Bài báo cáo tập sự hành nghề công chứng năm 2024

Việc báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BTP' onclick="vbclick('42A03', '150472');" target='_blank'>Thông tư 04/2015/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng.

Theo đó, việc báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng được quy định như sau:

1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:

  1. Số lượng, nội dung, cơ sở pháp lý và kết quả giải quyết các hồ sơ yêu cầu công chứng được công chứng viên hướng dẫn tập sự phân công;
  1. Kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề công chứng và kinh nghiệm thu nhận được từ quá trình tập sự;
  1. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự;
  1. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự (nếu có) và đề xuất, kiến nghị.

2. Báo cáo kết quả tập sự phải có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn tập sự và xác nhận bằng văn bản của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về quá trình và kết quả tập sự.

3. Trong trường hợp Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự và đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự thì Sở Tư pháp thực hiện đăng ký tham dự kiểm tra cho Người tập sự theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này; trường hợp Người tập sự chưa có yêu cầu tham dự kiểm tra thì Sở Tư pháp ghi nhận việc hoàn thành thời gian và các nghĩa vụ của Người tập sự vào Sổ theo dõi tập sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BTP' onclick="vbclick('42A03', '150472');" target='_blank'>Thông tư 04/2015/TT-BTP.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 quy định về sổ nhật ký tập sự, Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng như sau:

Sổ nhật ký tập sự, Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng
1. Người tập sự phải lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng để ghi lại các công việc hàng ngày thuộc nội dung tập sự mà mình đã thực hiện trong thời gian tập sự (Mẫu TP-TSCC-06). Sổ nhật ký tập sự có xác nhận hàng tuần của công chứng viên hướng dẫn tập sự và được tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự xác nhận khi kết thúc quá trình tập sự.
Trong trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự thì lập Sổ nhật ký tập sự đối với từng tổ chức hành nghề công chứng mà mình tập sự. Việc xác nhận của công chứng viên hướng dẫn tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự được thực hiện theo quy định tại khoản này.
.....

Thông qua quy định trên, người tập sự hành nghề công chứng phải lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng để ghi lại các công việc hàng ngày thuộc nội dung tập sự đã thực hiện trong thời gian tập sự.

Mặt khác, Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng phải có sự xác nhận của công chứng viên hướng dẫn tập sự hàng tuần và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.

Đồng thời phải lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng đối với từng tổ chức hành nghề công chứng nơi tập sự nếu người tập sự thay đổi nơi tập sự.

Bài báo cáo tập sự hành nghề công chứng năm 2024

Lập sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng như thế nào? Sổ nhật ký tập sự hành nghề công chứng dùng để làm gì? (Hình từ Internet)

Người tập sự hành nghề công chứng phải tập sự trong thời gian bao lâu?

Thời gian tập sự hành nghề công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 5 như sau:

Thời gian tập sự hành nghề công chứng
1. Thời gian tập sự hành nghề công chứng (sau đây viết tắt là thời gian tập sự) quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật Công chứng được tính từ ngày quyết định đăng ký tập sự hành nghề công chứng có hiệu lực.
2. Trong trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này thì thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Theo đó thời gian tập sự hành nghề công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 11 như sau:

Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
...

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày quyết định đăng ký tập sự hành nghề công chứng có hiệu lực.

Người tập sự được tạm ngừng tập sự hành nghề công chứng khi nào?

Theo quy định tại Điều 9 , người tập sự được tạm ngừng hành nghề công chứng khi thuộc các trường hợp như sau:

- Người tập sự nghỉ chế độ thai sản, vì lý do sức khỏe hoặc có lý do chính đáng khác. Người tập sự phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự, kèm theo giấy tờ chứng minh lý do cần tạm ngừng tập sự.

- Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà người tập sự không đề nghị thay đổi nơi tập sự.

Bên cạnh đó, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người tập sự tạm ngừng tập sự trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng tập sự.

Thời gian tạm ngừng tập sự hành nghề công chứng được xác định như sau:

- Người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng thì được tạm ngừng tập sự tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.

- Người có thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng thì được tạm ngừng tập sự tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng.

- Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự.

sẽ có hiệu lực từ ngày 20/11/2023

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.

Tổ chức hành nghề công chứng gồm những ai?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng là bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu công chứng viên?

Có 3.220 công chứng viên hành nghề trên cả nước. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, tính đến hết ngày 31/12/2022, cả nước có 3.220 công chứng viên hành nghề tại các phòng công chứng (PCC) và văn phòng công chứng (VPCC).

Lời chứng của công chứng viên là gì?

– Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng. – Căn cứ vào các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.