khẩu từ một nước xuất khẩu không dưới mức tối thiểu là 3% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra vào nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, khi lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ mỗi nước thấp hơn 3% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa đó vào nước nhập khẩu nhưng tổng lượng hàng hóa liên quan nhập khẩu từ các nước này (tức các nước có lượng NK chiếm dưới 3%) lại chiếm trên 7% tổng lượng hàng hóa liên quan nhập khẩu (từ tất cả các nguồn) vào nước nhập khẩu thì việc điều tra vẫn được tiến hành.

Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại được xem xét như thế nào ?

Hiệp định về chống bán phá giá của WTO chỉ qui định chung rằng cơ quan điều tra phải xác định rằng hàng hóa bán phá giá nhập khẩu, thông qua các tác động của nó đến các yếu tố, chỉ số kinh tế, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở kiểm tra tất cả các bằng chứng liên quan.

Do đó, các quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định mối quan hệ này (ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán phá giá và thiệt hại xảy ra, các phân tích kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu...).

4. Trường hợp thiệt hại còn do những nguyên nhân khác ?

Những thiệt hại phát sinh từ các nguyên nhân khác sẽ không được tính đến khi xác định thiệt hại trong điều tra chống bán phá giá. Những nguyên nhân này có thể là:

- Số lượng và giá bán của sản phẩm nhập khẩu liên quan nhưng không bị bán phá giá;

- Sự giảm sút nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng;

- Các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và nước ngoài;

- Sự phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu;...

Ai được quyền yêu cầu tiến hành điều tra chống bán phá giá ?

Các chủ thể có thể đưa ra yêu cầu điều tra chống bán phá giá bao gồm:

(i) ngành sản xuất trong nước/nội địa nước nhập khẩu hoặc chủ thể nhân danh cho ngành sản xuất trong nước; hoặc

(ii) cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.

5. Các điều kiện đối với Đơn yêu cầu điều tra chống bán phá giá (Đơn kiện) ?

Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành vụ điều tra chống bán phá giá, ngành sản xuất nội địa liên quan phải nộp Đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải đáp ứng những điều kiện liên quan đến các thông tin trong Đơn và các bằng chứng kèm theo, bao gồm:

- Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mô tả về số lượng và giá trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra.

Nếu đơn được nộp nhân danh ngành sản xuất trong nước thì phải nêu rõ tên của tất cả các nhà sản xuất nội địa sản xuất ra sản phẩm thông thường (SPTT) được biết đến (hoặc tên các hiệp hội các nhà sản xuất SPTT trong nước), mô tả về số lượng và giá trị SPTT do các chủ thể đó sản xuất ra;

- Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên của nước hoặc các nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của những sản phẩm đó; danh tính của mỗi nhà xuất khẩu hoặc sản xuất nước ngoài được biết đến và danh sách các chủ thể nhập khẩu sản phẩm đó;

- Thông tin về giá thông thường (thông tin về giá bán SPTT tại thị trường nước xuất khẩu/ xuất xứ hoặc thông tin về giá bán của SPTT từ nước xuất khẩu/xuất xứ sang nước thứ ba hoặc thông tin về trị giá tính toán)

- Thông tin về giá xuất khẩu (hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm liên quan cho người mua độc lập đầu tiên trên lãnh thổ nước nhập khẩu)

- Thông tin về sự gia tăng số lượng sản phẩm nhập khẩu bị nghi là bán phá giá; ảnh hưởng của việc này đến giá của SPTT tại thị trường nội địa nước nhập khẩu; ảnh hưởng của việc này đối với ngành sản xuất nội địa (thể hiện qua các yếu tố thể hiện tình trạng của ngành sản xuất nội địa)

Đơn yêu cầu phải bao gồm các bằng chứng xác thực về:

- Việc bán phá giá; và

- Thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước; và

- Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại nói trên;

Các bên liên quan trong vụ điều tra chống bán phá giá ?

Các chủ thể được xem là “bên liên quan” trong vụ điều tra chống bán phá giá bao gồm:

- Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; nhà nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra; hiệp hội ngành nghề mà đại đa số thành viên của nó là các chủ thể nói trên;

- Chính phủ nước xuất khẩu;

- Nhà sản xuất các SPTT tại nước nhập khẩu hoặc một hiệp hội ngành nghề mà đại đa số thành viên của nó là các chủ thể này;

- Các chủ thể khác (tuỳ theo qui định của mỗi quốc gia)

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền phải tạo cơ hội để những người tiêu dùng sản phẩm liên quan (nếu sản phẩm đó được tiêu thụ chủ yếu dưới hình thức bán lẻ) hoặc của những chủ thể sử dụng hàng hóa đó vào mục đích sản xuất (nếu sản phẩm bị điều tra là nguyên liệu đầu vào) cung cấp thông tin liên quan đến các nội dung của điều tra chống bán phá giá (thông tin về việc bán phá giá, về thiệt hại, về mối quan hệ nhân quả). Như vậy, những chủ thể loại này cũng có thể được xem là các bên liên quan trong điều tra chống bán phá giá.

Có phải tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm bị điều tra đều có quyền tham gia vào quá trình điều tra không ?

Về nguyên tắc, mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra đều có quyền tham gia vào quá trình điều tra và được tính toán một biên độ bán phá giá riêng (tương ứng với mức độ bán phá giá thực tế của mình).

Tuy nhiên, có thể xảy ra trường hợp số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan quá lớn khiến việc điều tra đối với tất cả các chủ thể nói trên không thể tiến hành được. Trong những trường hợp như vậy, cơ quan có thẩm quyền hạn chế phạm vi điều tra trong một số lượng nhất định các nhà sản xuất, xuất khẩu mà các cơ quan này lựa chọn.

Trong các trường hợp như vậy, biên độ phá giá (căn cứ để tính thuế chống bán phá) sẽ được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu được lựa chọn điều tra. Những nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn nhưng vẫn cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quá trình điều tra vẫn có thể được tính biên độ phá giá riêng nếu số lượng các chủ thể này không quá lớn. Đối với tất cả các trường hợp không được điều tra còn lại, biên độ phá giá sẽ được ấn định không cao hơn biên độ phá giá bình quân gia quyền của các nhà sản xuất, xuất khẩu được lựa chọn để điều tra.

Các quyền cơ bản của các bên liên quan trong điều tra chống bán phá giá ?

Quyền được thông báo và được giải thích về các quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Các quyết định phải được thông báo bao gồm:

- Quyết định bắt đầu điều tra;

- Kết luận/quyết định sơ bộ;

- Kết luận/quyết định cuối cùng.

Thông báo phải đi kèm với những thông tin liên quan và những lý do ban hành quyết định. Các nội dung tối thiểu của các thông báo này được nêu cụ thể trong ADA và mức độ chi tiết của chúng tăng dần cùng với tiến trình của cuộc điều tra.

Quyền được tiếp cận thông tin, quyền được bảo mật thông tin

Các bên được quyền tiếp cận tất cả các thông tin không mang tính bảo mật liên quan đến họ và được cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong quá trình điều tra.

Trường hợp nêu được lý do chính đáng, các bên cung cấp thông tin có thể yêu cầu cơ quan điều tra giữ bí mật thông tin do mình cung cấp (nhưng phải có bản tóm tắt thay thế)

Các quyền tố tụng cơ bản khác:

- Quyền được thông báo về các thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

- Quyền được cung cấp các bằng chứng bằng văn bản, quyền được trực tiếp trình bày chứng cứ, lập luận (tại các phiên điều trần, gặp gỡ các bên);

- Quyền được bố trí phiên điều trần;

- Quyền được thông báo trước về các chứng cứ cơ bản mà cơ quan có thẩm quyền sẽ sử dụng làm căn cứ ban hành quyết định cuối cùng;

- Quyền được yêu cầu được tính biên độ phá giá riêng

Biện pháp tạm thời (provisional measures) là gì ?

Biện pháp tạm thời là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào nước nhập khẩu trước khi có quyết định cuối cùng về biện pháp chống bán phá giá với mục đích chủ yếu là để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra.

Các biện pháp tạm thời có thể bao gồm sau:

(i) thuế tạm thời; hoặc

(ii) hình thức bảo đảm (bằng tiền bảo đảm- bond hoặc đặt cọc - cash deposit) với khoản tiền tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời; hoặc

(iii) tạm đình chỉ định giá tính thuế (withholding of appraisement) (phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự tính yêu cầu)

Các biện pháp tạm thời nói trên phải tuân thủ điều kiện chung là không vượt quá biên độ phá giá được xác định trong kết luận sơ bộ.

Mức thuế chống bán phá giá được xác định như thế nào ?

Mức thuế chống bán phá giá được xác định theo biên độ phá giá và trong mọi trường hợp không được cao hơn biên độ phá giá. Một số nước có quy định áp dụng mức thuế chống bán phá giá thấp hơn biên độ phá giá nếu mức đó đã đủ để loại bỏ thiệt hại.

Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong bao lâu ?

Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5 năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sau khi tiến hành rà soát, đi đến kết luận là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì hoặc tái diễn nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực thì thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.

Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể được rà soát lại (review) không ?

Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể được xem xét lại thông qua thủ tục rà soát lại. Việc rà soát lại có thể dẫn tới việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá trước thời hạn hoặc, tiếp tục đặt thuế cho đến hết thời hạn 5 nămkéo dài thời hạn áp dụng thuế này thêm 5 năm nữa. hoặc

Có các rà soát lại quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá sau:

- Rà soát lại để yêu cầu hoàn trả thuế (nếu mức thuế đã nộp cao hơn biên độ phá giá thực tế)

- Rà soát lại trong thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức do có thay đổi hoàn cảnh (còn gọi là Rà soát giữa kỳ); và

- Rà soát lại ngay trước khi hết thời hạn 5 năm kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức (thường được biết đến dưới tên "rà soát hoàng hôn" hoặc "rà soát cuối kỳ").

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê