Bài tập cuối khóa module 1 môn Toán THCS violet

Mô đun 9 “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh. Khi tập huấn mô đun 9, giáo viên sẽ phải nộp Bài tập cuối khóa module 9 môn Toán để giảng viên chấm bài, cho điểm, là cơ sở để đánh giá quá trình tập huấn. Dưới đây là Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn Toán mà Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, mời các bạn tham khảo.

Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn Toán

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: SỐ 6

MÔN HỌC: TOÁN - LỚP 1

THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.

- Đọc, viết được số 6.

- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng là 6.

- Thực hiện tách, gộp 6.

2. Có cơ hội hình thành và phát triển:

- Năng lực: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; Giao tiếp toán học; Mô hình hóa toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ; trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ:

- Thiết bị: Máy vi tính, ti vi.

- Học liệu số: Bài PowerPoint, video hướng dẫn quy trình viết số 6, hình ảnh.

III. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ

Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới

a/ Mục tiêu: Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.

- Đọc, viết được số 6.

- Thực hiện tách số 6 theo yêu cầu.

b/ Nội dung:

- Học sinh quan sát hình ảnh giáo viên chia sẻ về nhóm một số đối tượng (6 số lượng) để có biểu tượng về số 6, nhận diện được số 6.

- Học sinh quan sát dãy số từ 1 đến 5 giáo viên chia sẻ để nhận biết vị trí, thứ tự của số 6 trong dãy số tự nhiên.

- Học sinh xem video quy trình viết số 6 giáo viên chia sẻ, thực hành viết số 6.

- Học sinh dựa vào hình ảnh gợi ý giáo viên chia sẻ, thực hiện việc tách số 6 theo yêu cầu.

b/ Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh: Xác định đúng các nhóm đồ vật có số lượng đến 6.

- Học sinh đọc - viết đúng số 6.

- Học sinh tách đúng số 6 theo yêu cầu.

c/ Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động học của học sinh/ sản phẩm mong đợi

Cách tiến hành:

* Hình thành số 6

- GV trình chiếu hình vẽ 6 con bướm và yêu cầu học sinh đếm: Có mấy con bướm?

GV trình chiếu tiếp hình vẽ 6 chấm tròn: Có mấy chấm tròn?

- GV giới thiệu bài: số 6

- Gv chiếu 2 nhóm đồ vật có số lượng 5 và 6 - Yêu cầu HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6.

* Đọc- viết số 6

- Gv chiếu số 6.

- GV chiếu tiếp dãy số từ 1 đến 6.

+Trong dãy số từ 1 đến 6 thì số 6 đứng sau số nào ?

- Gv cho HS xem video hướng dẫn quy trình viết số 6.

* Thực hiện tách số 6

- GV chiếu hình ảnh minh họa việc tách số 6.

- GV nhận xét việc tách số của học sinh.

- HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 con bướm.

- HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 chấm tròn.

- HS nhắc lại.

- HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6 (hình 2: có 6 cái mũ).

- HS nối tiếp đọc (cá nhân, nhóm, tổ): Số sáu.

- HS đọc các số từ 1 đến 6.

- Số 6 đứng sau số 5.

- HS xem và tự viết số 6 vào bảng con.

- HS quan sát, thực hiện tách số 6 theo hình ảnh.

- Học sinh lắng nghe, quan sát, nhận xét bạn.

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán; Lớp: 5

Thời lượng thực hiện: (số tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

Học xong bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nêu được cách tính diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

- Viết được công thức tính diện tích hình tam giác.

- Biết tính diện tích hình tam giác

Năng lực

- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực toán học:

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học: Suy luận được diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích hình tam giác.

+ Năng lực mô hình hóa toán học: Từ cách tính diện tích hình tam giác lập được công thức tính diện tích hình tam giác.

+ Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Suy luận từ hai hình tam giác ghép thành hình chữ nhật và đưa ra cách tính diện tích hình tam giác và giải bài tập.

+ Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua đặt và trả lời câu hỏi với giáo viên

+ Năng lực sử dụng phương tiện, công cụ học toán: sử dụng được thước êke, kéo để cắt ghép hai hình tam giác.

Phẩm chất

- Góp phần hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

* Giáo viên:

+ Máy tính (có hỗ trợ Camera và micro), sách giáo khoa, KHBD Poweroint

* Học sinh:

+ Sách giáo khoa, vở, chuẩn bị 2 hình tam giác giống nhau, kéo, thước.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu

- Nêu được cách tính diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

- Viết được công thức tính diện tích hình tam giác.

b) Nội dung:

- Hướng dẫn học sinh cắt ghép hình tam giác(slide 2,3)

- Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác(slide 4,5,6)

c) Sản phẩm

- Bài trình chiếu Poweroint

d) Tổ chức thực hiện

Tên hoạt động

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Mục tiêu:

- Nêu được cách tính diện tích hình tam giác bằng cách lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

- Viết được công thức tính diện tích hình tam giác.

*Slide 2: Hướng dẫn HS cắt ghép hình tam giác:

- Yêu cầu HS lấy 1 trong 2 hình tam giác giống nhau.

+ Vẽ một đường cao lên tam giác đó.

+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình.

*Slide 3:

+ Yêu cầu HS ghép hai mảnh hình 1, 2 vào hình tam giác còn lại(tùy HS muốn ghép như thế nào cũng được)

+ GV quan sát trên lớp xem HS ghép được hình gì(nếu dạy trực tuyến thì Y/c HS chụp hình mình ghép được gửi qua zalo)

*Slide 4:

Giúp HS so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép:

Hỏi:

+ Hãy so sánh cạnh DC của hình chữ nhật ABCD và độ dài đáy DC của hình tam giác EDC?

+ So sánh chiều rộng AB của hình chữ nhật ABCD với chiều cao EH của hình tam giác EDC?

+ So sánh diện tích hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.

Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác EDC:

*Slide 5:

- Gọi HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.

Nêu: Ta biết AD = EH thay EH cho AD thì diện tích hình chữ nhật ABCD:

DC x EH

- Diện tích hình tam giác EDC bằng nửa diện tích hình chữ nhật ABCD nên diện tích hình tam giác EDC là:

(DC x EH ) : 2

Hỏi:

+ DC là gì của hình tam giác ?

+ EH là gì của hình tam giác EDC?

+ Muốn tính diện tích hình tam giác EDC ta làm như thế nào?

* Slide 6:

- Gọi HS nêu quy tắc.

- GV y/c HS viết công thức và gọi tên các kí hiệu.

- Chuẩn bị 2 hình tam giác giống nhau

- HS vẽ đường cao lên tam giác

- Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình.

- HS ghép hai mảnh hình 1, 2 vào hình tam giác còn lại

- HS cho GV biết hình mà mình ghép được.

- Cạnh DC của hình chữ nhật ABCD bằng với độ dài đáy DC của hình tam giác EDC

-Chiều rộng AB của hình chữ nhật ABCD bằng với chiều cao EH của hình tam giác EDC

-Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.

- Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

DC x AD = DC x EH

- Diện tích hình tam giác EDC là:

- DC là độ dài đáy của hình tam giác EDC

- EH là đường cao của hình tam giác EDC

- Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho

- Nêu quy tắc

- Trong đó: S là diện tích; a độ dài đáy; h là chiều cao của hình tam giác.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu

Mẫu bài dạy minh họa môn Toán THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thây cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án môn Toán theo chương trình GDPT 2018 mới. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án minh họa môn Ngữ văn, Lịch sử THCS.

Kế hoạch bài dạy minh họa trong bài viết dưới đây là chủ đề Tứ giác, tiết 15 Hình chữ nhật thuộc Toán 8. Ngoài ra, thầy cô còn có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS. Sau đây là nội dung chi tiết mời các thầy cô cùng theo dõi:

Kế hoạch bài dạy môn Toán Mô đun 2

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA

Lớp 8: Chủ đề: Tứ giác

Thời lượng: 18 tiết

Tiết 15: HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Phẩm chất, năng lựcYCCĐSTT
1. Năng lực toán học

Năng lực tư duy và lập luận toán học

Sử dụng công nghệ để trình bày ý tưởng của nhóm một cách hợp lí.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về phép cộng và phép trừ các phân thức đại số + Thực hiện được việc lập luận hợp lí để tìm mối quan hệ giữa HCN, cHBH, HTC.

+ Lập luận hợp lí tìm ra tính chất của HCN, dấu hiệu nhận biết HCN, áp dụng vào tam giác vuông

(1)

Năng lực mô hình hóa toán học

+ Chuyển đổi lí thuyết trìu tượng vào hình chữ nhật cụ thể và bài toán cụ thể. Từ bài toán cụ thể khái quát lên định lí

+ Sử dụng được tính chất hình chữ nhật để tìm tâm của một tấm bảng hình chữ.

+ Áp dụng tính chất để vẽ bông hoa trong hình chữ nhật, cắt hoa bốn cánh.

(2)

Năng lực giao tiếp toán học

+ Phân tích, lựa chọn, tìm kiếm kiến thức liên quan trong bảng nhóm hay phiếu học tập cá nhân

+ Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận , tranh luận để tìm được mối quan hệ giữa HCN, HBH, HTC

+ Thảo luận, tranh luận để tìm ra được tính chất của HCN, Dấu hiệu nhận biết của HCN, áp dụng đưa được ra hai định lí ở tam giác vuông.

(3)

Năng lực sử dụng công cụ toán học và phương tiện toán học

+ Sử dụng linh hoạt Thước, com pa, bảng phụ hoạt động nhóm, máy tính, máy tính bỏ túi, phiếu hoạt động cá nhân, Bút dạ , SGK phù hợp để tìm kiếm thông tin, thảo luận, hay trình bày ý tưởng

(4)

Năng lực tính toán

+ ÁP dụng kiến thức về hình chữ nhật để tính nhanh cạnh, đường chéo

(5)

Năng lực công nghệ, tin hoc

+ Sử dụng công nghệ để trình bày ý tưởng của nhóm một cách hợp lí

(6)

Năng lực thẩm mỹ

+ Cách trình bày khoa học. rõ ý, đẹp

(7)

2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Tạo câu chuyện tình huống hợp lí trên các thông tin liên quan đến hình chữ nhật.

(8)

+Đặt các câu hỏi, dự kiến các tình huống để tìm kiếm khẳng định chính xác

(9)

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp, tổng hợp kiến thức theo sơ đồ tư duy.

(10)

+ Phân tích lời giải bài toán theo sơ đồ phân tích đi lên

(11)

3. Phẩm chất chủ yếu

Trung thực

+ Khách quan, công bằng, chính xác bài làm của nhóm mình và n hóm bạn

(12)

Trách nhiệm

+ Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, thảo luận chung của nhóm để xây dựng tinh thần tập thể, phong trào lớp.

(13)

Chăm chỉ

+ Chịu khó tìm tòi tài liệu, ham học hỏi

(14)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC- HỌC LIỆU:

+ Phiếu hoạt động cá nhân cho hoạt động 4,5.

+ Máy tính, máy chiếu, thước thẳng.

+ Bảng gỗ hình chữ nhật (hoạt động trải nghiệm)

+ Giấy trong HCN để kiểm tra tính chất đặt biệt của hình chữ nhật

+ Đồ dùng học theo bộ môn: SGK, nháp, thước, com pa (dùng trong các hoạt động)

+ Kéo, giấy màu thủ công (mỗi nhóm 20 tờ giấy màu) (Hoạt động trải nghiệm).

+ Bút dạ. (hoạt động nhóm, viết phiếu học tập).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động học(1 tiết)Mục tiêuNội dung dạy học trọng tâmPhương pháp, kĩ thuật dạy họcPhương pháp đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động.

(5 p)

(2)

(8)

Tạo hứng thú học, kích thích trí tò mò của học sinh

+ Tranh luận khoa học.

+ GV đánh giá sự hợp tác xây dựng không khí học tập, óc tư duy sáng tạo, áp dụng môn MT vào học toán

Hoạt động 2:

Hình thành định nghĩa Hình chữ nhật

(6p)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(9)

(12)

(14)

+ Đọc và biết biểu diễn kí hiệu cần thiết trên hình vẽ.

+ Đưa ra định nghĩa HCN.

+ Tìm được mối quan hệ giữa HCN với HBH và hình thang cân

+ Mô hình hóa toán học

+Tranh luận toán học.

+ Kĩ thuật KWL và KWLH.

+ Giải quyết vấn đề

+ Gv đánh giá ý thức hoạt động của HS, đánh giá ham học hỏi, kết quả hoàn thành, kết quả thuyết trình về phong cách, trình bày, lập luận

Hoạt động 3:

Tìm hiểu tính chất hình chữ nhật

(8 p)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(9)

(12)

(13)

(14)

+ Tìm hiểu tính chất hình chữ nhật dựa vào định nghĩa và mói quan hệ giữa HCN với HBH và HT cân.

+ Tìm tính chất dựa vào giấy trong hình chữ nhật.

+ Tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ tư duy

+ Mô hình toán học .

+ Kĩ thuật khăn phủ bàn.

+ Dạy học hợp tác, giải quyết vấn đề.

+ Khám phá.

+ Tranh luận toán học

+ Gv đánh giá ý thức hoạt động của HS, Sự hợp tác trong nhóm, kết quả tranh luận

Hoạt động 4:

Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết HCN

(8 p)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(9)

(12)

(13)

(14)

+Tìm dấu hiệu nhận biết HCN (phương pháp chứng minh HCN) dựa vào định nghĩa và mối quan hệ giữa HCN với HBH và hình thang cân. Thể hiện bằng sơ đồ tư duy

+ Giải quyết vấn đề.

+ Khám phá.

+ Tranh luận toán học

+ GV đánh giá

Ý thức hoạt động cá nhân của HS

(Chăm chỉ tìm tòi, sáng tạo, trình bày ý tưởng)

+ Tinh thần thanh luận toán học

Hoạt động 5:

Áp dụng tam giác vuông

(8 p)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(9)

(12)

(13)

(14)

+Biết cách sử dụng tính chất hình chữ nhật và dấu hiệu nhận biết HCN để đưa ra được hai định lí trong tam giác vuông về đường trung tuyến.

+ Tính độ dài cạnh huyền, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền, chhu vi của tam giác vuông cân.

+Tranh luận toán học.

+ Kĩ thuật KWL và KWLH.

+ Giải quyết vấn đề

+ GV đánh giá

Ý thức hoạt động cá nhân của HS

(Chăm chỉ tìm tòi, sáng tạo, trình bày ý tưởng)

+ Tinh thần thanh luận toán học

Hoạt động 6:

Hoạt động trải nghiệm

(5p)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(9)

(12)

(13)

(14)

+ Tìm điểm cách đều 4 đỉnh của một tấm gỗ hình chữ nhật để gắn đồng hò ở vị trí trung tâm

+ Thi cắt hoa 4 cánh đều nhau và đẹp, nhanh.

+Dạy học hợp tác

+ Giải quyết vấn đề

+ GV đánh giá

Ý thức hoạt động hợp tác của HS

(Chăm chỉ, sáng tạo, trình bày ý tưởng)

+ Tinh thần thanh luận toán học