Bà bầu có nên ăn bún gạo lứt

Nguyễn Thảo (Bắc Ninh): Tôi được biết gạo lứt là thực phẩm khá phù hợp cho người ăn kiêng, ăn chay. Nhưng với người bị tiểu đường thai kỳ có ăn gạo lứt được không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Chào bạn! Có thể bạn đã biết: gạo trắng là thực phẩm rất giàu tinh bột và không phù hợp với người ăn kiêng hay người bệnh tiểu đường vì nếu ăn nhiều có thể làm đường huyết tăng nhanh chóng sau khi ăn nhưng đối với gạo lứt thì khác. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt rất giàu chất xơ, nguyên tố vi lượng và các loại khoáng chất như: magie, sắt, folate, kali, đồng, selen, niacin, axit pantothenic, mangan, thiamin, v,v… nên được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao về lợi ích của nó đối với người bệnh tiểu đường, tim mạch hay huyết áp cao.

Do đó gạo lứt cũng là thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường thai kỳ hay nói cách khác phụ nữ bị tiểu đường ăn gạo lứt rất tốt cho sức khỏe, giúp hạn chế gia tăng đường huyết. Và bạn hoàn toàn có thể ăn gạo lứt thay thế gạo trắng nếu như đang cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho lành mạnh và ít calo.

Tuy nhiên, dù lợi ích dinh dưỡng mà gạo lứt đem lại cho chúng ta là rất lớn nhưng nếu trong quá trình bảo quản và chế biến không đúng cách thì nó cũng sẽ không đạt được kết quả tốt. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn về cách bảo quản và chế biến gạo lứt sao cho ăn vừa ngon miệng, vừa đem lại giá trị dinh dưỡng cao:

  • Gạo lứt cứng hơn gạo trắng nên cần ngâm nước trước khi nấu và nấu lâu.
  • Không nên vo gạo kỹ vì sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng có trong nó.
  • Thời gian bảo quản gạo tối đa là 4-5 tháng. Nếu để quá lâu sẽ có mùi hôi và  không giữ được đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Nên đảm bảo gạo sạch, không bị nhiễm chất hóa học hay chất bảo quản. Có như vậy thì nó mới là thực phẩm thật sự tốt cho sức khỏe.
  • Chỉ nên ăn gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần. Nếu ăn quá thường xuyên cũng không tốt cho sức khỏe.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn một bữa gạo lứt trong 1 ngày và tính toán khẩu phần ăn cho phù hợp vì dù sao trong gạo lứt vẫn chứa tinh bột. 
  • Không nên thần thánh hóa công dụng của gạo lứt. Đây chỉ là thực phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường chứ không có công dụng chữa bệnh tiểu đường. 

Hi vọng với câu trả lời trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không”. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cụ thể.

  • Bà bầu bị ho uống thuốc gì để khỏi bệnh?

  • Tiểu đường tuýp 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết và biến chứng

  • Mẫu thực đơn cho người tiểu đường chuẩn khoa học

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Nguy hiểm như thế nào với mẹ và bé!

  • Sự thật về câu hỏi: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

  • Nguyên nhân, dấu hiệu các giai đoạn và cách chữa tiểu đường

  • Các cách chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc Nam hiệu quả

  • Tìm hiểu về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

  • Bà bầu bị viêm họng phải làm sao?

  • Bí quyết xử lý khi bà bầu bị ho hiệu quả

  • Các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường dễ kiếm, dễ làm tại nhà

  • Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường bạn cần lưu ý

  • Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?

  • Cây chữa bệnh tiểu đường nào tốt?

  • Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì?

  • Tìm hiểu uống nước mía nhiều có bị tiểu đường không?

  • 5 cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh tiểu đường

  • Tiểu đường thai kỳ ăn sữa chua được không?

  • Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

  • Xét nghiệm tiểu đường – những thông tin quan trọng cần biết

  • Trẻ ho có ăn được thịt gà không?

  • Tại sao bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi?

  • Các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu bạn cần biết

  • Các loại bánh kẹo cho người tiểu đường thơm ngon, bổ dưỡng

  • Tiểu đường thai kỳ nên và không nên ăn hoa quả gì?

  • Tác hại của bệnh tiểu đường đến cơ thể như thế nào?

  • Cách dùng hột é trị bệnh tiểu đường hiệu quả

  • Giải đáp cho mẹ bầu: Tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

  • Cách dùng lá dứa chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

  • Cách đổi mmol/l sang mg/dl và ngược lại

  • Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?

  • Bà bầu bị viêm họng hạt nên chữa thế nào?

  • Top 7 thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch giúp tăng sức đề kháng

  • Trẻ ho ăn thịt bò được không?

  • Thuốc trị tiểu đường tốt nhất hiện nay

  • Lựa chọn sữa dành cho người tiểu đường thế nào?

  • Cách kiểm soát chỉ số tiểu đường trong bữa ăn hàng ngày

  • Bánh trung thu cho người tiểu đường an toàn, ngon miệng

  • Thuốc chống biến chứng tiểu đường: tên thuốc, cơ chế, tác dụng phụ

  • Bệnh tiểu đường thường gặp ở độ tuổi nào

  • Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

  • Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để kiểm soát đường huyết?

  • Tổng quan về insulin: Insulin là gì? Các loại insulin và cách dùng

  • Tiêu chí chọn thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng cho trẻ

  • Thức ăn cho người tiểu đường để kiểm soát bệnh hiệu quả

  • Hướng dẫn chọn máy đo tiểu đường và cách thử tại nhà

  • 15 loại thực phẩm tốt cho tim mạch không thể bỏ qua

  • Cách chữa tiểu đường bằng đậu bắp vô cùng hiệu quả

  • Chế độ ăn và kiêng cho người bị viêm họng như thế nào?

  • Biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

  • Cách trị bệnh tiểu đường bằng cây lược vàng

  • Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ từ chuyên gia

  • Bệnh tiểu đường ở trẻ em? Nguyên nhân, dấu hiệu chính xác nhất

  • Trẻ ho có ăn được tôm không?

  • Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

  • Trẻ ho nên ăn cháo gì để nhanh khỏi bệnh?

  • Các loại khoáng chất, vitamin tăng sức đề kháng cho bé

  • Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

  • Tiểu đường type 2: Khái niệm, biến chứng, cách điều trị, chế độ ăn uống

  • Bà bầu bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

  • Hướng dẫn cách tăng sức đề kháng cho bà bầu chuẩn nhất

  • Các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường cực hữu hiệu

  • Bài thuốc dùng lá xoài non chữa bệnh tiểu đường ít ai biết

  • Tìm hiểu: Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi nhưng mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết nhờ chế độ ăn uống và luyện tập. Gạo lứt từ trước đến nay được xem là thực phẩm phổ biến dành cho người muốn ăn kiêng, ăn chay. Vậy người mắc tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có được không? Đừng bỏ qua lời giải đáp trong bài viết dưới đây của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc nhé!

Lý do bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn gạo trắng?

Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, gạo trắng được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, dễ gây tăng đường huyết sau khi ăn nên gạo trắng có thể xem như “đối tượng” đứng đầu danh sách thực phẩm cần tránh cho người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa, người bệnh phải hoàn toàn kiên tinh bột vì nhịn tinh bột có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây hôn mê và tử vong.Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có được không

Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh chuyển sang sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng để đảm bảo vẫn có đủ tinh bột nhưng không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Vậy điều này có hẳn là đúng và khoa học?

Bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt?

Trước khi đưa ra lời khuyên rằng người tiểu đường thai kỳ có nên ăn gạo lứt hay không thì chúng ta cần hiểu rõ xem loại gạo này là gì và có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Bà bầu có nên ăn bún gạo lứt

Gạo lứt đỏ chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Thành phần dinh dưỡng

Gạo lứt còn gọi là gạo rắn, gạo lật, đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xay bỏ lớp cám gạo, chính vì thế gạo vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng. Gạo lứt về cơ bản có 3 loại: gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của gạo lứt bao gồm: Chất xơ, protein, mangan, niacin, axit pantothenic, thiamine, đồng, selen, magie, photpho, kẽm, carbs, chất béo. Hơn nữa, gạo lứt còn là một nguồn giàu riboflavin, sắt, kali và folate.

Với những thành phần kể trên, theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học thì gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.

Công dụng của gạo lứt với việc điều trị bệnh tiểu đường

Để theo dõi đo lường mức độ thực phẩm làm tăng nhanh lượng đường trong máu, người ta dùng chỉ số đường huyết GI (Glycemic index). Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với những thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp.

Bà bầu có nên ăn bún gạo lứt

Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có được không cần chú ý theo dõi chỉ số đường huyết GI trong máu

GI của gạo lứt là 68 ± 4, trên thang tính 100, trong khi gạo trắng sau khi xay, giã có chỉ số đường huyết là 73, thuộc sách thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Hơn nữa không giống như gạo lứt, gạo trắng có ít chất xơ, tiêu hóa nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, thay vào đó nên ăn các loại thực phẩm có GI thấp, nguồn protein và chất béo lành mạnh.

• Với hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt giúp làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột, tốt cho người ăn kiêng và tiểu đường thai kỳ, thậm chí tiểu đường type 2 cũng nên cắt hẳn gạo trắng, thay thành gạo lứt.

• Đối với người mới được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn 1, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì gạo lứt còn đóng vai trò làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thành tiểu đường type 2. Thông thường, do trong cơ thể bệnh nhân, nguồn cung cấp magie kém, các tế bào trở nên ít nhạy cảm hơn với hormone của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt insulin khiến lượng đường thừa sẽ đi vào máu làm tăng nguy cơ gây đái tháo đường. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bổ sung nhiều magie, insulin sẽ hoạt động tốt hơn, lượng đường trong máu cũng giảm. Chính vì trong gạo lứt có hàm lượng magie cao, do đó người mắc tiểu đường thai kỳ, người tiểu đường nên dùng gạo lứt là như vậy.

•  Bên cạnh đó, gạo lứt chứa các vitamin nhóm B và các chất kháng oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể.

•  Gạo lứt còn có các thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân tiểu đường như: biến chứng về tim mạch, đột quỵ, ung thư,..

• Gạo lứt chứa các chất xơ, carotenoid, phytosterol, acid omega 3, inositol, hexaphosphate (IP6)…Đây là các chất có tác dụng phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, giảm lượng triglyceride, tăng HDL, cholesterol tốt, tăng bài tiết chất béo,..giúp giảm nguy cơ bị biến chứng cấp tính về huyết áp, tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường.

•  Sterol và sterolin trong gạo lứt có tác dụng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch kháng vi khuẩn, virus, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa.

Bà bầu có nên ăn bún gạo lứt

Gạo lứt là thực phẩm có chỉ số GI thấp. hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt cho người mắc tiểu đường thai kỳ, người ăn kiêng

Ngoài ra gạo lứt chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng, do đó quá trình tiêu hóa diễn ra lâu hơn, cảm giác đói đến chậm hơn. Việc này giúp làm giảm ham muốn thèm ăn nên rất thích hợp với người ăn kiêng, người mắc tiểu đường.

Lưu ý cần biết khi sử dụng gạo lứt dành cho bệnh nhân tiểu đường

Về cách chế biến

Chế biến gạo lứt không quá khác so với các loại gạo thông thường, tuy nhiên gạo lứt ăn rất cứng nên cần ngâm trước khi nấu, nấu lâu. Gạo không cần vo quá kỹ vì như thế sẽ làm mất lượng lớn dinh dưỡng từ phần cám gạo.

Bảo quản

Gạo lứt chỉ bảo quản được 4 – 5 tháng, để lâu hơn gạo sẽ có mùi và không còn giữ được dinh dưỡng cần thiết.

Khác

• Gạo lứt có nhiều tác dụng tốt nhưng đó là khi đảm bảo gạo sạch, không chứa chất hóa học, chất bảo quản.

• Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần/tuần bởi dùng quá thường xuyên không mang lại nhiều lợi ích.

• Thực chất trong gạo lứt vẫn có chứa tinh bột nên người bị tiểu đường khi ăn cần tính toán kỹ khẩu phần, lượng calo nạp vào cơ thể. Một ngày chỉ nên ăn một bữa gạo lứt.

• Gạo lứt chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa và phòng chống tiểu đường chứ không có tác dụng chính là chữa bệnh tiểu đường.

Bà bầu có nên ăn bún gạo lứt

Gạo lứt tốt nhưng người mắc tiểu đường thai kỳ vẫn cần ăn theo chế độ và liều lượng hợp lý để không phản tác dụng

Với nội dung bài viết trên hẳn đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt có tốt không”. Gạo lứt thực sự tốt nhưng cần ăn theo khẩu phần, định lượng hợp lý với tình trạng bệnh của mỗi người. Do đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh cần kết hợp thêm những loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hay thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ổn định đường huyết.

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn xây dựng được thực đơn tiểu đường thai kỳ hợp lý, khoa học, vừa đảm bảo dưỡng chất cho mẹ bầu mà vẫn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận bên dưới, các chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giúp bạn nhận được câu trả lời một cách sớm nhất.