Bài giảng luật cạnh tranh 2023

Sáng 14/6/2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Cảnh sát cơ động số 04/2022/QH15. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Theo đó, Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/PL-UBTVQH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật gồm 5 Chương 33 Điều quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với CSCĐ. Trong đó, tiếp tục khẳng định và làm rõ chức năng của CSCĐ trong việc làm “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”; quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ, xác định nhiệm vụ chính của CSCĐ là “sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố”.

Bài giảng luật cạnh tranh 2023

Pháp luật cạnh tranh, theo cách hiểu phổ biến nhất bao gồm tất cả các quy định của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi kinh doanh của doanh nghiệp và cấu trúc thị trường. Pháp luật cạnh tranh bao gồm hai mảng chính. Mảng thứ nhất là việc ban hành và thực thi một tập hợp các quy định có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các quy định về gia nhập thị trường và đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia thị trường, tự do hóa về thương mại cũng như các quy định hiệu quả điều chỉnh các hoạt động kinh doanh ngành,… Mảng thứ hai là bao gồm các chế định pháp lý được ban hành để kiểm soát/ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi phản cạnh tranh và các can thiệp quá mức của Nhà nước vào việc điều tiết thị trường.

Trong thời gian qua, cùng với chính sách đổi mới, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia kinh doanh trên thị trường. Từ đó, cạnh tranh ngày càng trở nên mạnh mẽ trong mỗi ngành, mỗi lịch vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh, đã xuất hiện những hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh của đất nước.

Pháp luật cạnh tranh là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành được giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Luật, Học viện Tài chính. Do vậy, bài giảng gốc môn học Pháp luật cạnh tranh dành cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Luật và các chuyên ngành khác tại Học viện Tài chính được biên soạn nhằm cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật cạnh tranh, là tài liệu giảng dạy và học tập tại Học viện Tài chính.

Bài giảng gốc: Pháp luật cạnh tranh do tập thể các tác giả là các nhà khoa học, cán bộ giảng dạy của môn Luật kinh tế tài chính, Học viện Tài chính biên soạn, gồm:

- TS. Hoàng Thị Giang; TS.Tô Mai Thanh đồng chủ biên.

- PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh (PGĐ Học viện Khoa học xã hội); TS.Tô Mai Thanh, Ths.Phan Thị Liên Ngọc (Khoa Ngoại ngữ) đồng biên soạn chương 1.

Theo khoản 1 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện nêu tại mục 2 dưới đây được miễn 100% mức phạt tiền;

- Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện nêu tại mục 2 dưới đây lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

(Khoản 7 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018)

>> Xem thêm: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

2. Điều kiện được hưởng chính sách khoan hồng

Căn cứ khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018, việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng nêu tại mục 1 được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018;

- Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

- Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;

- Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.

* Lưu ý: 

- Quy định về miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng nêu tại mục 1 không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

- Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

(Khoản 4, 5 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018)

3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

3.1 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm:

(1) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

(2) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

(3) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

(4) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

(5) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.

(6) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

(7) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

(8) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

(9) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

(10) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

(11) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

3.2 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (1), (2), (3) nêu tại mục 3.1 giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (4), (5), (6) nêu tại mục 3.1 giữa các doanh nghiệp.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (7), (8), (9, (10), (11) nêu tại mục 3.1 giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (1), (2), (3), (7), (8), (9, (10), (11) nêu tại mục 3.1 giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Văn Trọng

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].