Bài 18 thực hành 2 hóa học 11 nâng cao năm 2024

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc file PDF Sách giáo khoa Hóa học 11 nâng cao (tải xuống miễn phí), nhằm giúp các bạn tra cứu nhanh lý thuyết, kiến thức và nội dung chương trình SGK Hóa học 11 nâng cao.

Mục lục Sách giáo khoa Hóa học 11 nâng cao: Chương 1: Sự điện li. Bài 1 Sự điện li. Bài 2 Phân loại các chất điện li. Bài 3 Axit, bazơ và muối. Bài 4 Sự điện li của nước pH Chất chỉ thị axit-bazơ. Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối. Bài 6 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài 7 Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bài 8 Thực hành Tính axit – bazơ Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Chương 2: Nhóm nitơ. Bài 9 Khái quát về nhóm nitơ. Bài 10 Nitơ. Bài 11 Amoniac và muối amoni. Bài 12 Axit nitric và muối nitrat. Bài 13 Luyện tập Tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ. Bài 14 Photpho. Bài 15 Axit photphoric và muối photphat. Bài 16 Phân bón hoá học. Bài 17 Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho. Bài 18 Thực hành Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Chương 3: Nhóm cacbon. Bài 19 Khái quát về nhóm cacbon. Bài 20 Cacbon. Bài 21 Hợp chất của cacbon. Bài 22 Silic và hợp chất của silic. Bài 23 Công nghiệp silicat. Bài 24 Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng. Chương 4: Đại cương về hoá học hữu cơ. Bài 25 Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ. Bài 26 Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ. Bài 27 Phân tích nguyên tố. Bài 28 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Bài 29 Luyện tập chất hữu cơ, công thức phân tử. Bài 30 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Bài 31 Phản ứng hữu cơ. Bài 32 Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. Chương 5: Hiđrocacbon no. Bài 33 Ankan: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp. Bài 34 Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí. Bài 35 Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng. Bài 36 Xicloankan. Bài 37 Luyện tập Ankan và xicloankan. Bài 38 Thực hành Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan. Chương 6: Hiđrocacbon không no. Bài 39 Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân. Bài 40 Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng. Bài 41 Ankađien. Bài 42 Khái niệm về tecpen. Bài 43 Ankin. Bài 44 Luyện tập Hiđrocacbon không no. Bài 45 Thực hành Tính chất của hiđrocacbon không no. Chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Bài 46 Benzen và ankylbenzen. Bài 47 Stiren và naphtalen. Bài 48 Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Bài 49 Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no. Bài 50 Thực hành Tính chất của một số hiđrocacbon thơm. Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol. Bài 51 Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. Bài 52 Luyện tập Dẫn xuất halogen. Bài 53 Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí. Bài 54 Ancol: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng. Bài 55 Phenol. Bài 56 Luyện tập Ancol, phenol. Bài 57 Thực hành Tính chất của một vài dẫn xuất halogen, ancol và phenol. Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic. Bài 58 Anđehit và xeton. Bài 59 Luyện tập Anđehit và xeton. Bài 60 Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính chất vật lí. Bài 61 Axit cacboxylic: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng. Bài 62 Luyện tập Axit cacboxylic. Bài 63 Thực hành Tính chất của anđehit và axit cacboxylic.

[ads]

Bản tường trình bài thực hành 2 hóa 11

Bài thực hành số 2 hóa 11

Bản tường trình bài thực hành 2 hóa 11: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho được VnDoc biên soạn là bài thực hành số 2 hóa 11, hướng dẫn các bạn học sinh biết cách làm bài thực hành số 2 cũng như biết cách viết tường trình bài thực hành 14 hóa học 11. Mời các bạn tham khảo.

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

  • Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho
  • Giải Hóa 11 Bài 14: Bài thực hành 2 Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric

Dụng cụ: 2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, kẹp gỗ, bộ giá thí nghiệm....

Hóa chất: dung dịch HNO3 đặc, dung dịch NaOH, Cu

Tiến hành thí nghiệm

Cho vào ống nghiệm 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc (68%)

Cho vào ống nghiệm 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng 15%

Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh đồng nhỏ. Nút 2 ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH

Đun nhẹ ống nghiệm 2

2. Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Dụng cụ:

Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.

Hóa chất:

tinh thể KNO3, hòn than

Tiến hành thí nghiệm:

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ KNO3

Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun để muối KNO3 nóng chảy hết

Lấy kẹp sắt kẹp 1 mẩu than gỗ bằng hạt ngô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi than nóng đỏ, cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3

3. Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

Cho các mẫu phân bón hóa học sau: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá đựng ống nghiệm

Hóa chất: nước, amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

Tiến hành thí nghiệm:

  1. Thử tính tan

Lấy mối loại một ít vào từng ống nghiệm riêng biệt.

Cho vào mỗi ống nghiệm 4 -5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.

  1. Phân biệt đạm amoni sunfat

Lấy 1 ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế được vào từng lọ riêng biệt.

Cho mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH.

Kẹp và đun trên ngọn lửa đèn cồn

  1. Phân biệt kali clorua và phân supephotphat kép

Lấy khoảng 1 ml dung dịch vừa pha chế của kali clorua vào 1 ống nghiệm và của supephotphat kép vào 1 ống nghiệm khác.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống.

II. Bản tường trình bài thực hành số 2 hóa 11

Họ và tên:

Lớp:

1. Dụng cụ, hóa chất

  1. Dụng cụ

Ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm xút, kẹp gỗ, bộ giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt

  1. Hóa chất

dung dịch HNO3 đặc, dung dịch HNO3 (loãng) 15%, dung dịch NaOH, tinh thể KNO3, dung dịch AgNO3, BaCl2, nước vôi trong, Cu kim loại, Phân bón: (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2

2. Nội dụng thí nghiệm

STTTên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngGiải thích phương trình phản ứng1

Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric

Cho vào ống nghiệm 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc (68%)

Cho vào ống nghiệm 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng 15%

Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh đồng nhỏ. Nút 2 ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH

Đun nhẹ ống nghiệm 2

Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

+ Ở ống 1: Có khí màu nâu đỏ bay lên, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh

+ Ở ống 2: Có khí bay lên ban đầu sau chuyển nhanh sang màu nâu đỏ, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh lam.

Ống nghiệm 1: HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh đã oxi hóa Cu kim loại thành Cu và bị khử thành NO2 có màu nâu đỏ

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Ống nghiệm 2: HNO3 loãng, nóng đã oxi hóa Cu và giải phóng khí NO là 1 khí không mài, sau đó NO bị oxi hóa thành khí NO2 có màu nâu đỏ.

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

Dung dịch ở trong ống nghiệm (1) và (2) đều có màu xanh lam của muối đồng

2

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ KNO3

Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun để muối KNO3 nóng chảy hết

Lấy kẹp sắt kẹp 1 mẩu than gỗ bằng hạt ngô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi than nóng đỏ, cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3

Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.

Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.

2KNO3 → 2KNO2 + O2↑

C + O2 → CO2

3

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

  1. Thử tính tan

Lấy mối loại một ít vào từng ống nghiệm riêng biệt.

Cho vào mỗi ống nghiệm 4 -5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.

  1. Phân biệt đạm amoni sunfat

Lấy 1 ml dd của mỗi loại phân bón vừa pha chế được vào từng lọ riêng biệt.

Cho mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dd NaOH.

Kẹp và đun trên ngọn lửa đèn cồn

  1. Phân biệt kali clorua và phân supephotphat kép

Lấy khoảng 1 ml dd vừa pha chế của kali clorua vào 1 ống nghiệm và của supephotphat kép vào 1 ống nghiệm khác.

Nhỏ dd AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống.

  1. Các mẫu phân đều tan và tạo dd không màu.
  1. Phân đạm amoni sunfat:

Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4 đưa giấy quỳ tím ẩm lên miệng ống nghiệm chuyển xanh.

  1. Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có xuất hiện kết tủa trắng chính là dd kali clorua (KCl)

Ống nghiệm không có kết tủa supephotphat kép (dung dịch Ca(H2PO4)2)

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

Ag+ + Cl- → AgCl↓

..............................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Nội dung bài thực hành hóa 8 bài 14 gồm 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

--------

Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ.

2. Không sử dụng tay tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm khi không có dụng cụ bảo hộ đi kèm

3. Bảo quản dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh nứt mẻ làm rơi vãi hóa chất ra ngoài ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình thao tác.

4. Không được sử dụng gas trong phòng thí nghiệm. Khi đun nấu hóa chất và dung dịch trong phòng thí nghiệm người dùng được khuyến khích sử dụng sản phẩm đèn cồn hoặc các sản phẩm bếp đun được vận hành bằng điện.

5. Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh.

6. Sử dụng sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.

VnDoc đã gửi tới bạn đọc bài thực hành 2 hóa 11 với nội dung hướng dẫn các bạn học sinh viết bản tường trình bài thực hành 2 hóa 11. Lưu ý các bạn học sinh có thể trình bày theo bảng chia thành 4 cột như trên, hoặc viết lần lượt từng thí nghiệm trình bày đủ 4 phần: Dụng cụ hóa chất, cách tiến hành, hiện tượng, giải thích viết phương trình.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • Bài tập Hóa học lớp 11: Nitơ - Amoniac - Muối amoni
  • Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.