Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Khác với chương trình hiện hành chỉ có đại số và hình học, chương trình mới của toán bao gồm: Số và đại số, Hình học và đo lường, đặc biệt là có thêm thống kê và Xác suất là một phần có ứng dụng rất lớn trong thực tiễn. Dù vậy, chương trình mới cũng mang đến một số khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập. Để giải quyết những khó khăn đó, VUI HỌC đã và đang mang đến cho người học:

+ Cấu trúc bài giảng: Mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập và củng cố, vận dụng

Nhờ vậy, các em có thể tiếp cận kiến thức thông qua các hoạt động một cách chủ động, sáng tạo: Từ đó, tự mình có thể phát hiện kiến thức một cách tự nhiên và nâng cao khả năng tự học, khám phá tri thức.

+ Video bài giảng không quá dài nhưng đầy đủ về kiến thức, cung cấp các dạng bài tập đa dạng cho học sinh với tiêu chí học sinh không bị chán nản, hay mệt mỏi.

+ Toán học không chỉ liên quan đến những con số, những phép tính cộng trừ nhân chia mà nó còn liên quan đến các môn học khác như: địa lí, lịch sử, sinh học,… thông qua các hoạt động, trò chơi giáo viên mang đến trong bài giảng.

+ Ngoài ra, giáo viên còn đưa đến cho học sinh các thông điệp, lối sống trở thành người tốt, người có ích: đọc sách, trồng cây xanh, ủng hộ miền Trung lũ lụt, xem các chương trình khoa học bổ ích, …

+ Bài tập thực tiễn khá đa dạng vì vậy trong bài giảng của VUI HỌC cũng cung cấp thêm các dạng khác nhau, cách tiếp cận bài toán đưa về kiến thức đã học giúp học sinh có thêm kĩ năng làm bài.

+ Cùng với bài giảng sẽ có các bài tập củng cố: cả trắc nghiệm lẫn tự luận giúp học sinh luyện tập, vận dụng kiến thức ngay lập tức, nắm chắc bài học.

Cấu trúc khoá học

  • 57 clip bài giảng chất lượng cao
  • Gần 1000 câu hỏi luyện tập
  • Chữa full bài tập SGK

Thời gian học

  • Học mọi lúc mọi nơi trong vòng 12 tháng kể từ ngày kích hoạt đăng kí học

Hỗ trợ

  • Luôn có thầy cô trợ giảng trợ giúp trong vòng 20 phút

Giải bài tập Toán lớp 6 – Kết nối tri thức

CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN

CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỪNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HỌC CƠ BẢN

CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

Toán lớp 6 Bài tập ôn tập cuối năm phần Hình học và đo lường trang 109 có đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập sách Kết nối tri thức. Lời giải sau đây giúp các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Mời các em học sinh cùng so sánh lời giải chi tiết.

Bài tập ôn tập cuối năm phần Hình học và đo lường

  • Bài 11 trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT
  • Bài 12 trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT
  • Bài 13 trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Bài 11 trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Có tất cả bao nhiêu đường thẳng đi qua ít nhất 2 trong 5 điểm dưới đây? Em hãy kể tên các đường thẳng đó?

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Gợi ý đáp án:

Có tất 5 đường thẳng đi qua ít nhất 2 trong 5 điểm. Tên các đường thẳng là: AB; BE; BC; BD; AE.

Bài 12 trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

Một mảnh đất hình chữ nhật có kích thước 50 m x 30 m. Trên mảnh đất đó, người ta làm 1 lối đi xung quanh rộng 2 m, diện tích còn lại dùng để trồng rau. Hỏi diện tích trồng rau là bao nhiêu mét vuông?

Gợi ý đáp án

Chiều dài khu vực trồng rau là 50 - 2 = 48(m).

Chiều rộng khu vực trồng rau là 30 - 2 = 28(m).

Diện tích trồng rau là có số mét vuông là:

48.28 = 1344 (m2)

Bài 13 trang 109 Toán lớp 6 Tập 2 KNTT

a. Em hãy vẽ một tam giác tùy ý rồi dùng thước đo góc để đo các góc của tam giác đó.

b. Tính tổng các số đo của ba góc và so sánh với kết quả của bạn khác.

Chú ý: Nếu vẽ tam giác quá nhỏ thì sẽ khó đo góc.

Gợi ý đáp án:

a. Vẽ hình:

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Góc CAB có số đo là 40 độ

Góc ABC có số đo là 50 độ

Góc ACB có số đo là 90 độ

b. Tổng ba góc trong tam giác là: 180 độ bằng với kết quả của các bạn khác.

Các em học sinh tham khảo Toán lớp 6 Cánh Diều Toán lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo có lời giải chi tiết cho từng bài học trên lớp để các em học sinh tham khảo chuẩn bị cho chương trình sách mới. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Nếu quý thầy cô bấm vào nút Tải xuống không được vui lòng , click vào nút như hình ở trên bản xem thử giúp em. Xin lỗi quý thầy cô về sự bất tiện này, web sẽ cập nhật lại.

Loạt bài Giải sách bài tập Toán lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1 và Tập 2 hay, chi tiết được biên soạn bám sát sách bài tập Toán lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Toán 6.

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

  • Bài 31. Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm
  • Ôn tập chương 7
  • Bài 36. Góc
  • Bài 37. Số đo góc
  • Ôn tập chương 8

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 1: Tập hợp

Bài 1.1 trang 6 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số. Trong các số: 7; 15; 106; 99, số nào thuộc và số nào không thuộc tập S? Dùng kí hiệu để trả lời.

Lời giải:

Vì S là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số nên tập S là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 100.

Do đó: S = {x| x là số tự nhiên và 9 < x < 100}.

Nhận thấy: 15; 99 là phần tử của S, 7; 106 không là phần tử của S

Vậy: 7 ∉ S; 15 ∈ S; 106 ∉ S; 99 ∈ S.

Bài 1.2 trang 6 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Cho hai tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}. Trong các phần tử a, d, t, y, phần tử nào thuộc tập A, phần tử nào thuộc tập B? Phần tử nào không thuộc tập A, phần tử nào không thuộc tập B. Dùng kí hiệu để trả lời.

Lời giải:

Với tập hợp A = {a; b; c} và B = {x; y}.

+) Với phần tử a: a ∈ A, a ∉ B

+) Với phần tử d: d ∉ A, d ∉ B

+) Với phần tử t: t ∉ A, t ∉ B

+) Với phần tử y: y ∉ A, y ∈ B

Bài 1.3 trang 6 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập C các chữ cái tiếng việt trong từ “THĂNG LONG”.

Lời giải:

Các chữ cái trong từ “THĂNG LONG” gồm T, H, Ă, N, G, L, O, N, G.

Trong các chữ cái trên, chữ N, G xuất hiện hai lần, nhưng khi biểu diễn tập hợp thì ta chỉ cần viết một lần

Tập hợp C các chữ cái tiếng việt có trong từ “THĂNG LONG” là:

C = {T, H, Ă, N, G, L, O}

Vậy C = {T, H, Ă, N, G, L, O}.

....................................

....................................

....................................

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 2: Cách ghi số tự nhiên

Bài 1.8 trang 9 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Một số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 9. Đó là số nào?

Lời giải:

Gọi chữ số đơn vị của số cần tìm là a (a ∈ N, 0 ≤ a ≤  9)

Giả sử chữ số hàng đơn vị là 1, vì chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 9 do đó chữ số hàng chục là: 1 + 9 = 10, điều đó không xảy ra.

Nếu chữ số hàng đơn vị lớn hơn 1 thì chữ số hàng chục lớn hơn 10, điều đó không xảy ra.

Vì thế a = 0 hay chữ số hàng đơn vị là 0

Chữ số hàng chục là: 0 + 9 = 9

Vậy số cần tìm có hai chữ số là 90.

Bài 1.9 trang 9 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 3. Hãy mô tả tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử của nó.

Lời giải:

Gọi số tự nhiên có hai chữ số là

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Vì chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 3 nên   nên ta có bảng sau:

b

3

4

5

6

7

8

9

a

0

1

2

3

4

5

6

Loại vì a khác 0

Chọn

Chọn

Chọn

Chọn

Chọn

Chọn

Các số tự nhiên có hai chữ số thỏa mãn là: 14; 25; 36; 47; 58; 69

Do đó tập hợp A được viết: A = {14; 25; 36; 47; 58; 69}.

....................................

....................................

....................................

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Bài 1.22 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy vẽ tia số và biểu diễn các số 7 và 11 trên tia số đó.

Lời giải:

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Trên hình vẽ, điểm A biểu diễn số 7, điểm B biểu diễn số 11.

Bài 1.23 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Mỗi điểm E, F, G trên hình 1.2 biểu diễn số nào?

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Lời giải:

Ta nhận thấy điểm 10 cách O hai đoạn thẳng nên mỗi đoạn thẳng cách nhau là 5 đơn vị

+) Điểm E cách O bốn đoạn thẳng nên điểm E biểu diễn số 20

+) Điểm F cách O bảy đoạn thẳng nên điểm F biểu diễn số 35

+) Điểm G cách O chín đoạn thẳng nên điểm G biểu diễn số 45

Bài 1.24 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Khi đi đường, nếu trông thấy cột cây số như hình 1.3, em hiểu còn phải đi bao nhiêu cây số nữa để đến Sơn La? Hãy mô phỏng Quốc lộ 6 kể từ cột Km0 đến Sơn La bằng cách vẽ một tia số có gốc ứng với cột Km0, trên đó ghi rõ điểm ứng với cột km 134 và điểm ứng với cột mốc Sơn La (không cần chính xác về khoảng cách).

Ghi chú: Dòng chữ “km 134” trên cột cây số cho biết nơi đó cách điểm bắt đầu của Quốc lộ 6, tức cột km0 là 134 km.

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

Lời giải:

Ta có 1 cây số = 1 km

+ Quan sát cột số em thấy ghi Sơn La 168 km hay vị trí đặt cột số cách Sơn La 168 km. Vậy em cần phải đi thêm 168 cây số nữa để đến Sơn La. 

+ Kí hiệu O là điểm gốc (nơi có cột km0), S là điểm ứng với cột mốc tại Sơn La và H là điểm ứng với cột cây số đã cho trong hình trên. (H ứng với km134)

Ta có tia số:

Bài tập hình học 6 Kết nối tri thức

(Tìm km ở vị trí S bằng cách từ 134 đếm (cộng) thêm 168, được 302).

....................................

....................................

....................................

Giải sách bài tập Toán lớp 6 Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Bài 1.29 trang 15 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Áp dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh:

a) 21 + 369 + 79;               b) 154 + 87 + 246.

Lời giải:

a) 21 + 369 + 79 = (21 + 79) + 369 = 100 + 369 = 469

b) 154 + 87 + 246 = (154 + 246) + 87 = 400 + 87 = 487

Bài 1.30 trang 15 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng:

a) 1 597 + 65            b) 86 + 269

Lời giải:

a) 1 597 + 65 = 1 597 + (3 + 62) = 1 597 + 3 + 62 = (1 597 + 3) + 62 = 1 600 + 62 

= 1 662

b) 86 + 269 = 86 + (14 + 255) = 86 + 14 + 255 = (86 + 14) + 255 = 100 + 255 = 355 

Bài 1.31 trang 16 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống:

Tính nhẩm bằng cách thêm vào số hạng này và bớt ở số hạng kia cùng một số:

a) 197 + 2 135;          b) 1 989 + 74

Lời giải:

a) 197 + 2 135 = (197 + 3) + (2 135 – 3) = 200 + 2 132 = 2 332.

b) 1 989 + 74 = (1 989 + 11) + (74 – 11) = 2 000 + 63 = 2 063.

..............................

..............................

..............................